Hỗ trợ DNNVV chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19: Thu hẹp khoảng cách từ chính sách tới thực thi
- Vấn đề
- 13:43 08/12/2020
DNHN - Sáng 8/12, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức “Diễn đàn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19: Thu hẹp khoảng cách từ chính sách tới thực thi”.
Từ cuối năm 2019, thế giới chứng kiện đại dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng tới 235 quốc gia, vùng lãnh thổ với trên 65 triệu ca nhiễm và đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 1,5 triệu người trên thế giới tính đến đầu tháng 12/2020. Để hạn chế sự lây lan, các quốc gia trong đó có Việt Nam buộc phải áp dụng các biện pháp phòng dịch mạnh mẽ như đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội, hạn chế các đường bay trong nước và quốc tế. Tác động kép từ sự lây lan dịch bệnh cùng các biện pháp phòng dịch đã tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Để hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong giai đoạn này Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn và khôi phục hoạt động.
Để góp phần thúc đẩy hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ đã được ban hành và tăng cường năng lực tiếp cận các gói chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, VCCI phối hợp cùng UNDP tổ chức Diễn đàn này. Diễn đàn với hai nhóm nội dung chính là: Rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ đại dich Covid-19 đã được ban hành và thực tế triển khai các chính sách này; và Thảo luận về giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ tác động Covid-19.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, đại dịch COVID-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu từ cuối tháng 1/2020 đã tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến cuối tháng 3/2020, đã có khoảng 65,5% doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên; 35,3% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, 34% doanh nghiệp phải cắt giảm lương nhân công lao động và 34,5% doanh nghiệp phải cho doanh nghiệp nghỉ việc không lương.
Ông Lộc nhấn mạnh, theo ước tính nếu dịch COVID-19 kéo dài đến hết năm 2020, sẽ có khoảng 39,3% doanh nghiệp phá sản. Tính đến cuối tháng 10/2020, hơn 70 nghìn doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động và đóng cửa, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể và ảnh hưởng tới hơn 31 triệu người lao động.
Theo ông Lộc, đây là lúc Chính phủ, các bộ, ngành địa phương và cả cộng đồng doanh nghiệp cần nhìn lại để thấy rõ hơn thực trạng tác động của đại dịch đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nói riêng. Thu hẹp khoảng cách từ chính sách tới thực thi chính là cách để đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa thể chế pháp luật hiện hành; để có những chính sách hỗ trợ bám sát thực tiễn, đáp ứng đúng nguyện vọng và sự trông đợi của số đông doanh nghiệp.
Cũng tại dễn đàn bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh “Diễn đàn Chính sách hôm nay đã tập hợp chính phủ, doanh nghiệp và Liên hợp quốc lại để hiểu rõ hơn về cách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng phức tạp và khủng hoảng chồng nhau của COVID-19, lũ lụt và hạn hán chưa từng có. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các chính sách và khuyến khích để thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ như một động lực trong việc xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ và chống chịu hơn.”
Diễn đàn với sự tham dự của đại diện các cơ quan nhà nước liên quan tới việc thực thi chính sách hỗ trợ và đông đảo các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp đã góp phần nhanh chóng nhận diện khó khăn thực tế của việc thực thi các chính sách đã được ban hành. Các bên sẽ cùng thảo luận đề ra các giải pháp phù hợp với bối cảnh hiện tại.
Các kiến nghị tại diễn đàn sẽ được VCCI và UNDP tổng hợp và chuyển tới Chính phủ và các cơ quan nhà nước liên quan.
Gia Minh
Tin liên quan
#dịch Covid-19

Business Insider: Câu chuyện chống dịch của Việt Nam xứng đáng được nêu gương và ghi nhận nhiều hơn nữa
Theo trang tin Business Insider, mặc dù có chung đường biên giới với quốc gia nơi bùng phát dịch bệnh, nhưng câu chuyện thành công của Việt Nam là một điều đáng tuyên dương và là hình mẫu cho nhiều quốc gia phải học hỏi.

Nền kinh tế Nhật Bản lần đầu suy thoái kể từ cú ngã hồi năm 2009
Tính cả năm 2020, nền kinh tế Nhật Bản suy thoái 4,8%, đưa tin nền kinh tế Nhật Bản lần đầu tiên thu hẹp quy mô kể từ hồi năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Hà Nội yêu cầu đóng cửa tất cả quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê từ 0h ngày 16/2 để phòng dịch
Để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ 0h ngày 16-2, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa tất cả quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê.

Hải Phòng: Đón Tết an toàn vui tươi, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được tăng cường
Kể từ 12h hôm nay 06/02/2021, công dân ra hoặc đi vào TP.Hải Phòng phải có Giấy xác nhận của UBND cấp xã, phường nơi cư trú.

Dự báo về dịch Covid-19 và bức tranh kinh tế toàn cầu trong năm 2021
Trái với kỳ vọng về năm 2021 tươi sáng hơn, dự báo của các định chế tài chính ngay trong tuần đầu tiên của năm nay cho thấy bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm.

Lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, có thể bị tù từ 1- 5 năm
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM Lê Thanh Liêm đã ký văn bản khẩn gửi các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện trên địa bàn về việc tăng cường thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.
Đọc thêm Vấn đề
Không ta tự làm khó ta, khổ dân
Đại dịch Covid-19 là một thách thức và thảm họa y tế và kinh tế, đặt ra nhiều vấn đề chưa từng có cho cả thế giới và Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Đề án Quy hoạch điện VIII
Làm sao có thể thực hiện tốt Quy hoạch điện VIII trong tình hình hiện nay là nhu cầu điện vẫn tăng trưởng với tốc độ cao nhưng nguồn năng lượng sơ cấp ngày càng khan hiếm?
Luân canh tôm - lúa bền vững ở Kiên Giang
Việc chuyển đổi đất trồng lúa ven biển kém hiệu quả sang mô hình luân canh tôm - lúa bền vững là chủ trương đúng đắn của tỉnh và đang phát huy hiệu quả cao.
Kiên Giang: Phát triển đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025
Một trong những mục tiêu được ngành Xây dựng Kiên Giang đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là triển khai thực hiện phát triển đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo các Đề án phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Ngành cơ khí Việt Nam: Cần tiếp tục tháo gỡ "điểm nghẽn"
Là một trong bốn ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam, thế nhưng trong nhiều năm qua, ngành cơ khí vẫn đang loay hoay tìm cách tồn tại, cho dù đã được hỗ trợ bằng nhiều cơ chế, chính sách...
Phú Thọ: Dân bức xúc vì xe chở vật liệu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Đã nhiều ngày nay, tình trạng xe ben, xe tải chở vật liệu thuộc khu vực cảng Công ty Giấy Bãi Bằng, trên tuyến Tỉnh lộ 323 thuộc địa bàn xã An Đạo, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ khiến người dân vô cùng bức xúc vì bụi bẩn.
Nỗi lo ô nhiễm ở đảo ngọc Phú Quốc
Là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, mang trong mình nhiều tiềm năng, Phú Quốc đang trên đà chứng tỏ vị thế của mình. Thế nhưng, vấn đề ô nhiễm môi trường ở hòn đảo này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến nhiều người lo lắng.
"Làn sóng Covid-19 thứ 3 của Việt Nam đã đạt đỉnh, nhiều khả năng sẽ kết thúc cuối tháng 3-2021"
Ngày 27-1, làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 3 tại Việt Nam bắt đầu, khi có 2 ca lây nhiễm cộng đồng được phát hiện ở Hải Dương và Quảng Ninh. Ngày 28/1 có thêm 91 ca lây nhiễm cộng đồng, ngày 29/1 thêm 61 ca.
Kiên Giang: Tập trung phát triển du lịch biển, đảo
Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo, thời gian qua, Kiên Giang thu hút nhiều nhà đầu tư vào loại hình du lịch này. Nhờ vậy du lịch biển, đảo Kiên Giang đang trở thành thương hiệu, sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách.
TP HCM: Vẫn còn người dân không đeo khẩu trang ở nơi công cộng
Bất chấp dịch bệnh Covid-19, một số người dân ở TP.HCM vẫn lơ là không đeo khẩu trang nơi công cộng.