Thứ năm 13/02/2025 00:52
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Dược sĩ cộng đồng: Cơ hội tại Việt Nam

11/09/2021 23:55
Theo Tổ chức y tế thế giới, Dược sĩ cộng đồng là những chuyên gia y tế dễ tiếp cận nhất với người dân và là nền tảng của chăm sóc sức khỏe ban đầu. Vai trò của dược sĩ cộng đồng đang được mở rộng trên toàn cầu trong đó có Việt Nam.
ThS. Trương Văn Đạt - Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ TP. Hồ Chí Minh
ThS. Trương Văn Đạt - Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ TP. Hồ Chí Minh.

Tại Việt Nam, theo Luật Dược năm 2016, Dược sĩ cộng đồng tại các nhà thuốc có trách nhiệm hoạt động dược lâm sàng như: tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc; tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý; tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc. Cụ thể đối với người bệnh, Dược sĩ cộng đồng sẽ tư vấn, hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông và lời khuyên về cách dùng thuốc cho người mua hoặc người bệnh, hướng dẫn cách sử dụng thuốc và thực hiện đúng đơn thuốc. Việc tư vấn cho người bệnh thường được thực hiện theo phương pháp cổ điển bằng cách xây dựng một khu vực hoặc phòng tư vấn ở nhà thuốc, dược sĩ và người bệnh sẽ trao đổi trực tiếp với nhau.

Làn sóng thứ 4 của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam đã làm cho số ca nhiễm và tử vong tại Việt Nam tăng vọt, trong đó TP. HCM - một đô thị đông dân bậc nhất trong khu vực – đang phải chịu những ảnh hưởng rất nặng nề. Tính đến nay, TP. Hồ Chí Minh có hơn 240.000 ca nhiễm COVID-19, buộc Chính quyền Thành phố phải tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng với mục tiêu tăng cường xét nghiệm, truy vết để khoanh vùng các ổ dịch, tập trung điều trị các ca nhiễm bệnh nặng giảm tử vong. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Thành phố đã thực hiện việc điều trị F0 tại nhà, đồng thời tổ chức cấp phát các túi thuốc chăm sóc F0 và túi an sinh cho người dân. Tuy nhiên, không chỉ có người bệnh F0 mới cần các hỗ trợ về y tế, thuốc men mà người bệnh không mắc COVID-19 vẫn cần phải đảm bảo các phác đồ điều trị bệnh (như bệnh tiểu đường, huyết áp, các bệnh mãn tính không lây hay bệnh thông thường tiêu chảy, đau dạ dày…).

Người bệnh lúc này gặp nhiều khó khăn trong di chuyển, đi lại đến các nhà thuốc để mua thuốc và gặp các dược sĩ cộng đồng để được hướng dẫn, tư vấn trong thời gian thực hiện giãn cách nghiêm ngặt. Người bệnh mãn tính không thể không uống thuốc mỗi ngày, nguy cơ dùng nhầm thuốc, dùng thuốc không đúng cách cũng như xử trí các tác dụng phụ có hại của thuốc ra sao, rủi ro lây nhiễm chéo virus SARS-CoV-2 trong quá trình tiếp xúc tại nhà thuốc, quá trình di chuyển; nhu cầu cần được tư vấn hướng dẫn sử dụng các thuốc trong túi thuốc F0 dành cho người mắc bệnh COVID-19 là rất lớn nhưng chưa đủ nhân lực để thực hiện việc này… Đây là những khó khăn mà người bệnh gặp phải trong đại dịch COVID-19.

Trên thế giới, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đã nhiều ứng dụng xã hội được đưa vào quá trình tư vấn, giúp Dược sĩ cộng đồng và người bệnh được tiếp cận dễ dàng hơn. Telepharmacy – Dược học từ xa là một khái niệm khá mới ở Việt Nam, nhưng đã khá phổ biến trên thế giới. Những quy phạm về sử dụng Telepharmacy được Luật quy định tại North Dakota (Hoa Kỳ) vào 2001. Cho đến 2016, Hoa Kỳ có đến 50 bang đã ban hành các chính sách liên quan hoạt động Telepharmacy. Hội Dược sĩ hệ thống y tế Hoa Kỳ (American Society of Health-System Pharmacists: ASHP) định nghĩa: Telepharmacy là một phương thức sử dụng công nghệ viễn thông trong thực hành dược, giúp các dược sĩ giám sát vận hành hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc người bệnh. Đến nay, có nhiều nước đã đưa hoạt động này vào chính sách y tế như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Australia, Tây Ban Nha, Đan Mạch…, nhằm tăng tiếp cận dịch vụ chăm sóc đến các vùng xa, hẻo lánh cũng như đến một số đối tượng bệnh nhân.

Trong đại dịch COVID-19, khi yêu cầu về cách ly y tế và phòng ngừa lây nhiễm là tối cần thiết, các mô hình Telepharmacy đã được ứng dụng để cấp phát thuốc và tư vấn. Mô hình này cho thấy hiệu quả nhất định giúp người bệnh tiếp cận thuốc điều trị, giải đáp các lo ngại và thắc mắc liên quan COVID-19, cung cấp các cảnh báo sử dụng thuốc và nhận được tỷ lệ hài lòng cao từ người bệnh.

Những lợi ích mà Telepharmacy có thể đem lại rất rõ ràng. Tuy nhiên, việc đưa ứng dụng này vào hoạt động tại Việt Nam lại chưa được triển khai rộng rãi, cũng như chưa có các đề án, quy định liên quan hướng dẫn. Telepharmacy là một giải pháp cho việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú, đảm bảo tất cả bệnh nhân khi có nhu cầu đều sẽ được tư vấn, dược sĩ chủ động sắp xếp thời gian và tương tác video call cũng sinh động giúp truyền tải thông tin tốt hơn.

Hiểu về Telepharmacy: Thế giới đã làm gì?

Telepharmacy (Dược học từ xa) là một khái niệm khá mới, chỉ được đề cập gần đây trong việc cung cấp dịch vụ liên quan đến dược phẩm. Trong Đạo luật và Quy tắc về Dược phẩm của Hiệp hội Dược phẩm Quốc gia của Hoa Kỳ (The National Association of Boards of Pharmacy) đã định nghĩa Telepharmacy là “việc cung cấp dịch vụ chăm sóc từ dược sĩ bởi các nhà thuốc đã đăng kí và dược sĩ nằm trong khu vực pháp lý của Hoa Kỳ thông qua việc sử dụng viễn thông, hoặc các công nghệ khác cho bệnh nhân hoặc đại lý của họ ở khoảng cách xa nằm trong phạm vi pháp lý của Hoa Kỳ”.

Telepharmacy như một giải pháp thay thế tiềm năng trong việc đánh giá vấn đề liên quan đến thuốc của dược sĩ khi có khoảng cách xa. Điều này đã được nhiều tổ chức chăm sóc sức khỏe áp dụng như một chiến lược thay thế mở rộng bảo hiểm dược phẩm ở những khu vực không có dịch vụ dược phẩm 24 giờ. Các hệ thống thông tin y tế điện tử mới và các công nghệ liên quan, như fax và hồ sơ sức khỏe điện tử giúp tạo hệ thống dữ liệu có sẵn cho dược sĩ xem xét trước khi dùng thuốc cho bệnh nhân. Những công nghệ này đang thúc đẩy các dịch vụ Telepharmacy và cho phép dược sĩ đóng góp hiệu quả trong việc cải thiện việc sử dụng thuốc.

Hình 1. Thời gian ra đời của một số hệ thống Telepharmacy trên thế giới

Kết nối Dược sỹ cộng đồng với người bệnh trong đại dịch Covid-19 và xa hơn

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Dược sĩ cộng đồng và Telepharmacy: Giải pháp hữu ích

Telepharmacy đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ các cơ sở thực hiện các hoạt động dược khi dược sĩ không có mặt tại đó hoặc khi các nguồn lực về dược bị hạn chế, chẳng hạn như tại các phòng khám và cơ sở chăm sóc sức khỏe bị cô lập về mặt địa lý, tình trạng thiếu dược sĩ. Hơn hết, trước tình trạng đại dịch Covid-19, phải giãn cách xã hội, việc tư vấn sử dụng thuốc cho người dân mà đặc biệt là người mắc bệnh mã tính là vô cùng quan trọng, giảm tỷ lệ biến chứng, tỷ lệ dùng sai thuốc. Telepharmacy là giải pháp mới, tối ưu và hoàn toàn phù hợp với 4 vai trò chính:

(1) Vai trò trong lựa chọn thuốc, xem xét đơn đặt hàng và vận chuyển thuốc

Telepharmacy cho phép dược sĩ lâm sàng tham gia trực tiếp vào quá trình lựa chọn thuốc cho bệnh nhân ở khoảng cách xa, xem xét các đơn thuốc mới được truyền qua fax hoặc qua công nghệ viễn thông (ICT), nhập đơn thuốc mới vào hồ sơ điện tử thuốc của bệnh nhân và giám sát các kỹ thuật viên dược trong việc thực hiện các hoạt động của nhà thuốc một cách đầy đủ. Trong một trường hợp, các bệnh viện trung tâm và bệnh viện vệ tinh đã tạo hồ sơ sức khỏe điện tử chung để giám sát việc cấp phát thuốc, quản lý và cải thiện chất lượng, an toàn của quy trình chăm sóc bệnh nhân và quy trình sử dụng thuốc. Đồng thời, các nhà thuốc sử dụng Telepharmacy thông qua các ứng dụng điện thoại, internet để nhận yêu cầu đặt hàng và vận chuyển thuốc cho bệnh nhân bất kì lúc nào, bất kì địa điểm nào.

Trong hệ thống Telepharmacy Kaiser Permanente Colorado Region’s clinical pharmacy call center (CPCC) Hoa Kỳ, một dược sĩ tư vấn bệnh nhân khoảng 20 phút và thu thập thông tin về tiền sử bệnh, các vấn đề sức khỏe hiện tại, các yếu tố nguy cơ, dị ứng, thuốc đang sử dụng (thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn), phác đồ điều trị bằng thuốc theo toa được xác nhận thông qua bệnh nhân và ghi lại trong hồ sơ điện tử. Dược sĩ xem xét thông tin để kiểm tra sự phù hợp của các phương pháp điều trị bằng thuốc, xác định các tương tác của thuốc, khuyến nghị các biện pháp thay thế phù hợp với bác sĩ và tư vấn cho bệnh nhân. Sau khi có được sự cho phép bằng miệng hoặc bằng văn bản từ bác sĩ điều trị chính của bệnh nhân, dược sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc mới hoặc thay đổi khi cần thiết. Các đơn thuốc chỉ được đặt hàng một lần với số lượng đủ để kéo dài cho đến khi bệnh nhân hẹn tái khám với bác sĩ.

(2) Vai trò trong tư vấn và theo dõi bệnh nhân

Dược sĩ sử dụng Telepharmacy để tư vấn và theo dõi bệnh nhân về việc sử dụng thuốc đúng cách thông qua việc gọi video trực tuyến và nhắn tin. Thực hiện các dịch vụ chăm sóc Telemedicne, bao gồm Telepharmacy, dẫn đến giảm thời gian nằm viện, tăng sự tuân thủ trong quá trình điều trị và giảm tỷ lệ biến chứng.

Ở Arkansas – Hoa Kỳ, Telepharmacy được ứng dụng để tư vấn, hướng dẫn, đánh giá sử dụng bình xịt định liều (Metered Dose Inhaler – MDI) đúng cách ở bệnh nhân bị hen xuyễn từ 13 - 18 tuổi thông qua video. Telepharmacy cũng cho phép bệnh nhân đặt câu hỏi về bệnh và cách điều trị của họ sau mỗi lần hướng dẫn sử dụng thuốc. Nhờ được hướng dẫn cụ thể qua video, hầu hết bệnh nhân cho biết rằng trước đó họ đã không sử dụng hoặc không sử dụng đúng cách thiết bị đệm để giúp cung cấp thuốc từ MDI, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả dùng thuốc. Bộ đệm lót cho phép bệnh nhân loại bỏ một số bước liên quan đến việc sử dụng MDI để tăng cường phân phối thuốc. Trong trường hợp không có thiết bị đệm, kỹ thuật MDI trở nên quan trọng để đưa thuốc đến phổi và đạt hiệu quả tối đa. Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của việc tư vấn thông qua Telepharmacy ở Arrkansas, kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng giáo dục về kỹ thuật MDI do dược sĩ cung cấp bằng videocall tốt hơn so với giáo dục được cung cấp thông qua hướng dẫn bằng văn bản trên tờ hướng dẫn sử dụng MDI. Video được chứng minh là một phương tiện hiệu quả để giảng dạy và cải thiện kỹ thuật MDI ở vùng nông thôn, thanh thiếu niên, phần lớn là người Mỹ gốc Phi.

(3) Vai trò trong mở rộng hoạt động nhà thuốc

Telepharmacy có thể được sử dụng để cho phép các hoạt động dược tại chỗ được thực hiện đầy đủ ngay cả khi dược sĩ không có ở bệnh viện và nhà thuốc. Tuy nhiên, vấn đề lực lượng lao động Dược tiếp tục ảnh hưởng đến các vùng nông thôn. Nhiều bệnh viện nhỏ ở nông thôn dựa vào hợp đồng với dược sĩ bán lẻ địa phương để cung cấp dịch vụ dược tại bệnh viện. Vì vậy, Telepharmacy có thể cho phép các dược sĩ dành thời gian tại chỗ có hạn của họ để tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc từ xa, giám sát việc quản lý liệu pháp thuốc, kiểm kê, kiểm soát đơn thuốc hơn là xem xét và xác minh đơn thuốc theo thời gian thực tại nhà thuốc. Ngoài ra, Telepharmacy có hiệu quả cho phép thực hiện công việc của một dược sĩ trên một số bệnh viện quy mô nhỏ, cho phép họ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ đó và tạo cơ hội cung cấp dịch vụ dược 24 giờ.

(4) Vai trò trong pha chế thuốc tiêm truyền

Telepharmacy kiểm tra từ xa việc chuẩn bị các hỗn hợp tiêm truyền ở các giai đoạn pha chế khác nhau, trên nhiều địa điểm và ở những khu vực xa nhau. Telepharmacy cũng thiết kế các giai đoạn pha chế để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, giảm những sai sót, giảm nguy cơ nhiễm bẩn, phơi nhiễm cho dược sĩ bằng cách giảm số lượng dược sĩ vào khu vực pha chế thuốc vô trùng và những khu vực nguy hiểm như khu vực pha chế thuốc phóng xạ, thuốc hóa trị liệu. Việc tiết kiệm thời gian pha chế của dược sĩ giúp họ có thời gian tập trung vào các hoạt động lâm sàng và các hoạt động tạo doanh thu khác. Telepharmacy cũng giúp tăng cường dữ liệu thông qua quy trình chuẩn bị và pha chế thuốc, hình ảnh ghi lại số lô, ngày hết hạn, thực hiện các bước xác minh trong quá trình, cung cấp thông tin cho các dược sĩ ở xa rằng việc chuẩn bị là chuẩn xác và đảm bảo an toàn.

Ở Mỹ, Telepharmacy kết hợp với việc mã hóa mã vạch đã cải thiện độ chính xác của việc chuẩn bị thuốc hóa trị và giảm khả năng sử dụng thuốc không chính xác.

Hệ thống có một camera kiểm tra được đặt trong tủ an toàn sinh học để cho phép kỹ thuật viên dược chụp ảnh ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuẩn bị thuốc hóa trị. Sau khi dược sĩ kiểm tra lọ thuốc với nhãn sản phẩm, kỹ thuật viên sẽ đưa sản phẩm vào tủ an toàn sinh học. Sau đó kỹ thuật viên sẽ quét mã vạch trên lọ. Nếu mã vạch trùng khớp, kỹ thuật viên chụp ảnh nhãn sản phẩm, lọ, dung dịch pha loãng và chất lỏng sẽ được sử dụng và ống tiêm (trước khi bơm chất) cùng với lọ. Dược sĩ xem tất cả hình ảnh là một phần của quá trình kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Quy trình này cho phép dược sĩ xác thuốc chính xác mà không có mặt thực tế tại nơi pha chế. Hệ thống tạo điều kiện thuận lợi cho việc đọc các nhãn sản phẩm nhỏ và không cần dược sĩ xử lý ống tiêm và lọ bị ô nhiễm khi kiểm tra sản phẩm cuối cùng.

Telepharmacy: Cơ hội tại Việt Nam

Theo thống kê của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, thành phố hiện có gần 7.000 nhà thuốc phân bổ khắp các xã, phường, thị trấn. Trước tình hình giãn cách, hạn chế tiếp xúc, đi lại do đại dịch COVID-19, để phát huy vai trò của Dược sĩ cộng đồng cũng như góp phần giúp thành phố phân phối thuốc đến người bệnh, thực hiện tư vấn sử dụng thuốc a”an toàn - hợp lý - hiệu quả”, Telepharmacy là một lựa chọn tối ưu và hữu hiệu nhất.

Hiện nhóm nghiên cứu do ThS. DS. Trương Văn Đạt dẫn đầu đang bước vào những giai đoạn cuối cùng của việc thiết lập hệ thống Telepharmacy đầu tiên ở Việt Nam với mục đích đưa dược sĩ đến gần với người bệnh, không khoảng cách, không phân biệt thời gian, đặc biệt không còn rào cản khi tư vấn sử dụng thuốc trong đại dịch COVID-19.

ThS. Trương Văn Đạt - Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ TP. Hồ Chí Minh

Bài liên quan
Tin bài khác
Bình Dương: Giải quyết nhu cầu nhà ở song song đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Bình Dương: Giải quyết nhu cầu nhà ở song song đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Việc triển khai đồng thời cả hai nhóm dự án – đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho các khu đô thị, hạ tầng và phát triển nhà ở xã hội – cho thấy tầm nhìn chiến lược của Bình Dương.
Bình Thuận: Quyết định số 68 điều chỉnh bảng giá đất 2025

Bình Thuận: Quyết định số 68 điều chỉnh bảng giá đất 2025

Với quyết tâm cao và nỗ lực không ngừng, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Thuận đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều quyết định quan trọng, cũng như trình HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, đảm bảo sự phù hợp với Luật Đất đai 2024.
Những thay đổi mới về tiền thuê đất doanh nghiệp cần lưu ý

Những thay đổi mới về tiền thuê đất doanh nghiệp cần lưu ý

Dự thảo Nghị định về miễn, giảm tiền thuê đất năm 2025 và các điều chỉnh mới về giá đất tại TP HCM sẽ có tác động lớn đến doanh nghiệp. Những thay đổi này khiến chi phí đất đai tăng cao, tạo ra những thách thức không nhỏ.
Xây dựng quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội

Xây dựng quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội

Bộ Xây dựng muốn hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội, tạo điều kiện cho sự phát triển của đô thị.
Bất động sản nghỉ dưỡng 2025: Thách thức và hy vọng phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng 2025: Thách thức và hy vọng phục hồi

Dù có sự cải thiện nguồn cung và pháp lý, bất động sản nghỉ dưỡng 2025 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thanh khoản yếu và sự thận trọng từ nhà đầu tư.
300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Có 325/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, 300/705 đơn vị cấp huyện hoàn tất xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
Tiềm năng phát triển bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội năm 2025

Tiềm năng phát triển bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội năm 2025

Bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội đang thu hút sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư nhờ vào hạ tầng phát triển mạnh mẽ và tiềm năng sinh lời cao trong năm 2025.
Bình Dương: Khởi công cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Bình Dương: Khởi công cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Sáng ngày 1 tháng 2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã tham dự lễ khởi công dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, với đoạn đi qua tỉnh Bình Dương dài 52 km.
Phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 55/QĐ-TTg, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hạ tầng phát triển là “chìa khoá” cho cho bất động sản “cất cánh”

Hạ tầng phát triển là “chìa khoá” cho cho bất động sản “cất cánh”

Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng đang mở ra cơ hội lớn cho bất động sản Việt Nam. Các dự án chiến lược hứa hẹn mang lại lợi ích dài hạn cho thị trường.
Thành phố Tây Ninh chính thức đạt chuẩn đô thị loại II

Thành phố Tây Ninh chính thức đạt chuẩn đô thị loại II

Ngày 21/1/2025, Hội đồng thẩm định liên ngành đã thống nhất thông qua Đề án phân loại đô thị và công nhận thành phố Tây Ninh là đô thị loại II với số điểm ấn tượng 87,92/100.
Giá bất động sản TP.HCM tăng cao, người mua nhà đang gặp khó

Giá bất động sản TP.HCM tăng cao, người mua nhà đang gặp khó

Mặc dù lãi suất vay giảm, nhưng giá bất động sản quá cao và lãi suất thả nổi vẫn là rào cản lớn khiến nhiều gia đình trẻ khó tiếp cận thị trường nhà ở TP.HCM.
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội cho nhà đầu tư và người mua

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội cho nhà đầu tư và người mua

Năm 2025, thị trường bất động sản đang chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, với nguồn cung tăng trưởng mạnh mẽ và giá cả vẫn duy trì ở mức cao. Những tín hiệu phục hồi tích cực đang mở ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay xử lý thao túng và đầu cơ bất động sản, ổn định thị trường địa ốc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay xử lý thao túng và đầu cơ bất động sản, ổn định thị trường địa ốc

Những chỉ đạo và hành động thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh, đồng thời xử lý triệt để các hành vi gây bất ổn và trục lợi.
Khó khăn của thị trường bất động sản Bình Thuận và kiến nghị tháo gỡ

Khó khăn của thị trường bất động sản Bình Thuận và kiến nghị tháo gỡ

Tỉnh Bình Thuận đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án bất động sản, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.