Theo chỉ số Hộ chiếu Henley theo dõi các hộ chiếu du lịch thân thiện nhất kể từ năm 2006, đã cho ra bảng xếp hạng và phân tích mới nhất của năm nay. Do chỉ số này không tính đến các hạn chế tạm thời, Nhật Bản một lần nữa đứng đầu bảng xếp hạng với hộ chiếu được miễn thị thực tại 193 điểm đến trên thế giới. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, trong quý đầu năm 2021, các hoạt động dịch chuyển quốc tế chỉ đạt 12% mức trước đại dịch, đồng nghĩa với “khoảng cách giữa khả năng tiếp cận du lịch trên lý thuyết và thực tế, ngay cả với những hộ chiếu cấp cao vẫn còn đáng kể”.
Trong thực tế hiện nay, những chủ sở hữu hộ chiếu Nhật Bản theo lý thuyết có thể đặt chân đến gần 80 địa điểm, ngang bằng với chỉ số của Ả Rập Xê Út ở vị trí 71 (trong khi Ả Rập được phép tiếp cận du lịch tại 58 điểm đến). Top 10 hộ chiếu hầu như không thay đổi so với nửa cuối năm khi Singapore tiếp tục ở vị trí thứ hai (với số điểm 192) và Hàn Quốc đối đầu với Đức ở vị trí thứ ba (với số điểm là 191). Một lần nữa, trong điều kiện thực tế, người có hộ chiếu Singapore hiện có thể đi tới ít hơn 75 điểm đến (tương đương với xếp hạng chỉ số của Kazakhstan, tụt xuống vị trí thứ 74).
Sự trỗi dậy của Trung Quốc và UAE
Thậm chí ngay cả các quốc gia đã xử lý khá thành công dịch bệnh trong nước cũng như phân bổ vaccine vẫn chịu những hạn chế du lịch. Vương quốc Anh và Hoa Kỳ cùng với Thụy Sĩ, Bỉ và New Zealand đều suy giảm quyền lực hộ chiếu kể từ khi cùng giữ vị trí đầu bảng vào năm 2014. Trên lý thuyết, người có hộ chiếu Anh và Mỹ được phép lui tới 187 địa điểm trên toàn cầu nhưng sự thực là chưa đầy 60 nơi hiện mở cửa cho du khách đến từ Anh, với Hoa Kỳ con số này là 61.
Như thường lệ, 10 cái tên sáng giá còn lại trong chỉ số Hộ chiếu đến từ khu vực Châu Âu. Phần Lan, Ý, Luxembourg, Tây Ban Nha đứng vị trí thứ tư; Áo, Đan Mạch xếp thứ năm trong khi Pháp, Ireland, Netherlands, Bồ Đào Nha và Thụy Điển đồng hạng sáu. Về phương diện tự do đi lại, thành công nhất trong thập kỷ qua là Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Kể từ năm 2011, Trung Quốc đã tăng 22 hạng từ vị trí 90 đến hạng 68, khối UAE càng nổi bật hơn tăng đột biến từ 65 lên vị trí 15. Hai quốc gia trên ngày càng củng cố chặt chẽ quan hệ ngoại giao ngoài thế giới nhằm đưa công dân của mình tiếp cận dễ dàng với 174 điểm đến so với con số 67 khiêm tốn cách đây một thập kỷ.
Bất bình đẳng hộ chiếu
Christian H. Kaelin, chủ tịch của Henley & Partners cho biết: “Nhiều quốc gia đã rất khó khăn trong xử lý cuộc khủng hoảng toàn cầu và ưu tiên duy trì trạng thái kiểm soát trong nước, hạn chế mở cửa với nước ngoài. Chủ nghĩa biệt lập ngày càng tăng và sự phi toàn cầu hóa chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả sâu sắc đối với nền kinh tế thế giới và làm giảm đáng kể tính di động toàn cầu”. Không những vậy, hiện trên thế giới gia tăng tình trạng bất bình đẳng hộ chiếu trong kỷ nguyên mới.
Những người giữ tấm hộ chiếu Nhật Bản được miễn thị thực hoặc cấp thị thực tại điểm đến nhiều hơn 167 điểm đến so với công dân Afghanistan dưới cùng của bảng xếp hạng bởi họ chỉ được ghé thăm 26 điểm mà không cần thị thực. Đó là một khoảng cách lớn vẫn luôn tồn tại giữa các quốc gia kể từ khi chỉ số này ra đời.
Robert Maciejewski, CEO của Văn phòng Y tế Gia đình Thụy Điển cho biết: “Áp dụng rộng rãi hộ chiếu Covid là một thực tế hậu đại dịch. Tuy nhiên có rất ít khả năng triển khai hộ chiếu Covid ở hầu hết các quốc gia dân chủ ngay cả khi thực hiện các nghĩa vụ pháp lý để được cấp quyền. Không có hộ chiếu sẽ dẫn đến hạn chế quyền tự do trong du lịch và cả cuộc sống hàng ngày”. Kaelin của Henley chỉ ra: “Do sự chênh lệch toàn cầu về các chương trình tiếp cận và triển khai vaccine, hộ chiếu Covid chắc chắn sẽ làm gia tăng thêm bất bình đẳng hộ chiếu trên toàn thế giới”.
IATA, Hiệp hội Thương mại Hàng không toàn cầu hoan nghênh các quốc gia cho phép khách du lịch đã tiêm chủng bỏ qua giai đoạn cách ly, đồng thời cho rằng tự do du lịch nên được phổ cập hậu đại dịch. Wille Walsh, Tổng giám đốc của IATA chỉ ra: “Dữ liệu cho thấy không nên hạn chế những khách du lịch đã tiêm phòng và sàng lọc giúp mở ra biên giới an toàn cho những người không được tiêm chủng”. Báo cáo của Henley cũng bình luận về cách tiếp cận theo chủ nghĩa bảo hộ được nhiều Chính phủ áp dụng nhằm đối phó với đại dịch, trong đó nếu nhiều quốc gia thực hiện hợp tác sẽ mang lại tác động có lợi hơn trên toàn cầu.
Top 10 hộ chiếu quyền lực nhất năm 2021:
1. Nhật Bản (193 điểm đến)
2. Singapore (192)
3. Đức, Hàn Quốc (191)
4. Phần Lan, Ý, Luxembourd, Tây Ban Nha (190)
5. Áo, Đan Mạch (189)
6. Pháp, Ireland, Netherlands, Bồ Đào Nha, Thụy Điển (188)
7. Bỉ, New Zealand, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ (187)
8. Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta, Norway (186)
9. Úc, Canada (185)
10. Hungary (184)
Top 10 hộ chiếu “lép vế” nhất
108. Triều Tiên (39 điểm đến)
109. Nepal (38)
110. Các lãnh thổ vùng Palestinian (37)
111. Somalia (34)
112. Yemen (33)
113. Pakistan (32)
114. Syria (29)
115. Iraq (28)
116. Afghanistan (26)
Một số chỉ số khác
Henley & Partner là một trong số các chỉ số do các công ty tài chính tạo ra nhằm xếp hạng hộ chiếu toàn cầu theo quyền truy cập điểm đến của công dân các nước. Chỉ số Hộ chiếu Henley dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi IATA, bao trùm 199 hộ chiếu các nước và 227 địa điểm du lịch. Chỉ số này cập nhật theo thời gian thực qua các năm và thay đổi khi các chính sách thị thực mới có hiệu lực.
Chỉ số của Arton Capital's xem xét hộ chiếu của 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và sáu vùng lãnh thổ gồm có Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông, Kosovo, Palestinian và Vatican.
TL