Điện lực Hà Tĩnh đẩy mạnh chuyển đổi số
- 165
- Chuyển đổi số
- 20:05 22/05/2022
DNHN - Thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty Điện lực Hà Tĩnh tăng cường số hóa vào lĩnh vực quản lý kỹ thuật với mục tiêu xuyên suốt là xây dựng lưới điện thông minh, tinh gọn.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nhất là trong bối cảnh vừa đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển nền kinh tế. Thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty Điện lực Hà Tĩnh tăng cường số hóa vào lĩnh vực quản lý kỹ thuật với mục tiêu xuyên suốt là xây dựng lưới điện thông minh, tinh gọn.

Ông Nguyễn Trí Dũng - Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực Hà Tĩnh cho biết: “Với lĩnh vực quản lý kỹ thuật, công ty đã triển khai các phần mềm như: Quản lý lưới điện trên bản đồ (GIS); quản lý máy biến áp - quản lý nguồn và lưới điện PMIS; số hóa quy trình xét duyệt sáng kiến, môi trường, công tác thí nghiệm và kiểm tra hiện trường. Đặc biệt, từ cuối năm 2021, phần mềm số hóa quản lý kỹ thuật được triển khai. Các đơn vị trực thuộc hiện đã lập lịch kiểm tra lưới điện ngày, đêm, định kỳ trên ứng dụng phần mềm số hóa quy trình kỹ thuật - an toàn, thay thế hoàn toàn phương pháp ghi giấy với trên 5.887 lượt đăng ký kiểm tra định kỳ, phát hiện và xử lý trên 600 khiếm khuyết trên lưới”.
Trước đây, để kiểm tra tình trạng mạng tải của đường dây, trạm biến áp, công nhân ngành điện phải xuống hiện trường ghi thông số. Còn nay tất cả dữ liệu được cập nhật tự động, giúp nâng cao chất lượng kiểm tra lưới điện, kịp thời phát hiện khiếm khuyết và lập phương án xử lý ngăn ngừa nguy cơ sự cố, đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy.
Trung tâm điều khiển xa - được ví như “đầu não” của hệ thống lưới điện Hà Tĩnh - luôn duy trì chế độ trực 24/24h để điều hành lưới điện phân phối và vận hành 9 trạm biến áp 110 kV. Với hệ thống này, trước đây, công ty cần khoảng 90 người đảm nhận nhiệm vụ trực, vận hành, tuy nhiên, từ năm 2020, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại và đã chuyển các trạm biến áp này sang chế độ không người trực.
Bên cạnh quản lý kỹ thuật, Công ty Điện lực Hà Tĩnh còn tập trung số hóa lĩnh vực kinh doanh - dịch vụ khách hàng. Theo đó, cung cấp dịch vụ điện bằng phương thức điện tử, số hóa hợp đồng mua bán điện, hóa đơn điện tử... là các dịch vụ hiện đại mà doanh nghiệp đang triển khai giúp khách hàng tiện tham gia, theo dõi, giám sát.
PV
Bài liên quan
- Bảo quản sữa tươi, sữa chua đúng cách – Điều đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua
- Giải thưởng Chất lượng quốc tế vinh danh nhà sản xuất sữa tươi sạch từ đồng đất Việt
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Quy định mới về lộ trình lựa chọn nhà thầu tham gia mua sắm thuốc
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
- "Phản pháo" về nghi vấn "làm đẹp" số liệu chỉ số CPI
- Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
- VNDirect nhận định tác động lớn từ chính sách của Fed đến nền kinh tế Việt Nam
- Hàng tồn kho sản xuất đạt kỷ lục 1,8 tỷ đô la trên toàn thế giới
- Bukalapak của Indonesia dự kiến mức thua lỗ sẽ lớn hơn trong năm 2022
- Cộng đồng doanh nghiệp gồng gánh "cơn khát" nhân lực và áp lực giá nguyên vật liệu, chi phí logistics
- Lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc trong tháng 5 đã có cải thiện mặc dù tiếp tục sụt giảm do hạn chế COVID-19
- Thị trường IPO Nhật Bản sụt giảm trầm trọng trước nỗi lo suy thoái
Đọc thêm Chuyển đổi số
Phú Thọ: Ngành du lịch áp dụng chuyển đổi số một cách đa dạng với mục tiêu phát triển tương xứng với tiềm năng
Thời gian vừa qua ngành du lịch Phú Thọ đã triển khai tuyên truyền thông tin, xúc tiến, quảng bá du lịch áp dụng chuyển đổi số với nhiều phương thức công nghệ thông tin phong phú, đa dạng, bắt kịp với xu thế thời đại, thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có.
Điểm số thương mại điện tử của Cà Mau tăng gấp 3 lần
Ông Dương Vũ Nam, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau thông tin, tính đến thời điểm này, điểm số thương mại điện tử của tỉnh Cà Mau tăng gấp 3 lần so với thời điểm năm 2021. Thương mại điện tử đã và đang đi vào cuộc sống, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Khởi động chương trình hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp chuyển đổi số
Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bước lập kế hoạch, thực hiện được kế hoạch chuyển đổi số cho doanh nghiệp trên cơ sở các nguồn lực hiện có. Các chương trình này sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi nhận thức và tư duy về việc tận dụng các công cụ số.
Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không tiền mặt
Nhiều ngân hàng Việt Nam có trên 90% giao dịch trên kênh số; gần 70% người trưởng thành có tài khoản thanh toán; khoảng 1,1 triệu tài khoản mobile-money đã được mở, khoảng 60% trong đó được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Phê duyệt chương trình ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển Chính phủ số và đô thị thông minh
Chương trình nhằm phát triển các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình, giải pháp số hóa, liên thông, tích hợp, chia sẻ và khai thác dữ liệu phục vụ phát triển Chính phủ số.
Hà Tĩnh: Hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt trên 65%
Công an TP Hà Tĩnh triển khai cấp định danh điện tử cho người dân để thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử.
Tỉnh Phú Thọ thúc đẩy đưa công nghệ số, dữ liệu số vào sản xuất kinh doanh
Hưởng ứng chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã có những cách thức thực hiện phù hợp nhằm đưa công nghệ số, dữ liệu số thấm sâu một cách tự nhiên vào mọi mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Khánh Hòa ban hành Kế hoạch tuyên truyền về chuyển đổi số
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch tuyên truyền chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Triển khai đầy đủ và toàn diện các nhiệm vụ về chuyển đổi số tại Quyết định số 749/QĐ-TTg, Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết 16-NQ/TU của Tỉnh ủy.
Sàn thương mại điện tử: Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn
Tại Tọa đàm “Chỉ Dẫn Đỏ” với chủ đề “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn” vừa tổ chức ở Tp. HCM, anh Đỗ Minh Thịnh, Chủ nông trại Vitamin (Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ, ngoài việc nghiên cứu phát triển các loại nông sản hữu cơ, tạo ra được sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn, thì đảm bảo đầu ra cho sản phẩm cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu. Do đó, nông trại Vitamin đã chủ động quảng bá và bán sản phẩm trên mạng xã hội và liên kết với doanh nghiệp phân phối, vận chuyển để đưa nông sản đến người tiêu dùng một cách trực tiếp nhanh nhất.
Cà Mau: Chuyển đổi số đồng bộ trên 3 trụ cột
"Tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh thực hiện nhiều chuyển đổi, trong đó có chuyển đổi số đồng bộ, hiệu quả trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số” - ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh.