Thứ ba 01/07/2025 21:03
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đầu tư tại Bình Định: “Người đi trước là người thắng lợi”

Dư địa đầu tư của Bình Định đang mở rộng hết biên độ với 11 lĩnh vực và 45 dự án được UBND tỉnh Bình Định đi kêu gọi đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh.
Đầu tư tại Bình Định: “Người đi trước là người thắng lợi”
Quang cảnh buổi xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Định tại TP.HCM

Ngày 21/2/2025, Tại TP.Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Bình Định tổ chức cuộc họp mặt các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Nhằm giới thiệu những thế mạnh và ưu đãi đầu tư của tỉnh đến với doanh nghiệp là những doanh nhân Bình Định và các doanh nhân tại khu vực phía Nam.

Bình Định đạt được mức tăng trưởng cao năm 2024

Bình Định là địa phương được các tỷ phú trên thế giới về đầu tư nhiều nhất trong năm 2024 (có 15 tỷ phú tham gia cuộc xúc tiến đầu tư của tỉnh). Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh cho biết: Năm 2024 tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 7,78%, xếp thứ 26/63 địa phương trong cả nước, đứng thứ 6/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và xếp thứ 2/5 địa phương tiểu vùng Trung Trung bộ. Quy mô GRDP của tỉnh tương đương 5,3 tỷ USD, xếp thứ 25/63 địa phương trong cả nước, đứng thứ 5/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, xếp thứ 3/5 địa phương tiểu vùng Trung Trung bộ. GRDP bình quân đầu người đạt 86,1 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần khu vực nông lâm thuỷ sản, tăng dần khu vực Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ.

Đầu tư tại Bình Định: “Người đi trước là người thắng lợi”
Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định chia sẻ thông tin tỉnh nhà với các nhà đầu tư

Đặc biệt, tỉnh đã hoàn thành đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội với nhiều dấu ấn quan trọng, như: Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,04%. Sản xuất toàn ngành tiếp tục duy trì ổn định và là bệ đỡ của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp tăng 12,07%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10% vượt kế hoạch đề ra và cũng là năm tăng cao nhất giai đoạn 2020 - 2024 khi có mức tăng hai con số kể từ năm 2010.

Tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 16.000 tỷ đồng, tăng 25,4% so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,75 tỷ USD, vượt 6,2% kế hoạch và tăng 10,5% so với cùng kỳ. Du lịch phát triển sôi động, với nhiều sự kiện lớn, mới mẻ mang tầm quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, giúp lượng khách du lịch đến Bình Định tăng đột biến, đạt hơn 9,2 triệu lượt, vượt 67% kế hoạch năm, doanh thu du lịch đạt 25.500 tỷ đồng (tăng 55,4%).

Các nhà đầu tư Việt Nam cần liên kết xây dựng một khu tái chế lớn tại Bình Định

Tuy nhiên đứng trước những cơ hội “vàng”, Doanh nghiệp Việt Nam lại tỏ ra cẩn trọng. Ông Mai Văn Hoàng – Tổng giám đốc Tập đoàn Growmax chuyên về thủy sản công nghệ cao đã đầu tư tại 27 tỉnh thành. Đứng thứ hai thị trường về tôm. Ông đánh giá cao thịnh tình của lãnh đạo tỉnh Bình Định không nơi nào chào đón nhiệt tình như vậy khi được mời về tỉnh nhà đầu tư. Tuy nhiên, Tỉnh nên thông thoáng, cởi mở điều chỉnh lại các dự án du lịch treo để chọn đầu tư các nhà máy sản xuất, vừa tạo được việc làm cho lao động địa phương. Và chúng tôi cũng cần cụ thể hóa các ưu đãi đặc biệt là gì thì chúng tôi sẽ vào đầu tư ngay, ông Hoàng đề xuất.

Đầu tư tại Bình Định: “Người đi trước là người thắng lợi”
Ông Trần Việt Anh – TGĐ Công ty Công ty Nam Thái Sơn hiến kế Bình Định nên có nhà máy tái chế cho thế giới

Hay ở góc độ là nhà đầu tư có kinh nghiệm ông Trần Việt Anh – TGĐ Công ty Công ty Nam Thái Sơn chia sẻ. Bây giờ giá ưu đãi về đất không còn là thế mạnh để doanh nghiệp quan tâm, mà chính nhân lực là bài toán thu hút tại mỗi địa phương. Hơn 10 năm trước ông ra Hải Dương xây nhà máy vì nguồn lao động phong phú, giờ thì Hải Dương không còn lao động. Trong bản giới thiệu tôi thấy Bình Định chưa phân tích cụ thể tình hình lao động của địa phương, như lao động trẻ chiếm bao nhiêu nhiêu phần trăm, lao động của tỉnh khác về là bao nhiêu, lao động di cư là bao nhiêu? ...

Ông Trần Việt Anh cũng lưu ý về việc vận chuyển logistic, nếu địa phương đó không có cảng nước sâu hoặc có cảng mà tàu trọng tải lớn không vô được thì sẽ gây gánh nặng về Logistic cho doanh nghiệp. Ông ví dụ, Nam Thái Sơn đầu tư nhà máy tại Hậu Giang vì quy hoạch cảng Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ đi vào hoạt động. Giờ này cảng chưa xây nên chúng tôi lại phải quay ngược lại xuất hàng tại cảng Cát Lái (TP.HCM). Chi phí tăng lên rất nhiều. Nếu Bình Định có cảng thì phải cảng nước sâu để tàu có trọng tải lớn vào được.

Ông gợi ý cho các doanh nghiệp, cũng như cho tỉnh Bình Định, Việt Nam chưa có tỉnh nào xây dựng khu tái chế công nghệ cao. Nếu được Bình Định sẽ là tỉnh đầu tiên thành lập một khu tái chế lớn cho thế giới. Gợi ý này được ông Nguyễn Quốc Bảo – CT CLB Bất động sản Việt Nam quan tâm. “Một trung tâm tái chế - làm sao chống ô nhiễm. Cả thế giới bỏ đi mà chúng ta lôi về tái chế lại có ngoại tệ”.

Doanh Nghiệp Việt nên có cách nhìn khác khi đầu tư về các tỉnh xa Hà Nội và TP.HCM

Đầu tư tại Bình Định: “Người đi trước là người thắng lợi”
Ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Định tha thiết kêu gọi những người con Bình Định, các nhà đầu tư cùng quay về Bình Định đầu tư phát triển quê hương

Ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chia sẻ đầy tâm huyết với doanh nghiệp. Ông nói, vốn FDI đổ vào Việt Nam và Bình Định thì cũng mừng đấy, nhưng nhìn doanh nghiệp họ rút lợi nhuận từ đất nước mình về nước họ mà thấy tiếc cho các doanh nghiệp mình. Các tỷ phủ về Bình Định tìm cơ hội đầu tư họ chốt ngay khi chúng tôi đưa ra kế hoạch, tầm nhìn, quy hoạch. Tôi không hiểu doanh nghiệp mình nghĩ gì mà lâu thế, bỏ hết cơ hội. Các doanh nghiệp cũng nên nghĩ khác đi, đừng so sánh các tỉnh xa như Hà Nội và TP.HCM. Với 45 dự án này chúng tôi kêu gọi đầu tư chỉ 1 - 2 năm nữa là hết rồi không còn chỗ để đầu tư nữa đâu. Lúc đó doanh nghiệp muốn đầu tư chỉ còn những dự án nhỏ lẻ. Cơ hội làm càng nhanh càng tốt, làm càng sớm càng tốt. Những người đi trước luôn là người thắng lợi”.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định dẫn chứng, sau buổi xúc tiến đầu tư vào tháng 3/2024 hầu hết các nhà đầu tư tỷ phú của thế giới đã chọn Bình Định. Họ cũng đã đầu tư vào các dự án khu đô thị 6 sao, có dự án lên đến 4.600ha, có dự án 10 tỷ USD. Đã có nhà đầu tư trung tâm tài chính, khu công nghệ cao bán dẫn, khu công nghiệp văn hóa rộng 700ha. Hàng tháng họ tổ chức các hoạt động có quy mô quốc tế, dự kiến thu hút 100.000 khán giả tạo ra một nền công nghiệp giải trí. Năm 2024, có 70 doanh nghiệp về đầu tư với tổng số vốn trên 20.000 tỷ đồng

Chủ tịch Phạm Anh Tuấn cũng cho biết những lợi thế mà tỉnh có, để trở thành điểm đến lý tưởng chúng tôi phải có những giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu. Phải phát triển hạ tầng đồng bộ: Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khá nhanh và hoàn chỉnh đồng bộ các trục đường Bắc - Nam: Cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam và đường ven biển; các tuyến đường kết nối trục Đông - Tây. Tỉnh tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm, đặc biệt dự án đường ven biển đoạn cầu Thiện Chánh (thị xã Hoài Nhơn) đi Quảng Ngãi, với tổng mức đầu tư khoảng 1.088 tỷ đồng, sẽ được triển khai từ năm 2025 đến 2028.

Nâng cao hiệu quả hoạt động cụm cảng Quy Nhơn, quy hoạch, đầu tư cảng biển nước sâu quy mô lớn (Cảng Phù Mỹ, Cảng Hoài Mỹ…). Đầu tư, nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát để hướng dến mục tiêu đón các chuyến bay quốc tế trong thời gian đến.

Chúng tôi quyết tâm cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư: Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các dự án lớn và nâng cao năng lực cạnh tranh, tỉnh đặt mục tiêu hết năm 2025, các chỉ số như PAPI, SIPAS, PAR INDEX và PCI sẽ tăng điểm, xếp hạng trong top 20 địa phương dẫn đầu cả nước. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp, minh bạch hóa quy trình đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp.

Bình Định hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm khoa học và công nghệ hàng đầu Việt Nam: Được đánh giá là tỉnh có ưu thế để phát triển công nghệ vì người Bình Đình giỏi toán nhất nước, Tỉnh Bình Định lấy khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển. Hiện nay, tỉnh đã phối hợp với Tập đoàn FPT khởi công Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo - Đô thị phụ trợ tại Quy Nhơn, tập trung vào nghiên cứu, đào tạo nhân lực và ứng dụng AI trong y tế, giáo dục, nông nghiệp. Đây là bước tiến quan trọng thu hút các doanh nghiệp công nghệ. Bên cạnh đó, Bình Định tiếp tục phát triển Khu đô thị Khoa học Quy Hòa, với Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành, điểm đến của nhiều nhà khoa học và giáo sư đoạt giải Nobel.

Do vậy, qua cuộc tiếp xúc, kêu gọi đầu tư hôm nay, Chủ tịch Phạm Anh Tuấn mong mỏi các nhà đầu tư, nhất là doanh nhân là người Bình Định hãy quay về quê hương đầu tư, đóng góp cho sự thịnh vượng của quê nhà,

Bình Định ưu tiên đầu tư các lĩnh vực nào?

Thứ nhất, Lĩnh vực Nông, lâm nghiệp - thủy sản: Các nhà máy chế biến gia súc, gia cầm; chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng; chế biến thủy sản; chế biến nông, lâm sản.

Thứ hai, Lĩnh vực Công nghiệp: Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; các nhà máy sản xuất linh kiện, sản xuất và lắp ráp ô tô; sản xuất động cơ điện chuyên dùng; sản xuất dây và cáp điện, thiết bị và phụ kiện điện; sản xuất mặt hàng thời trang và sản phẩm da giày cao cấp; các dự án năng lượng tái tạo (gió, mặt trời...).

Thứ ba, Lĩnh vực dịch vụ cảng và logistics: Cảng nước sâu, Trung tâm logistics ở huyện Phù Mỹ; cảng cạn ICD, logistics ở các huyện Vân Canh và Tuy Phước.

Thứ tư, Lĩnh vực Du lịch: Khu du lịch Tân Thanh, huyện Phù Cát; Khu vui chơi giải trí Night Paradise Nhơn Hội, Khu du lịch Eo Vượt, Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Nại đều thuộc thành phố Quy Nhơn; Sân golf tại huyện Tây Sơn; Khu du lịch sinh thái trải nghiệm Vĩnh Sơn, Khu du lịch sinh thái huyện Vĩnh Thạnh; Khu du lịch sinh thái La Vuông (thị xã Hoài Nhơn).

Thứ năm, Lĩnh vực Kinh tế đô thị: Khu đô thị Nam Đề Gi và Bắc Đề Gi; các khu đô thị phía Đông Đầm Thị Nại, thành phố Quy Nhơn.

Thứ sáu, Lĩnh vực y tế, giáo dục: Mời gọi các dự án đầu tư bệnh viện quốc tế, trường liên cấp song ngữ quốc tế.

Thứ bảy, Lĩnh vực công nghệ thông tin: Mời gọi các dự án sản xuất phần mềm; trung tâm dữ liệu (Big Data); các dự án linh kiện bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng...

Tin bài khác
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.