Thứ tư 30/10/2024 10:20
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nhân nữ gửi 5 khuyến nghị tới ASEAN ABAC

12/11/2020 14:40
Với thông điệp “Thay đổi vì một cộng đồng doanh nhân nữ ASEAN mạnh mẽ và thích ứng hơn” Hội nghị thượng đỉnh doanh nhân nữ ASEAN 2020 đã nhất trí thông qua 5 khuyến nghị đối với các nhà lãnh đạo kinh tế ASEAN để chuyển đến ASEAN ABAC...
aa

Các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN. Nguồn: Internet

Các nữ doanh nhân bàn cách phục hồi kinh tế

Tại hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN mới đây, các nữ doanh nhân Việt đã cùng thảo luận và chia sẻ các kinh nghiệm ứng phó, chia sẻ định hướng phát triển trong thời gian tới, hướng tới chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ mới, với các mô hình hoạt động hiệu quả hơn, tối ưu hóa nguồn lực để không chỉ khôi phục, phát triển mà còn thích ứng với môi trường kinh doanh mới, đảm bảo an toàn trước những thách thức dịch bệnh. Sau khi hội nghi kết thúc đã thống nhất được 5 khuyến nghị gửi Hội đồng Kinh doanh ASEAN (ASEAN ABAC) và các hội nghị lãnh đạo cấp cao ASEAN. Mục tiêu là để góp phần xây dựng một ASEAN, một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng gắn kết và thịnh vượng.

Một là, cải thiện khả năng tiếp cận cơ hội và các nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt vtài chính từ các nguồn của chính phủ, các tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội cho doanh nghiệp do nữ làm chủ.

Đây là phương cách mà các đại biểu tham gia cho rằng cần ưu tiên, để tăng khả năng chống chịu và kịp thời ứng phó hiệu quả với các thách thức trước mắt do Covid-19 gây ra, đồng thời nhanh chóng hồi phục sau đại dịch.

Hai là, thức đẩy phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực và cơ hội tiếp cận công nghệ mới, trang bị kiến thức và công cụ kỹ thuật số cho nữ doanh nhân.

Tạo điều kiện thuận lợi từng bước chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) do phụ nữ làm chủ trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Ba là, xây dựng hệ sinh thái đáp ứng giới để phát triển doanh nghiệp. Tăng cường các chính sách tài chính quốc gia, khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng và cải cách thể chế để khuyến khích tạo thị trường vốn và thúc đẩy đầu tư thông minh qua lăng kinh giới cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, dịch vụ.

Bốn là, đề nghị ủng hộ khuyến nghị của Mạng lưới doanh nhân nữ ASEAN (AWEN) đưa ra vào tháng 8/2020. Đó là lồng ghép chương trình hành động, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Đây là sáng kiến mang tính bước ngoặt, để lồng ghép tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ thông qua đổi mới, sáng tạo, kinh doanh toàn diện và phát triển nguồn nhân lực.

Năm là, kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các tổ chức trong ASEAN, như Ban thư ký ASEAN, Ủy ban Phụ nữ ASEAN (ACW), ASEAN ABAC với AWEN nhằm hỗ trợ, định hướng cho các hoạt động của AWEN, giúp AWEN tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ tham gia các hoạt động kinh doanh ở trong và ngoài khu vực.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tin tưởng, Mạng lưới Doanh nhân nữ ASEAN sẽ trở thành diễn đàn hàng đầu của các nữ doanh nhân trong khu vực, đoàn kết và chủ động ứng phó hiệu quả với tác động của đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.

Thay đổi, thích ứng đề mạnh mẽ hơn

Hội đồng thượng định doanh nhân nữ ASEAN năm 2020 có chủ đề Thay đổi vì một cộng đồng doanh nhân nữ mạnh mẽ và thích ứng hơn. Đây là một trong những hoạt động bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 2020.

Chia sẻ tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Người sáng lập và Chủ tịch đầu tiên của AWEN cho rằng, đổi mới, sáng tạo phải là trái tim của nền kinh tế Việt Nam cũng như ASEAN và được tiên phong bởi cộng đồng doanh nghiệp. “Mạng lưới Doanh nhân nữ ASEAN phải tham gia trong đội tiên phong này", bà Minh nói.

Gần 7 năm trước đây, AWEN được thành lập với sáng kiến của Việt Nam, để thúc đẩy các hoạt động kết nối và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nữ trong khu vực; đặc biệt là tổ chức Diễn đàn doanh nhân nữ ASEAN, tiền thân của Hội nghị Thượng đỉnh doanh nhân nữ ASEAN.

Trong 2 năm đầu tiên, Việt Nam với vai trò Chủ tịch mạng lưới đã thúc đẩy các hoạt động thiết thực để khẳng định vai trò của doanh nghiệp do nữ làm chủ trong nền kinh tế, đưa AWEN trở thành ngôi nhà chung để các doanh nhân nữ góp tiếng nói trong việc hoạch định chính sách cũng như thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế của các nước ASEAN.

Đặc biệt, AWEN thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ - 1 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Việc thực hiện mục tiêu nay không chỉ tạo ra động lực phát triển mà còn là niềm cảm hứng cho các chính sách phát triển quốc gia.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đã nhắc đến khái niệm Womenomic trong chính sách phát triển mới của kinh tế thế giới vì phụ nữ chiếm trên 50% dân số nhưng ảnh hưởng lớn, tới khoảng 80%, việc chi tiêu của mỗi gia đình.

Tuy nhiên, Covid-19 đang làm các doanh nghiệp do nữ làm chủ gặp khó khăn hơn. Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của đại diện Covid-19 đối với hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương do của Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện vào tháng 6/2020 cho thấy, doanh nghiệp do nữ làm chủ giảm doanh thu nhiều hơn do với đơn vị do nam lãnh đạo. Nhưng các doanh nghiệp của nữ doanh nhân lại có xu hướng giữ lao động nhiều hơn.

Kết quả này tương ứng với kháo sát hơn 10.000 doanh nghiệp của VCCI vào năm 2019, với kết quả doanh nghiệp do nữ làm chủ luôn gặp khó khăn nhiều hơn, nhất là tiếp cận tín dụng.

Trao đổi về vấn đề này qua kênh trực tuyến, bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nhấn mạnh rằng, thúc đẩy bình đẳng giới trong thị trường lao động và khu vực tư nhân là chính sách khôn quan.

Tất nhiên, để tận dụng được các cơ hội phát triển mới, bà Kwakwa cho rằng, kết nối kỹ thuật số nên là ưu tiên của doanh nhân nữ ASEAN vào thời điểm này.

Đặc biệt, Hội nghị cũng thống nhất, AWEN sẽ tiếp tục mở rộng kết nối các nữ doanh nhân trong khu vực, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế ASEAN theo hướng đổi mới, bao dung và ứng phó phù hợp.

TH

Tin bài khác
Nhà sáng lập TikTok trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc

Nhà sáng lập TikTok trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc

Ông Trương Nhất Minh, nhà sáng lập ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản cá nhân trị giá 49,3 tỷ USD, theo danh sách tỷ phú thường niên công bố hôm thứ Ba (29/10).
Vinh danh 38 doanh nhân chèo lái doanh nghiệp, vượt qua thác ghềnh từ quá khứ đến hiện tại

Vinh danh 38 doanh nhân chèo lái doanh nghiệp, vượt qua thác ghềnh từ quá khứ đến hiện tại

Chương trình "Người truyền lửa" do CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức tối ngày 24/10 đã vinh danh 38 doanh nhân là thành viên CLB Doanh nhân Sài Gòn đã lãnh đạo doanh nghiệp trong suốt 20 năm, 30 năm, thậm chí 40 năm.
Hành trình lập nghiệp của ông chủ chuỗi đồ ăn nhanh Jersey Mike

Hành trình lập nghiệp của ông chủ chuỗi đồ ăn nhanh Jersey Mike's

Với thành công đạt được, ông chủ Jersey Mike's - Peter Cancro trở thành minh chứng sống cho tinh thần dám nghĩ dám làm và khả năng nắm bắt cơ hội nhanh nhạy.
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.
Bà Đặng Huỳnh Ức My cam kết vì lợi ích chung của 91% cổ đông tại TTC AgriS

Bà Đặng Huỳnh Ức My cam kết vì lợi ích chung của 91% cổ đông tại TTC AgriS

Bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch HĐQT TTC AgriS, tiếp tục được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á lần thứ ba tại Giải thưởng Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024.
Tỷ phú Bernard Arnault mất 37 tỷ USD khi nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm

Tỷ phú Bernard Arnault mất 37 tỷ USD khi nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm

Khối tài sản của tỷ phú Arnault hiện đã rớt xuống vị trí thứ năm trong Chỉ số tỷ phú Bloomberg, và ông cũng là người mất nhiều tiền nhất trong số 500 người giàu nhất thế giới, với mức giảm 37 tỷ USD.
KBC của ông Đặng Thành Tâm chuyển nhượng 86,5 triệu cổ phiếu bất thành

KBC của ông Đặng Thành Tâm chuyển nhượng 86,5 triệu cổ phiếu bất thành

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Kinh Bắc, vừa báo cáo không thể chuyển nhượng 86,5 triệu cổ phiếu KBC cho Đầu tư và Phát triển DTT do chưa hoàn tất thủ tục.
Chân dung tỷ phú độc nhất trong ngành điện ảnh Ấn Độ

Chân dung tỷ phú độc nhất trong ngành điện ảnh Ấn Độ

Ronnie Screwvala - tỷ phú độc nhất ngành điện ảnh Ấn Độ không chỉ được biết đến là một nhà sản xuất phim thành công mà còn là một doanh nhân kiệt xuất.
Taeko Yamamoto - Giám đốc tiếp thị Fujitsu: Tiếp thu di sản là chìa khóa thành công của công ty trên toàn cầu

Taeko Yamamoto - Giám đốc tiếp thị Fujitsu: Tiếp thu di sản là chìa khóa thành công của công ty trên toàn cầu

Khi Fujitsu tìm cách tái định nghĩa vai trò dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi bền vững, bà Taeko Yamamoto, Giám đốc tiếp thị của công ty, đang tận dụng di sản Nhật Bản để thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hòa nhập.
Phong thủy Phùng Gia: Phá bỏ định kiến, giúp hàng ngàn doanh nghiệp phát triển bền vững

Phong thủy Phùng Gia: Phá bỏ định kiến, giúp hàng ngàn doanh nghiệp phát triển bền vững

Phong Thủy Phùng Gia luôn đồng hành, đảm bảo về chất lượng và các chế độ hậu mãi cho khách hàng
Chân dung chuyên gia AI được Google chi gần 3 tỷ USD để chiêu mộ

Chân dung chuyên gia AI được Google chi gần 3 tỷ USD để chiêu mộ

Noam Shazeer là một chuyên gia AI từng rời Google để sáng lập nên Character.AI. Sau đó, ông được công ty mời trở lại để lãnh đạo dự án trí tuệ nhân tạo Gemini.
Đại Nam mở cửa, doanh nhân Nguyễn Phương Hằng ủng hộ 10 tỷ đồng cho đồng bào bão lụt

Đại Nam mở cửa, doanh nhân Nguyễn Phương Hằng ủng hộ 10 tỷ đồng cho đồng bào bão lụt

Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng đã quyết định đóng góp 10 tỷ đồng cho Ủy ban MTTQ Việt Nam để ủng hộ những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
CEO của VML chia sẻ về việc làm chủ quá trình M&A

CEO của VML chia sẻ về việc làm chủ quá trình M&A

Pip Hulbert vừa hoàn thành thương vụ sáp nhập doanh nghiệp lần thứ năm và với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực này, bà chia sẻ nhiều kinh nghiệm đáng quý.
CEO Nguyễn Phương Hằng về tiếp quản Khu du lịch Đại Nam, mở cửa giao lưu với công chúng

CEO Nguyễn Phương Hằng về tiếp quản Khu du lịch Đại Nam, mở cửa giao lưu với công chúng

Sau khi trở lại điều hành Khu du lịch Đại Nam, doanh nhân Nguyễn Phương Hằng dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động giao lưu với du khách tới tham quan.
Chân dung tỷ phú hàng hiệu lấy tiền hưu để tặng đồng bào lũ lụt

Chân dung tỷ phú hàng hiệu lấy tiền hưu để tặng đồng bào lũ lụt

Không cần phô trương, tỷ phú hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn vốn luôn khiến mọi người cảm phục bằng nhiều hành động nhân ái và chân thành của mình...