Đầu tư nhà ở xã hội bằng vốn đầu tư công: Lợi ích và giá trị cho cộng đồng

14:17 01/04/2024

Nhà ở xã hội là một vấn đề quan trọng trong hệ thống kinh tế và xã hội. Để giải quyết bài toán nhà ở tạo điều kiện sống tốt cho người dân, đầu tư nhà ở xã hội bằng vốn đầu tư công là giải pháp hữu hiệu nhất.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tại sao nên dùng vốn đầu tư công cho phân khúc nhà ở xã hội?

Để giải quyết bài toán khủng hoảng nhà ở là một vấn đề nghiêm trọng trong mỗi quốc gia. Đầu tư nhà ở xã hội bằng vốn đầu tư công giúp cung cấp những căn nhà giá rẻ hoặc cho thuê với giá ưu đãi cho những người có thu nhập thấp. Điều này giúp giảm bớt áp lực tài chính và cải thiện điều kiện sống cho những người khó khăn trong xã hội.

Theo đó, đầu tư nhà ở xã hội bằng vốn đầu tư công tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong ngành xây dựng và quản lý nhà ở. Việc xây dựng các dự án nhà ở xã hội sẽ tạo ra công việc cho các công nhân, kỹ sư và nhân viên quản lý. Đồng thời, việc vận hành và duy trì các dự án nhà ở xã hội cũng đòi hỏi nhiều nhân lực tham gia, góp phần tạo ra thêm việc làm cho cộng đồng.

Có thể thấy, việc đầu tư nhà ở xã hội bằng vốn đầu tư công giúp tạo ra một môi trường sống công bằng và thịnh vượng hơn cho cộng đồng. Bằng cách cung cấp nhà ở giá rẻ hoặc cho thuê với giá ưu đãi, người dân có thu nhập thấp sẽ có cơ hội sống trong một ngôi nhà an toàn và tiện nghi, góp phần tạo điều kiện cho họ tiếp cận các dịch vụ và cơ hội phát triển khác. Từ đó, giúp giảm bớt khoảng cách giàu nghèo và tạo ra một xã hội công bằng hơn.

Bên cạnh đó, việc đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội bằng nguồn vốn đầu tư công không chỉ giúp giải quyết vấn đề nhà ở, mà còn tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Việc xây dựng các dự án nhà ở xã hội đòi hỏi sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng và vật liệu xây dựng, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế trong lĩnh vực xây dựng. Ngoài ra, việc cung cấp nhà ở xã hội giá rẻ hoặc cho thuê với giá ưu đãi cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng và kích thích các ngành kinh tế liên quan như nội thất, gia dụng, và dịch vụ.

Đặc biệt, khi những người có thu nhập thấp có thể tiếp cận được nhà ở xã hội giá rẻ hoặc cho thuê với giá ưu đãi, điều này giúp đảm bảo ổn định xã hội và giảm bớt sự bất bình đẳng. Người dân không phải lo lắng về việc không có nơi ở, và họ có thể tập trung vào việc phát triển bản thân và gia đình. Điều này tạo ra một môi trường công bằng hơn và cung cấp cơ hội phát triển công bằng cho tất cả các thành viên trong xã hội.

Nguồn vốn vẫn là bài toán khó với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội

Mới đây, Thủ tướng đã có chỉ đạo yêu cầu Bộ Xây dựng cùng các cơ quan nghiên cứu phương án phát hành trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ phát triển phân khúc nhà ở này. Bộ Xây dựng cũng cần nghiên cứu thêm giải pháp về hỗ trợ lãi suất, đầu tư và xây dựng nhà ở xã hội.

Trên thực tế dù là phân khúc được chú trọng và liên tục đẩy mạnh thời gian qua, song, bên cạnh các khó khăn về pháp lý thì nguồn vốn vẫn là bài toán khó với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội.

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, đa số các dự án nhà ở xã hội tính đến thời điểm hiện nay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư công, một số dự án do tư nhân thực hiện. Khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân sách do được bố trí cho các dự án nhà ở xã hội rất ít. Điều kiện, thủ tục phức tạp trong khi nguồn cung nhà ở xã hội còn ít.

Ông Lực cho rằng không nên áp dụng theo các gói, chương trình một vài năm như hiện nay. Đặc biệt, có thể thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội gồm: Nguồn tiền thu từ quỹ đất cho nhà ở xã hội; Vốn góp từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; Phát hành trái phiếu chính phủ/chính quyền địa phương; Vốn đối ứng, bổ sung từ các tổ chức tín dụng trong nước; Nguồn vốn ODA, các tổ chức tài chính quốc tế.

Nhân Hà Phan