Thứ sáu 13/06/2025 14:23
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Hàng hiệu LVMH và Hermes tăng trưởng mạnh nhờ thị trường Trung Quốc

17/04/2023 17:14
Người tiêu dùng Trung Quốc đang nắm một lượng tiền tiết kiệm lớn, và đây có thể sẽ là nhân tố thúc đẩy doanh thu thị trường hàng hiệu ở nước này.
“Hermes sẽ luôn có lợi hơn nền kinh tế” vì nhu cầu cho những chiếc túi Kelly và Birkin của hãng này luôn vượt quá cung
Gần đây, giá trị vốn hóa thị trường của Hermes cũng đã vượt mốc 200 tỷ USD lần đầu.

Người tiêu dùng mua sắm tại Trung Quốc đã chi tiêu một cách rất mạnh tay từ đầu năm đến nay, vung tiền mua các mặt hàng xa xỉ từ Hermes và LVMH sau khi Trung Quốc mở cửa hoàn toàn trở lại.

Kết quả xuất sắc trong quý đầu tiên của hai công ty đã dập tắt mối lo ngại rằng người tiêu dùng giàu có Trung Quốc đã mất đi sở thích đối với những chiếc túi xách và trang sức đắt tiền trong thời kỳ đại dịch.

Cổ phiếu của LVMH liên tục tăng giá trong thời gian qua, đưa chủ sở hữu của Christian Dior và Tiffany trở thành một trong mười công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới trong tuần này, đồng thời giúp CEO Bernard Arnault trở thành người giàu nhất thế giới theo xếp hạng của tạp chí Forbes.

Theo Hãng tin Bloomberg, trong phiên giao dịch ngày 13/4, tài sản của ông Arnault tăng thêm 12 tỉ USD, lên gần 210 tỉ USD. Đây là kỷ lục tài sản mới và là ngày tăng tài sản nhiều thứ hai của tỉ phú Pháp. Tài sản của Arnault bỏ xa ông chủ Twitter Elon Musk, với chỉ 180 tỉ USD.

Thương hiệu lớn nhất của LVMH là Louis Vuitton đã vượt mốc doanh thu 22 tỉ USD vào năm ngoái. LVMH cho biết doanh thu tại Trung Quốc của các thương hiệu thời trang xa xỉ như Louis Vuitton, Christian Dior và Celine đã tăng hơn 30% trong quý 1 năm nay so với cùng kỳ 2022.

LVMH và Hermes tăng trưởng mạnh nhờ thị trường Trung Quốc
LVMH đã tăng trưởng mạnh nhờ thị trường Trung Quốc.

Gần đây, Louis Vuitton bổ nhiệm nhạc sĩ Pharrell Williams làm giám đốc sáng tạo, một động thái gây chú ý trên các phương tiện truyền thông.

Không chịu thua kém, doanh số quý đầu của Hermes International cũng cho thấy toàn bộ danh mục sản phẩm trên mọi khu vực đều tăng trưởng trên 10%.

Theo bà Zuzanna Pusz - nhà phân tích tại UBS Group AG, “Hermes sẽ luôn có lợi hơn nền kinh tế” vì nhu cầu cho những chiếc túi Kelly và Birkin của hãng này luôn vượt quá cung. Gần đây, giá trị vốn hóa thị trường của Hermes cũng đã vượt mốc 200 tỷ USD lần đầu.

Đối với bà, đây là 2 cái tên hàng đầu trong ngành hàng xa xỉ. Còn lại một số thương hiệu khác như Salvatore Ferragamo, Burberry hay Swatch... sẽ được xếp vào nhóm kém hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng Trung Quốc.

Đặc biệt, Gucci của Kering đang phải trải qua quá trình chuyển đối sau khi bổ nhiệm một nhà thiết kế tương đối ít tên tuổi làm nhà thiết kế chính. Còn lại các thương hiệu cùng nhà như Saint Laurent và Balenciaga dự kiến báo cáo doanh thu quý I vào ngày 25/4 sắp tới.

Theo tờ Wall Street Journal, nhiều nhà đầu tư cổ phiếu xem việc nắm giữ cổ phiếu các công ty hàng hiệu châu Âu là một phương thức tốt để hưởng lợi từ thói quen mua sắm hào phóng của tầng lớp giàu có ở Trung Quốc - những người càng hào hứng với việc mua sắm hơn bao giờ hết sau 3 năm đất nước đóng cửa để chống Covid.

Người tiêu dùng Trung Quốc đang nắm một lượng tiền tiết kiệm lớn, và đây có thể sẽ là nhân tố thúc đẩy doanh thu thị trường hàng hiệu ở nước này trong thời gian còn lại của năm nay.

Theo ước tính của ngân hàng Bank of America, trong năm 2022, tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình ở Trung Quốc tăng thêm 7,9 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1,15 nghìn tỷ USD theo tỷ giá hối đoái hiện tại và cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ.

Người tiêu dùng Trung Quốc trong và ngoài nước chiếm khoảng một phần ba tổng chi tiêu cho hàng xa xỉ cá nhân trước Covid-19. Theo Jonathan Siboni, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Kering cho biết, sẽ mất ít nhất hai năm để chúng trở lại mức đó. Nó sẽ tiếp tục tăng tốc và rất có tiềm năng làm cho thị trường khổng lồ này bùng nổ hơn nữa. Hiện tại, người tiêu dùng Trung Quốc đang tận hưởng hương vị tự do mới và một số tiền tiết kiệm được của họ có thể được chi cho trải nghiệm xa xỉ. Có thể thấy ngành công nghiệp hàng xa xỉ đã chứng tỏ được khả năng trụ vững đáng ngạc nhiên dù kinh tế thế giới ảm đạm

Phương Linh (t/h)

Tin bài khác
Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Dù Ấn Độ được dự báo vào top 3 thị trường hàng không hành khách và hàng hóa lớn nhất thế giới vào năm 2030, sự cố này là lời cảnh báo rõ ràng: tăng trưởng phải đi cùng năng lực quản trị, an toàn và niềm tin toàn cầu.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo khi Israel bất ngờ không kích Iran, khiến giá dầu tăng vọt và các nhà đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro, tìm đến nơi trú ẩn như vàng và đồng franc Thụy Sĩ.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Tuyên bố mới của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế đơn phương trong hai tuần tới đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc: chứng khoán Mỹ giảm điểm, USD suy yếu, trong khi vàng tăng giá.
Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu nhích lên sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt đồng thuận sơ bộ tại London, giúp xoa dịu căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn thận trọng trước dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ trong phiên đầu tuần nhờ lực kéo từ Amazon và Alphabet, trong khi nhà đầu tư dõi theo tiến triển từ vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung tại London.
Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Chỉ số S&P 500 đang giằng co quanh mốc tâm lý 6.000 điểm, khi giới đầu tư chưa tìm thấy chất xúc tác đủ mạnh để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và bất ổn thương mại.
Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng năm thứ 4 liên tiếp

Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng năm thứ 4 liên tiếp

Các ngân hàng trung ương toàn cầu duy trì mua ròng vàng năm thứ tư liên tiếp, giữa làn sóng phi đô la hóa và lo ngại gia tăng về rủi ro chính trị từ Mỹ.
Chứng khoán Mỹ giằng co giữa lo ngại vì dữ liệu kinh tế yếu

Chứng khoán Mỹ giằng co giữa lo ngại vì dữ liệu kinh tế yếu

Thị trường chứng khoán Mỹ giằng co sau khi dữ liệu kinh tế yếu hơn kỳ vọng, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và tác động lan rộng từ chính sách thuế quan của ông Donald Trump.
Chứng khoán Mỹ tiếp nối đà tăng, USD phục hồi nhờ tín hiệu tích cực

Chứng khoán Mỹ tiếp nối đà tăng, USD phục hồi nhờ tín hiệu tích cực

Chứng khoán Mỹ đang phản ứng linh hoạt theo từng dấu hiệu từ Nhà Trắng. Dù tâm lý đầu tư ngắn hạn có cải thiện, rủi ro vẫn hiện hữu nếu các cuộc đàm phán thương mại không mang lại kết quả cụ thể.
Người Nhật đổ xô mua gạo giá rẻ, chính phủ "tung" thêm nguồn dự trữ

Người Nhật đổ xô mua gạo giá rẻ, chính phủ "tung" thêm nguồn dự trữ

Giá gạo tăng vọt khiến người dân Nhật Bản đổ xô mua gạo giá rẻ từ dự trữ quốc gia. Chính phủ nước này tuyên bố sẵn sàng tung toàn bộ kho để bình ổn thị trường.
Chứng khoán Mỹ phục hồi, cổ phiếu công nghệ “dẫn sóng” nhờ AI

Chứng khoán Mỹ phục hồi, cổ phiếu công nghệ “dẫn sóng” nhờ AI

Thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi sau phiên đầu tuần, bất chấp căng thẳng thương mại vẫn tiềm tàng rủi ro. Cổ phiếu công nghệ, dẫn đầu bởi Nvidia, tiếp tục “dẫn sóng” nhờ kỳ vọng vào AI.
OPEC+ tăng sản lượng dầu vào tháng 7 để hỗ trợ ổn định thị trường

OPEC+ tăng sản lượng dầu vào tháng 7 để hỗ trợ ổn định thị trường

OPEC+ quyết định tăng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày trong tháng 7 nhằm bình ổn thị trường giữa bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu và áp lực từ chính sách thuế quan của Mỹ.
Chứng khoán Mỹ ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 2023

Chứng khoán Mỹ ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 2023

Thị trường chứng khoán Mỹ vừa ghi nhận tháng tăng điểm mạnh nhất kể từ cuối năm 2023, khi Tổng thống Donald Trump quyết định tạm hoãn thuế quan và kỳ vọng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt.
Quỹ đầu cơ Trung Quốc “bắt đáy” tháng 4, lợi nhuận 10 năm gần 1.500%

Quỹ đầu cơ Trung Quốc “bắt đáy” tháng 4, lợi nhuận 10 năm gần 1.500%

Bất chấp thị trường lao dốc vì chiến tranh thương mại, quỹ đầu cơ Evolution Asset Management của Trung Quốc đã mạnh tay “bắt đáy” hồi tháng 4, và đạt mức lợi nhuận gần 1.500% sau 10 năm.
Hoa Kỳ dự kiến áp thuế 8,35% đối với vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ dự kiến áp thuế 8,35% đối với vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa công bố kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam, với mức thuế dự kiến áp dụng tạm thời là 8,35%.