
Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%
Trước kiến nghị của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam nhằm hỗ trợ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi Việt Nam, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét, xử lý kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có ý kiến chỉ đạo: Bộ Tài chính chủ trì với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét, xử lý kiến nghị của hiệp hội trong sửa đổi các văn bản liên quan về thuế nhập khẩu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định pháp luật.

Trước đó, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu đậu tương từ 2% xuống 0%. Hiện nay, giá thức ăn chăn nuôi (TACN) tăng cao kỷ lục không ổn định, dẫn đến giá thành sản xuất cao. Ngành chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ giảm mạnh về sản lượng và tổng đàn do chi phí thức ăn tăng cao, nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm, thủy sản trên thị trường rất yếu.
Khô đậu tương là nguyên liệu chính trong công thức sản xuất cám heo và thủy sản. Theo Hiệp hội, trong sản xuất TACN công nghiệp, nguyên liệu thường chiếm khoảng 85% - 90% giá thành. Hiện nay, giá bán, sức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi rất thấp. Tình trạng này đã khiến khoảng 45-50% trang trại lớn treo chuồng và khoảng 70-75% gia trại và số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá bán thấp hơn nhiều so với giá thành chăn nuôi. Giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành TACN trong nước với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cũng theo Hiệp hội, nếu khô đậu tương tiếp tục giữ thuế nhập khẩu 2% mà không có sự can thiệp, hỗ trợ của Chính phủ sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng trong ngành chăn nuôi.T
heo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, việc giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% là giải pháp cấp bách nhất hiện nay để hỗ trợ ngành chăn nuôi.
Ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, sau dịch tả lợn châu Phi, dịch Covid-19, ngành chăn nuôi tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng chiến tranh Nga – Ukraine. Chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy, phí logislics tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi cao kỷ lục trong thời gian dài, làm tăng giá thành chăn nuôi. Trong khi nhu cầu tiêu dùng giảm, giá bán ra thị trường giảm gây thua lỗ lớn cho toàn ngành chăn nuôi.
Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, nguyên liệu thường chiếm khoảng 85-90% giá thành. Bởi vậy, giá thức ăn chăn nuôi dễ bị tác động dây chuyền khi nguồn cung nguyên liệu có biến động tăng.
Các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm 2022 đều tăng so với năm 2021 từ 10-27%, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc.
Theo báo cáo của Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế, Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam là thị trường thức ăn chăn nuôi hàng đầu Đông Nam Á và tiệm cận top 10 thế giới.
Tổng sản lượng đạt 21-22 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2018-2022. Trong đó, khô đậu tương là mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2, khoảng 5 triệu tấn/năm.
Bích Phương t/h
- Sẽ điều tra trực tuyến 64 đơn vị khối doanh nghiệp từ ngày 1/4
- Mua bán và sáp nhập ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn rẻ
- Elon Musk: Hiểu biết về trí tuệ nhân tạo của Bill Gates còn hạn chế
- Các startup cần chú ý đến những điều gì trong quản lý nhân sự?
- 1,7 triệu thuê bao đã thực hiện việc chuẩn hóa thông tin cá nhân
Cùng chuyên mục


Doanh nghiệp vùng phía Bắc, Bắc Trung Bộ tìm kiếm nguồn hàng và thúc đẩy thị trường

Đóng cửa sân bay Điện Biên từ ngày 15/4 để xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên

Tiếp nhận đề nghị miễn trừ phòng vệ thương mại với một số sản phẩm thép nhập khẩu

Hàng giả, hàng kém chất lượng đổ về "tràn ngập" chợ nông thôn

Việt Nam nhập khẩu gần 2 tỷ USD gỗ nguyên liệu trong năm 2022
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản