Thứ hai 28/04/2025 23:36
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Đề xuất mới về kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp tự quyết định giá bán lẻ

15/07/2024 09:35
Tại dự thảo mới đây, Bộ Công Thương giữ quan điểm doanh nghiệp tự tính giá xăng dầu theo các yếu tố Nhà nước công bố.
Ảnh minh họa
Bộ Công Thương giữ đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu.

Trong hồ sơ thẩm định dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu lần thứ ba gửi Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương giữ nguyên quan điểm như trong bản thảo tháng 4 là Nhà nước sẽ không điều hành giá bán lẻ nhiên liệu trong nước. Thay vào đó, các doanh nghiệp đầu mối và phân phối xăng dầu sẽ tự tính và quyết định giá bán lẻ dựa trên các yếu tố do Nhà nước công bố.

Theo đó, cơ quan quản lý sẽ công bố giá thế giới bình quân mỗi 7 ngày và một số chi phí cố định, bao gồm tỉ giá ngoại tệ, thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, và thuế nhập khẩu. Dựa trên dữ liệu này, doanh nghiệp đầu mối sẽ cộng thêm các chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức để tính giá bán tối đa. Giá bán lẻ tới người tiêu dùng không được cao hơn mức tối đa này. Giá bán lẻ tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo được phép tăng thêm tối đa 2% so với giá bán xăng dầu.

Doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu sẽ thông báo và kê khai giá bán gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sau khi công bố giá bán. Đồng thời, họ cũng phải gửi thông báo và kê khai giá bán đến Sở Công Thương, Sở Tài chính, và Cục Quản lý Thị trường tại địa phương nơi họ kinh doanh xăng dầu. Trong trường hợp giá xăng dầu biến động bất thường gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân hoặc khi cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo Luật Giá.

Khác với các bản thảo trước, lần này, Bộ Công Thương không đề xuất mức cụ thể về chi phí kinh doanh xăng dầu và lợi nhuận định mức mà doanh nghiệp được cộng vào giá bán lẻ (trước đây là 1.800 - 2.000 đồng mỗi lít hoặc 4 - 20%). Thay vào đó, nhà chức trách sẽ công bố định mức gốc ban đầu của chi phí lưu thông và rà soát mỗi ba năm một lần. Doanh nghiệp sẽ tính toán và điều chỉnh các chi phí này hàng năm theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Lợi nhuận định mức vẫn cố định ở mức 300 đồng mỗi lít, kg xăng dầu.

Các chi phí khác như vận tải, bảo hiểm, hao hụt, bốc dỡ... sẽ được cơ quan quản lý cập nhật mỗi ba tháng, trừ khi có biến động bất thường. Doanh nghiệp xăng dầu đầu mối phải gửi báo cáo kiểm toán độc lập về các khoản chi phí này của ba tháng trước đó lên Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương cho rằng với cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay, cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đều phải thực hiện quá nhiều bước, làm cho thương nhân kinh doanh xăng dầu không chủ động trong quyết định giá bán lẻ và phải chờ đợi vào giá cơ sở do cơ quan quản lý nhà nước công bố.

"Đây là cải cách giúp thương nhân kinh doanh xăng dầu và cơ quan quản lý giá không phải tính toán và công bố định kỳ các chi phí kinh doanh định mức như hiện nay. Doanh nghiệp phải công bố giá đúng theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước giám sát việc công bố giá của các doanh nghiệp," Bộ Công Thương nêu rõ.

Ngoài ra, điểm mới của dự thảo lần ba là không quy định riêng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu mà hướng tới quy định bình ổn giá xăng dầu tương tự như các mặt hàng khác thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.

Việc bình ổn giá xăng dầu sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Giá 2023: Trường hợp giá xăng dầu biến động bất thường gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, và đời sống người dân, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan đánh giá mức độ biến động và ảnh hưởng, sau đó gửi văn bản cho Bộ Tài chính tổng hợp và trình Chính phủ xem xét quyết định chủ trương bình ổn giá.

Anh Nguyên

Bài liên quan
Tin bài khác
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.
Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định mới nhằm mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, sử dụng đất từ năm 2025, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân và tổ chức phi lợi nhuận phục hồi sau dịch.
TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP.Tân Uyên đã hoàn tất điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, bảo đảm sự đồng bộ với quy hoạch tổng thể của tỉnh Bình Dương.
Chứng chỉ môi giới bất động sản:  Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Chứng chỉ môi giới bất động sản: Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Gần 90% môi giới bất động sản chưa có chứng chỉ hành nghề hợp lệ. Thể chế vướng mắc, kỳ thi chưa tổ chức, thị trường đứng trước nguy cơ thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng.
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Dù nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh trong quý I/2025, thị trường bất động sản căn hộ và nhà phố Hà Nội vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá rõ rệt, đặc biệt tại các khu đại đô thị.
Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh sẽ bao gồm nội dung đánh giá môi trường chiến lược – một bước quan trọng để đảm bảo tính bền vững và gắn kết chặt chẽ giữa sử dụng đất và bảo vệ môi trường sống.
Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025 cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét với những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng – mở ra kỳ vọng tăng trưởng dài hạn.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị cần xây dựng chính sách nhà ở riêng dành cho đội ngũ công chức, viên chức, trong bối cảnh giá nhà tại các đô thị lớn đang vượt xa khả năng chi trả từ thu nhập thực tế của họ.
Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Khi hoàn thiện và đi vào hoạt động, khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có thể tạo ra khoảng 32.000 việc làm, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Bình Dương.