Các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN. Nguồn: Internet
Các nữ doanh nhân bàn cách phục hồi kinh tế
Tại hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN mới đây, các nữ doanh nhân Việt đã cùng thảo luận và chia sẻ các kinh nghiệm ứng phó, chia sẻ định hướng phát triển trong thời gian tới, hướng tới chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ mới, với các mô hình hoạt động hiệu quả hơn, tối ưu hóa nguồn lực để không chỉ khôi phục, phát triển mà còn thích ứng với môi trường kinh doanh mới, đảm bảo an toàn trước những thách thức dịch bệnh. Sau khi hội nghi kết thúc đã thống nhất được 5 khuyến nghị gửi Hội đồng Kinh doanh ASEAN (ASEAN ABAC) và các hội nghị lãnh đạo cấp cao ASEAN. Mục tiêu là để góp phần xây dựng một ASEAN, một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng gắn kết và thịnh vượng.
Một là, cải thiện khả năng tiếp cận cơ hội và các nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt về tài chính từ các nguồn của chính phủ, các tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội cho doanh nghiệp do nữ làm chủ.
Đây là phương cách mà các đại biểu tham gia cho rằng cần ưu tiên, để tăng khả năng chống chịu và kịp thời ứng phó hiệu quả với các thách thức trước mắt do Covid-19 gây ra, đồng thời nhanh chóng hồi phục sau đại dịch.
Hai là, thức đẩy phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực và cơ hội tiếp cận công nghệ mới, trang bị kiến thức và công cụ kỹ thuật số cho nữ doanh nhân.
Tạo điều kiện thuận lợi từng bước chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) do phụ nữ làm chủ trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Ba là, xây dựng hệ sinh thái đáp ứng giới để phát triển doanh nghiệp. Tăng cường các chính sách tài chính quốc gia, khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng và cải cách thể chế để khuyến khích tạo thị trường vốn và thúc đẩy đầu tư thông minh qua lăng kinh giới cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, dịch vụ.
Bốn là, đề nghị ủng hộ khuyến nghị của Mạng lưới doanh nhân nữ ASEAN (AWEN) đưa ra vào tháng 8/2020. Đó là lồng ghép chương trình hành động, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Đây là sáng kiến mang tính bước ngoặt, để lồng ghép tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ thông qua đổi mới, sáng tạo, kinh doanh toàn diện và phát triển nguồn nhân lực.
Năm là, kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các tổ chức trong ASEAN, như Ban thư ký ASEAN, Ủy ban Phụ nữ ASEAN (ACW), ASEAN ABAC với AWEN nhằm hỗ trợ, định hướng cho các hoạt động của AWEN, giúp AWEN tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ tham gia các hoạt động kinh doanh ở trong và ngoài khu vực.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tin tưởng, Mạng lưới Doanh nhân nữ ASEAN sẽ trở thành diễn đàn hàng đầu của các nữ doanh nhân trong khu vực, đoàn kết và chủ động ứng phó hiệu quả với tác động của đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.
Thay đổi, thích ứng đề mạnh mẽ hơn
Hội đồng thượng định doanh nhân nữ ASEAN năm 2020 có chủ đề Thay đổi vì một cộng đồng doanh nhân nữ mạnh mẽ và thích ứng hơn. Đây là một trong những hoạt động bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 2020.
Chia sẻ tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Người sáng lập và Chủ tịch đầu tiên của AWEN cho rằng, đổi mới, sáng tạo phải là trái tim của nền kinh tế Việt Nam cũng như ASEAN và được tiên phong bởi cộng đồng doanh nghiệp. “Mạng lưới Doanh nhân nữ ASEAN phải tham gia trong đội tiên phong này", bà Minh nói.
Gần 7 năm trước đây, AWEN được thành lập với sáng kiến của Việt Nam, để thúc đẩy các hoạt động kết nối và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nữ trong khu vực; đặc biệt là tổ chức Diễn đàn doanh nhân nữ ASEAN, tiền thân của Hội nghị Thượng đỉnh doanh nhân nữ ASEAN.
Trong 2 năm đầu tiên, Việt Nam với vai trò Chủ tịch mạng lưới đã thúc đẩy các hoạt động thiết thực để khẳng định vai trò của doanh nghiệp do nữ làm chủ trong nền kinh tế, đưa AWEN trở thành ngôi nhà chung để các doanh nhân nữ góp tiếng nói trong việc hoạch định chính sách cũng như thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế của các nước ASEAN.
Đặc biệt, AWEN thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ - 1 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Việc thực hiện mục tiêu nay không chỉ tạo ra động lực phát triển mà còn là niềm cảm hứng cho các chính sách phát triển quốc gia.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đã nhắc đến khái niệm Womenomic trong chính sách phát triển mới của kinh tế thế giới vì phụ nữ chiếm trên 50% dân số nhưng ảnh hưởng lớn, tới khoảng 80%, việc chi tiêu của mỗi gia đình.
Tuy nhiên, Covid-19 đang làm các doanh nghiệp do nữ làm chủ gặp khó khăn hơn. Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của đại diện Covid-19 đối với hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương do của Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện vào tháng 6/2020 cho thấy, doanh nghiệp do nữ làm chủ giảm doanh thu nhiều hơn do với đơn vị do nam lãnh đạo. Nhưng các doanh nghiệp của nữ doanh nhân lại có xu hướng giữ lao động nhiều hơn.
Kết quả này tương ứng với kháo sát hơn 10.000 doanh nghiệp của VCCI vào năm 2019, với kết quả doanh nghiệp do nữ làm chủ luôn gặp khó khăn nhiều hơn, nhất là tiếp cận tín dụng.
Trao đổi về vấn đề này qua kênh trực tuyến, bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nhấn mạnh rằng, thúc đẩy bình đẳng giới trong thị trường lao động và khu vực tư nhân là chính sách khôn quan.
Tất nhiên, để tận dụng được các cơ hội phát triển mới, bà Kwakwa cho rằng, kết nối kỹ thuật số nên là ưu tiên của doanh nhân nữ ASEAN vào thời điểm này.
Đặc biệt, Hội nghị cũng thống nhất, AWEN sẽ tiếp tục mở rộng kết nối các nữ doanh nhân trong khu vực, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế ASEAN theo hướng đổi mới, bao dung và ứng phó phù hợp.
TH