Thứ hai 18/11/2024 01:38
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Hướng chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu quay trở lại quỹ đạo

18/08/2023 09:20
Sau ba năm gián đoạn vì đại dịch, chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần quay trở lại quỹ đạo. Thực tế cho thấy, các hoạt động và nhu cầu sau dịch đang có những chuyển biến đáng kể.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Các yếu tố vĩ mô tác động tới chuỗi cung ứng

Trong vòng hơn 20 năm qua, thế giới đã chứng kiến tốc độ nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa. Tốc độ này chỉ chậm lại sau khi đại dịch nổ ra và các căng thẳng địa chính trị diễn ra trong vài năm trở lại đây. Điều này đã khiến hầu hết các quốc gia phải xem xét và hướng trọng tâm về an ninh và bảo hộ mậu dịch. Các chính phủ đang tìm cách thúc đẩy sản lượng sản xuất trong nước và bảo vệ các ngành trọng yếu như năng lượng, thực phẩm, hay khoáng sản và công nghệ tiên tiến, ví dụ như chất bán dẫn hay sản xuất xe điện (EVs).

Song song với đó, biến động địa chính trị đã ảnh hưởng đến dòng vốn quốc tế đổ vào thị trường bất động sản nói chung. Đồng thời ảnh hướng đến một số những loại hình bất động sản cụ thể như logistics, nhà xưởng hay sản xuất trên khắp các khu vực Bắc Mỹ, châu Âu hay châu Á Thái Bình Dương.

Những yếu tố này đã tác động tới sự thay đổi của chiến lược lựa chọn địa điểm đặt nhà máy sản xuất từ “offshoring” sang các khái niệm khác như “reshoring”, “nearshoring” hay “friendshoring”. Có thể hiểu, “offshoring” là khi một doanh nghiệp khai sinh ở một quốc gia nhưng lại đặt dây chuyền sản xuất, hay sử dụng các nguồn lực từ một quốc gia khác để phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh của mình. Trái ngược, “reshoring” hay “nearshoring” được lý giải là xu hướng đưa sản xuất về chính quốc hoặc gần chính quốc.

Khu vực Bắc Mỹ

“Khả năng phục hồi” đã thành một từ khóa quan trọng đối với các đơn vị quản lý chuỗi cung ứng tại Bắc Mỹ. Tuy nhiên, chi phí hiện vẫn là yếu tố quan trọng nhất được đưa ra khi lựa chọn địa điểm sản xuất và lưu trữ. Mặc dù các cơ hội liên quan đến “nearshoring” đã tăng lên trong những năm gần đây – đặc biệt dành cho nhưng đơn vị sản xuất tại khu vực Đông Bắc Á. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Mỹ vẫn tận dụng phương án offshoring tại những khu vực này để hưởng lợi từ giá lao động thấp hơn.

Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022 có thể làm thay đổi chiến lược này. Các công ty của Mỹ thuộc các lĩnh vực trọng yếu, ví dụ như năng lượng xanh, công nghệ sạch, đang được cung cấp một khoản trợ cấp lớn và giảm thuế để chuyển địa điểm. Những ưu đãi tương tự cũng được Chính phủ tung ra thông qua CHIPS và Khoa học (Đạo luật khuyến khích sản xuất bán dẫn cho nước Mỹ), được ban hành để giảm sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào việc nhập khẩu chất bán dẫn từ Đài Loan và Hàn Quốc. Theo đó, Đạo luật này đi kèm gói ngân sách 280 tỷ USD, trong đó riêng các khoản chi để kích thích ngành sản xuất chất bán dẫn trong nước lên tới 39 tỷ USD, cùng 13,2 tỷ USD dành cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.

Chính sách này đã góp phần thúc đẩy sự bùng nổ hoạt động xây dựng các nhà máy sản xuất tại Mỹ. Các công ty như TSMC, Intel vàn Samsung đã thông báo kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại quốc gia này và hơn 20 nhà máy sản xuất xe điện dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2026.

Khu vực châu Âu

Phần lớn nhu cầu cho nhà kho tại châu Âu đã bị sụt giảm vì đại dịch cũng như sự phát triển của bán lẻ trực tuyến. Tuy nhiên, trong trung hạn, an ninh chuỗi cung ứng và nhu cầu đầu tư vào các công nghệ xanh sẽ tạo ra sức ảnh hưởng lớn về nguồn cầu kho vận tại khu vực này.

“Nearshoring”, do đó, được sử dụng nhằm tạo thêm cơ hội đầu tư bất động sản tại Đông Âu, đặc biệt tại những quốc gia hợp tác chiến lược với Liên minh châu Âu (EU) và đồng thời sở hữu lợi thế về lượng nhân công lớn và giá rẻ.

Việc nhấn mạnh vào việc bảo vệ chuỗi cung ứng này sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa chậm đối với nhu cầu về kho bãi và nhà máy sản xuất tại thị trường bất động sản thương mại.

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Trung Quốc hiện vẫn là “công xưởng của thế giới” và chiếm khoảng 30% sản lượng toàn cầu. Quốc gia này sở hữu những lợi thế cạnh tranh nổi bật như cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, trình độ nhân lực cao và có khả năng hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, việc giá lao động Trung Quốc tăng cao khiến thị trường này không còn thu hút như trước, đặc biệt khi các ưu đãi để các doanh nghiệp quay trở lại đặt nhà máy tại chính quê hương đang được tính đến. Hiện nay, các công ty nước ngoài, ví dụ như Apple, đã giảm bớt việc thành lập các nhà máy mới ở Trung Quốc.

Khi tìm kiếm những lựa chọn ngoài Trung Quốc để di chuyển các nhà máy sản xuất, Việt Nam nổi lên như một điểm đến lý tưởng với khoảng cách địa lý gần, nhân công có tay nghề với chi phí cạnh tranh và cơ sở hạ tầng đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ.

Ảnh minh họa
Ông Thomas Rooney, Quản lý Cấp cao, Bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Hà Nội

Cơ hội này đã đem lại một vài thay đổi tích cực đối với thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Theo ông Thomas Rooney, Quản lý Cấp cao, Bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Hà Nội cho biết: “Chỉ số Quản lý thu mua (PMI) dây chuyền sản xuất và Chỉ số Sản xuất công nghiệp tại Việt Nam đều có sự gia tăng tích cực trong những tháng đầu năm 2023. Thị trường tiếp tục ghi nhận những thương vụ đầu tư lớn và các hoạt động cơ bản đang diễn ra khá sôi nổi”. Tuy nhiên, tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay dẫn tới việc suy giảm tổng cầu. Từ đó đặt ra bài toán khiến Nhà nước cần giải quyết kịp thời và kết hợp đưa ra các biện pháp dự phòng để thúc đẩy kinh tế phát triển hơn.

Về triển vọng trong tương lai gần, ông Thomas nhận định từ giờ tới cuối năm 2023, các giao dịch sẽ vẫn tiếp tục được diễn ra và tình trạng nguồn cung vẫn rất dồi dào. Đối với nguồn cung nhà xưởng xây sẵn, sức hút của các tỉnh như Hải Phòng sẽ ngày càng tăng trong mắt các nhà đầu tư cũng như khách thuê. Ngoài ra Bắc Ninh cũng đang là một lựa chọn lý tưởng cho các khách thuê trong và ngoài nước cũng như các chủ đầu tư phát triển kho xưởng xây sẵn, khi thành phố này đã vươn lên là địa phương xếp thứ ba trong việc thu hút vốn FDI.

Nhìn chung, sự chuyển dịch về chuỗi cung ứng toàn cầu tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng cũng đem lại những thách thức nhất định. Do đó, thị trường Việt Nam cần nắm bắt xu hướng và tiếp cận cơ hội một cách đầy đủ và nhanh chóng, từ đó có thể tận dụng tốt nhất và bứt phá.

Nguyên An

Tin bài khác
Hyundai lần đầu có lãnh đạo không mang quốc tịch Hàn Quốc

Hyundai lần đầu có lãnh đạo không mang quốc tịch Hàn Quốc

Lần đầu tiên người không mang quốc tịch Hàn Quốc giữ vị trí lãnh đạo cao nhất tại Hyundai, phản ánh sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy quản trị của tập đoàn.
Central Retail đạt doanh thu 27.628 tỷ đồng tại Việt Nam sau 9 tháng

Central Retail đạt doanh thu 27.628 tỷ đồng tại Việt Nam sau 9 tháng

Central Retail ghi nhận doanh thu 9 tháng tại Việt Nam đạt 27.628 tỷ đồng, dù giảm nhẹ, tập đoàn vẫn sẽ mở rộng với kế hoạch khai trương nhiều siêu thị mới.
Giá cổ phiếu giảm sâu, Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%

Giá cổ phiếu giảm sâu, Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%

Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024, chi 67.5 tỷ đồng, ngày giao dịch không hưởng quyền 24/11, thanh toán 05/12, khẳng định tăng trưởng ổn định.
Sở hữu 174.6 triệu cổ phiếu Eximbank, Tập đoàn GELEX làm ăn thế nào?

Sở hữu 174.6 triệu cổ phiếu Eximbank, Tập đoàn GELEX làm ăn thế nào?

Tập đoàn GELEX, là doanh nghiệp lớn, vừa nâng sở hữu Eximbank lên 10% vốn điều lệ, phản ánh chiến lược phát triển trong các lĩnh vực thiết bị điện, KCN, BĐS.
Vừa mới thành lập Quang Kim JSC đã chi 310 tỷ mua cổ phiếu VIB

Vừa mới thành lập Quang Kim JSC đã chi 310 tỷ mua cổ phiếu VIB

Mới thành lập chưa đầy 6 tháng, Quang Kim JSC đã chi 310 tỷ đồng để sở hữu 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Liệu đây có là chiến lược và tham vọng của công ty này.
PVN đạt doanh thu “khủng” hơn 820 nghìn tỷ, nộp ngân sách 129,15 tỷ đồng

PVN đạt doanh thu “khủng” hơn 820 nghìn tỷ, nộp ngân sách 129,15 tỷ đồng

Tập đoàn Dầu khí (PVN) đạt doanh thu hơn 820 nghìn tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2024, vượt 10% so với cùng kỳ, hoàn thành kế hoạch tài chính trước 3 tháng.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Chiến thắng của ông Trump có thể mở ra lối thoát cho TikTok tại Mỹ

Chiến thắng của ông Trump có thể mở ra lối thoát cho TikTok tại Mỹ

Sự trở lại của ông Trump có thể mang lại hy vọng cho TikTok khi bị đe dọa cấm tại Mỹ. Dù từng phản đối lệnh cấm này, các động thái của Trump có thể là yếu tố quyết định số phận TikTok.
Tập đoàn Vingroup tách VinFast, thành lập công ty mới vốn gần 2,500 tỷ đồng

Tập đoàn Vingroup tách VinFast, thành lập công ty mới vốn gần 2,500 tỷ đồng

Vingroup tách VinFast thành công ty con mới, Công ty Đầu tư và Phát triển VinFast, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng toàn cầu của VinFast.
Cổ phiếu MSH tăng mạnh sau tin tạm ưng cổ tức 35% bằng tiền

Cổ phiếu MSH tăng mạnh sau tin tạm ưng cổ tức 35% bằng tiền

Cổ phiếu Công ty May Sông Hồng (HOSE: MSH) tăng mạnh lên 52,500 đồng/cp vào 14/11, cao nhất từ tháng 6/2022, sau thông tin tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền.
Chuyển giao công nghệ và liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp địa phương Bình Phước

Chuyển giao công nghệ và liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp địa phương Bình Phước

Đến ngày 30/9, tỉnh Bình Phước đã thu hút được 423 dự án FDI từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
VinGroup và ông Phạm Nhật Vượng cam kết rót 85 nghìn tỷ đồng cho VinFast

VinGroup và ông Phạm Nhật Vượng cam kết rót 85 nghìn tỷ đồng cho VinFast

Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng cam kết tài trợ mạnh mẽ cho VinFast với nguồn vốn lên tới 85 nghìn tỷ đồng trong hai năm tới, nhằm hỗ trợ sự phát triển bền vững và giảm áp lực tài chính ngắn hạn.
Tập đoàn  FLC sẽ chấm dứt 14 siêu dự án bất động sản

Tập đoàn FLC sẽ chấm dứt 14 siêu dự án bất động sản

Tập đoàn FLC đang đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn, buộc phải chấm dứt 14 dự án bất động sản và đối diện với nợ thuế đất lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Thế Giới Di Động dự chi 1.700 tỷ đồng thưởng Tết, mỗi nhân viên 28 triệu

Thế Giới Di Động dự chi 1.700 tỷ đồng thưởng Tết, mỗi nhân viên 28 triệu

Thế Giới Di Động dự chi gần 1.700 tỷ đồng thưởng Tết, với mức thưởng bình quân 28 triệu đồng/người, gấp 2,5 lần năm ngoái, nhờ kết quả kinh doanh khả quan.
Cổ phiếu Samsung chạm đáy trước áp lực thuế mới từ chính quyền ông Trump

Cổ phiếu Samsung chạm đáy trước áp lực thuế mới từ chính quyền ông Trump

Nhà phân tích Lee Min-hee cho rằng nguy cơ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tăng thuế nhập khẩu với hàng Trung Quốc được coi là thách thức lớn với Samsung.