Do dịch COVID-19, nhiều hoạt động điện ảnh bị gián đoạn hoặc ảnh hưởng. Loạt liên hoan phim quốc tế được tổ chức chiếu phim online, các ngôi sao màn bạc phải đeo khẩu trang trong Liên hoan phim Venice lần 77, phim Hollywood lùi lịch công chiếu hoặc ra mắt online song song với chiếu ở rạp…
Sau khi dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam từ tháng 1/2020, các dịch vụ ở nhiều ngành, mảng đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Các rạp chiếu phim cũng không ngoại lệ phải ngoại lệ, đến cuối năm 2020 vẫn chưa thể phục hồi trạng thái bình thường trước dịch.
Doanh thu suy giảm
Theo tờ The Guardian, Cineworld (hệ thống rạp lớn thứ hai thế giới) gặp khó khăn khi phải đóng cửa tất cả các rạp chiếu ở Anh, gồm 127 rạp Cineworld và các rạp trực thuộc như Picturehouse, 536 rạp Regal tại Mỹ, khiến khoảng 45.000 công nhân tạm thời thất nghiệp.
Tại Việt Nam tính đến thời điểm cuối năm 2020, “rạp mở cửa trở lại nhưng chưa thể phục hồi” là nhận định chung từ đại diện các cụm rạp CGV, Galaxy Cinema, Lotte Cinema và BHD khi nói về thị trường ngành chiếu phim.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Giám đốc điều hành khối rạp của Công ty cổ phần Thiên Ngân (Galaxy) cho biết: “Tháng 11/2020 lượng vé và doanh thu của chúng tôi giảm 65% so với cùng kỳ năm 2019. Sau khi các rạp mở cửa trở lại vào tháng 5, do không có nguồn phim mới để chiếu nên tỷ lấp đầy rạp chỉ trên dưới 10%, giảm 70-80% so với trước đây. Chúng tôi buộc phải cắt giảm tối đa nhân sự chỉ bằng khoảng 1/2 tới 2/3 thời gian hoạt động trước dịch để đảm bảo tối ưu hóa chi phí,” bà Hoa chia sẻ.
Vào đợt dịch thứ 2, rạp hoạt động trở lại dưới sự giãn cách xã hội cũng không dễ dàng. “Do tâm lý e ngại, lượng khách đến rạp giảm mạnh so với trước dịch. Bên cạnh tiền lương cho nhân viên, tiền mặt bằng, các hạng mục về an toàn trong mùa dịch như nước diệt khuẩn, tăng cường nhân viên vệ sinh… cũng làm gia tăng chi phí hoạt động”, ông Đoàn Thạch Cương, Giám đốc kinh doanh Lotte Cinema chia sẻ.
Một lý do nữa nằm ở việc ra các phim bom tấn cũng lần lượt hoãn lịch chiếu, ít sự lựa chọn cho khách hàng nên doanh thu cũng tiếp tục suy giảm. Số lượng phim giảm nên những bộ phim có thể cứu cánh cho doanh số rạp cũng không nhiều, đại diện nhà phát hành Lotte cho biết.
Bùng nổ của thị trường phim Việt
Trong cái rủi lại có cái may, nhà biên kịch Trần Khánh Hoàng (“Em chưa 18”) đánh giá: “Phim Việt Nam thời gian cuối năm nay sôi động hơn so với các năm khác do nhiều phim Hollywood phải dời lịch sang 2021. Nếu chúng ta có thể tranh thủ cơ hội này để giới thiệu với khán giả nhiều phim Việt chất lượng, chắc chắn chúng ta sẽ cải thiện được cái nhìn của khán giả về phim nội địa và thu được quả ngọt,” anh chia sẻ.
Theo khảo sát và các bảng thống kê từ phía CJ CGV Việt Nam, điện ảnh Việt đang sở hữu nhiều ưu thế để vươn lên top trên trong các bảng xếp hạng của khu vực. Trong đó, cơ cấu khán giả, độ tuổi xem phim và tốc độ đầu tư cho chất lượng điện ảnh, sự tăng trưởng của hệ thống rạp chiếu phim trên khắp cả nước đang là những điểm cộng giúp duy trì khả năng tăng trưởng của loại hình nghệ thuật này. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, độ tuổi của khán giả Việt Nam đến rạp xem phim trẻ hơn rất nhiều (khoảng 80% người xem dưới 29 tuổi). Với cơ cấu này, các nhà phân tích cho rằng thị trường điện ảnh Việt sẽ rất giàu tiềm năng phát triển trong giai đoạn tới.
Nếu thống kê theo nguồn phim thì năm 2019 phim Việt Nam chỉ chiếm 30% thị phần, đến nửa đầu năm 2020 đã tăng lên tới 47%. Tổng quan thị trường cũng có sự tăng trưởng đáng khích lệ trong vài năm trở lại đây.
Có thể nói trong năm nay, số lượng phim Việt ra rạp rất ít. Những năm trước đây, số lượng phim Việt ra rạp đạt trên dưới 40 phim. Điều này không có gì đáng ngại bởi chúng ta có lí do chính đáng. Do ảnh hưởng của đại dịch, tính đến giữa tháng 12 năm 2020, Việt Nam mới có 22 phim ra rạp, chỉ bằng một nửa so với các năm trước.
Tuy nhiên, số lượng ít không thể khiến thị trường phim điện ảnh Việt trở nên ảm đạm, bởi chất lượng phim năm nay vô cùng tuyệt vời. Những bộ phim đáng chú ý tính đến thời điểm hiện tại phải kể đến Ròm, Tiệc trăng Máu, Gái già lắm chiêu 3.
Do ra mắt sớm từ đầu năm, Gái già lắm chiêu 3 kịp có giải thưởng tại giải Cánh diều vào tháng 5: Giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc cho Hồng Vân và bằng khen cho phim.
Không hề thua kém Gái già lắm chiêu 3, Ròm cũng mang về được 2 giải thưởng là giải Phim hay nhất trong Liên hoan phim quốc tế Busan và Phim đầu tay hay nhất trong Liên hoan phim quốc tế Fantasia.
Xếp sau đó là Tiệc trăng máu, bộ phim này tạo được tiếng vang khá lớn và cũng khẳng định được tên tuổi của mình với doanh thu khủng tại phòng vé sau ít ngày công chiếu.
Với những thành tích, giải thưởng và những gì phim Viêt đạt được trong năm nay, có thể nói trong năm 2020, phim Việt được đánh giá là khá chất lượng.
Mặc dù 2020 là một năm khó khăn cho điện ảnh Việt nhưng những bộ phim chiếu rạp vẫn vượt lên và mang về những doanh thu "khủng".
Tiệc trăng Máu - phim có doanh thu cao nhất thị trường điện ảnh Việt năm 2020. Đây là một bộ phim remake "tưởng dễ mà không hề dễ" thu về 180 tỉ đồng. Tiếp sau đó là Gái già lắm chiêu 3, phim khá nhất mùa Tết 2020, vùng lên đạt doanh thu 165 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Ròm cũng lập kỳ tích doanh thu của dòng phim độc lập tại Việt Nam từ trước đến nay với 60 tỉ đồng.
Ngoài ra, do tình hình covid-19 nên hầu hết thị trường phim Việt 2020 đều có mức doanh thu tạm ổn, trong đó phải kể đến Sắc đẹp dối trá, Sky Tour: The Movie, Nắng 3: Điều ước của cha.
Tiến tới năm 2021, thị trường điện ảnh được kỳ vọng sẽ khởi sắc, mở đầu với loạt phim Tết với các tựa phim “nặng ký” như “Bố già” có Trần Thành, “Trạng Tí” của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân (dù đang dính lùm xùm liên quan tới bản quyền của bộ truyện “Thần đồng đất Việt” và họa sỹ, tác giả Lê Linh), “Lật mặt: 48 giờ” của Lý Hải và “Gái già lắm chiêu V” có Kaity Nguyễn trở thành gương mặt mới, đầy triển vọng.
Bảo Bảo