Giá bạc hôm nay 9/7/2025: Giá bạc trong nước và thế giới cùng giảm nhẹ Hà Nội siết chặt kỷ cương trật tự xây dựng: Sẽ xử lý nghiêm cá nhân buông lỏng quản lý |
Thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Kỳ họp thứ 25 của HĐND TP Hà Nội đang diễn ra, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã báo cáo về những kết quả quan trọng và toàn diện mà Thủ đô đã đạt được trong những tháng đầu năm. Hà Nội đã tập trung triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều nhiệm vụ mang tính chiến lược như Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Thủ đô năm 2024, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Đây là những văn bản pháp lý và định hướng quy hoạch "xương sống" cho sự phát triển của Hà Nội trong nhiều thập kỷ tới.
![]() |
Hà Nội cụ thể hóa quy hoạch lớn nằng các dự án trọng điểm. |
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, công tác phê duyệt quy hoạch đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Đến nay, thành phố đã phê duyệt 83/83 đồ án quy hoạch đô thị, bao gồm: 5/5 đồ án quy hoạch chung đô thị vệ tinh, 3/3 đồ án quy hoạch chung thị trấn sinh thái, 11/11 đồ án quy hoạch chung thị trấn, thị tứ. Đặc biệt, 38/38 đồ án quy hoạch phân khu đô thị trung tâm và 26/26 đồ án quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh đã được hoàn tất phê duyệt. 13/13 đồ án quy hoạch xây dựng cũng đã được thông qua.
Không chỉ dừng lại ở quy hoạch tổng thể, Hà Nội còn đi sâu vào các quy hoạch chuyên biệt, có tính chất định hình tương lai đô thị. UBND thành phố đã phê duyệt 4 đồ án quy hoạch quan trọng: Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; 2 quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống (những dự án mang tính biểu tượng, mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô); và Quy hoạch bến bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cùng với đó, 4 quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc quan trọng cũng đã được ban hành, bao gồm Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc chung TP. Hà Nội, Khu phố cổ, Khu phố cũ, và Quy chế quản lý kiến trúc công trình cao tầng khu vực nội đô. Chất lượng quy hoạch ngày càng được nâng cao, kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững.
Đặc biệt, việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị phía Tây Vành đai 4 (gồm 3 phân đoạn) và Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao Sinh học Hà Nội (tỷ lệ 1/2.000) cho thấy định hướng phát triển rõ ràng, ưu tiên các lĩnh vực công nghệ cao, hiện đại, tạo môi trường nghiên cứu, làm việc và cơ sở hạ tầng đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Về định hướng 6 tháng cuối năm 2025, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài đề nghị tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù mà Bộ Chính trị và Quốc hội đã ưu tiên dành cho thành phố để cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý Nhà nước về quy hoạch, đất đai, đô thị, môi trường. TP sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như Vành đai 4; tuyến đường sắt đô thị metro số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo), metro số 5 (Văn Cao – Hòa Lạc) và 6 cây cầu lớn (Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát, Ngọc Hồi, Trần Hưng Đạo, Vân Phúc).