EU được nhận định sẽ là thị trường xuất khẩu bùng nổ của Việt Nam trong năm 2022

10:15 25/12/2021

EU - khu vực có thu nhập bình quân đầu người lớn bậc nhất thế giới và cũng nổi tiếng là khó tính không kém đang chào đón hàng hóa Việt Nam trong năm tới.

1 cảng xuất nhập khẩu của Bỉ
Một cảng xuất nhập khẩu của Bỉ. (Ảnh: Open Society Foundations) 

Theo tổng hợp, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU sau một năm thực thi EVFTA đạt gần 55 tỷ USD, tăng hơn 12% so với giai đoạn cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu dừng ở mốc gần 38,5 tỷ USD, tăng hơn 11%.

Bất chấp việc Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do đợt dịch thứ 4 bùng phát tại vùng xuất khẩu trọng điểm phía Nam thì trong 11 tháng đầu năm nay, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng khả quan kể cả so với thời kỳ trước đại dịch với kim ngạch đạt hơn 51 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó xuất khẩu đạt gần 36 tỷ USD, tăng hơn 12,5%.

Bên cạnh ngày càng nhiều doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định EVFTA qua việc sử dụng chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi. Trong năm đầu tiên thực thi Hiệp định, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp khoảng 207.682 chứng nhận C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch đạt khoảng 7,71 tỷ USD đi 27 nước EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho 6.115 lô hàng được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

Đặc biệt, năng lực cạnh tranh và thị phần của hàng hóa Việt ngày càng được cải thiện rõ rệt tại thị trường EU. Việt Nam hiện là đối tác thương mại thứ 15 của EU và đã vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 43,2 tỷ EUR (theo Eurostat), và xếp trong Top 10 các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường EU.

Với cam kết mạnh mẽ đảm bảo tính minh bạch, thông thoáng, thuận lợi trong môi trường kinh doanh - đầu tư, Việt Nam đã tiếp nhận được nguồn đầu tư chất lượng cao từ EU với những dự án có công nghệ tiên tiến, tạo ra những giá trị và lợi ích chung cho cộng đồng doanh nghiệp hai Bên. EU hiện là nhà đầu tư (FDI) lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký lũy kế đến tháng 11 năm 2021 đạt 22,4 tỷ USD.

Theo giới chuyên môn, năm 2022, Việt Nam có thuận lợi rõ nhất là Hiệp định EVFTA với các ưu đãi cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường mạnh mẽ tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam lợi thế cạnh tranh rất lớn khi tiếp cận và khai thác hiệu quả thị trường EU. Đồng thời, EU cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới với giá trị nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường ngoại khối đạt 2.160,2 tỷ USD (2020); trong khi đó thị phần hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại EU mới chỉ chiếm khoảng 2%, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và EU cũng phần nhiều mang tính bổ trợ, không cạnh tranh trực tiếp. Do vậy tiềm năng thị trường còn tương đối lớn trong thời gian tới, khi nền kinh tế EU phục hồi, tăng trưởng trở lại và nhu cầu tiêu thụ, nhập khẩu hàng hóa gia tăng. 

Trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU sau một năm thực thi Hiệp định đạt 54,87 tỷ USD, tăng 12,1% so với giai đoạn cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 38,48 tỷ USD, tăng 11,3%.

Mặc dù Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do đợt dịch thứ 4 bùng phát tại vùng xuất khẩu trọng điểm phía Nam, 11 tháng năm 2021, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng khả quan, kể cả so với thời kỳ trước đại dịch, với kim ngạch đạt 51,3 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu đạt 35,96 tỷ USD, tăng 12,6% và nhập khẩu đạt 15,34 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Thứ hai, ngày càng nhiều doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định EVFTA qua việc sử dụng chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi. Trong năm đầu tiên thực thi Hiệp định, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp khoảng 207.682 chứng nhận C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch đạt khoảng 7,71 tỷ USD đi 27 nước EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho 6.115 lô hàng được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

Thứ ba, năng lực cạnh tranh và thị phần của hàng hóa Việt ngày càng được cải thiện rõ rệt tại thị trường EU. Việt Nam hiện là đối tác thương mại thứ 15 của EU và đã vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 43,2 tỷ EUR (theo Eurostat), và xếp trong Top 10 các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường EU.

Thứ tư, về đầu tư, với cam kết mạnh mẽ đảm bảo tính minh bạch, thông thoáng, thuận lợi trong môi trường kinh doanh - đầu tư, Việt Nam đã tiếp nhận được nguồn đầu tư chất lượng cao từ EU với những dự án có công nghệ tiên tiến, tạo ra những giá trị và lợi ích chung cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên. EU hiện là nhà đầu tư (FDI) lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký lũy kế đến tháng 11 năm 2021 đạt 22,4 tỷ USD.

Việt Nam có thuận lợi rõ nhất là Hiệp định EVFTA với các ưu đãi cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường mạnh mẽ tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam lợi thế cạnh tranh rất lớn khi tiếp cận và khai thác hiệu quả thị trường EU. Đồng thời, EU cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới với giá trị nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường ngoại khối đạt 2.160,2 tỷ USD (2020); trong khi đó thị phần hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại EU mới chỉ chiếm khoảng 2%, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và EU cũng phần nhiều mang tính bổ trợ, không cạnh tranh trực tiếp. Do vậy, tiềm năng thị trường còn tương đối lớn trong thời gian tới, khi nền kinh tế EU phục hồi, tăng trưởng trở lại và nhu cầu tiêu thụ, nhập khẩu hàng hóa gia tăng.

Đỗ Nhung