Bài liên quan |
Giá tiêu hôm nay 13/11: Giá tiêu giảm mạnh |
Giá tiêu hôm nay 14/11: Giá tiêu thế giới tiếp tục giảm |
Giá tiêu hôm nay 15/11: Tiếp tục giảm mạnh tại thị trường trong nước và quốc tế |
Giá tiêu hôm nay 16/11: Giá tiêu trong nước tăng 500 - 1.000 đồng, dao động từ 138.000 - 139.000 đồng |
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay trong nước tiếp tục duy trì xu hướng tăng nhẹ tại một số khu vực, dao động từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại Đắk Lắk, giá tiêu được thu mua ở mức 139.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Tại Chư Sê (Gia Lai), giá tiêu đạt 138.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại Đắk Nông và Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận mức giá 139.000 đồng/kg và 138.500 đồng/kg, lần lượt tăng 500 đồng và 1.000 đồng/kg.
Riêng Bình Phước giữ mức ổn định ở 138.000 đồng/kg, trong khi Đồng Nai tăng nhẹ lên 138.500 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước tuần qua cho thấy sự phục hồi đáng kể sau khi giảm xuống mức 135.000 đồng/kg do ảnh hưởng từ tỷ giá USD tăng cao. Nhiều người bán đang chuyển vốn sang đầu tư vào cà phê, loại nông sản đang bước vào vụ thu hoạch chính, làm giảm áp lực nguồn cung. Tuy nhiên, sự hạn chế trong nguồn cung đã giúp giá tiêu giữ ổn định, tăng hơn 70% so với đầu năm và gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
Bảng giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước 16/11/2024 |
Giá hồ tiêu thế giới
Giá tiêu hôm nay tại thị trường thế giới được được cập nhật từ Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), cụ thể như sau:
Tiêu đen Lampung của Indonesia giao dịch ở mức 6,476 USD/tấn, giảm 0,59%, và tiêu trắng Muntok đạt 9,063 USD/tấn, giảm 0,58%. Tại Brazil, giá tiêu đen ASTA 570 duy trì ở mức 6,000 USD/tấn.
Trong khi đó, tại Malaysia, giá tiêu trắng đạt 10,500 USD/tấn, giữ mức ổn định. Ở Việt Nam, giá tiêu đen loại 500 g/l giao dịch ở mức 6,200 USD/tấn, loại 550 g/l đạt 6,500 USD/tấn, và tiêu trắng ở mức 9,400 USD/tấn.
Bảng giá tiêu hôm nay tại thị trường thế giới 16/11/2024 |
Theo Harris Spice, giá tiêu toàn cầu giảm nhẹ sau mùa thu hoạch cao điểm tại Indonesia và Brazil. Tuy nhiên, những bất lợi từ thời tiết, như khô hạn ở Ấn Độ và mưa kéo dài tại các vùng trồng tiêu lớn, có thể ảnh hưởng đến sản lượng. Tại Brazil, áp lực bán tăng cao trong mùa thu hoạch chính, nhưng sản lượng đã bị ảnh hưởng bởi mô hình mưa bất thường.