Thứ hai 11/11/2024 04:34
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam thực sự trở thành trục "xương sống"

04/12/2023 22:00
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 502/TB-VPCP ngày 4/12/2023 thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
aa
Ảnh minh họa
Đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thực sự trở thành trục "xương sống".

Văn bản nêu rõ: Việc nghiên cứu đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được Bộ Giao thông vận tải thực hiện nghiêm túc, công phu trong thời gian dài; trong đó Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án năm 2010 đã được Bộ Chính trị tán thành chủ trương đầu tư, nhưng chưa được cấp có thẩm quyền thông qua.

Ngày 28/2/2023, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia (Ban Chỉ đạo) đã có Kết luận tại văn bản số 420/TB-VPCP ngày 18/10/2023 của Văn phòng Chính phủ. Bộ Giao thông vận tải đã kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây, tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện Đề án.

Đề án có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình xây dựng, triển khai Đề án cần có sự đồng thuận, góp sức và thực sự vào cuộc của liên ngành trên nhiều lĩnh vực.

Để chuẩn bị đầy đủ nội dung Đề án, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tiếp tục bám sát Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, Kết luận của Ban Chỉ đạo tại văn bản số 420/TB-VPCP; tiếp thu ý kiến của các đồng chí dự họp; giải trình đầy đủ, thuyết phục các ý kiến góp ý, phản biện của các bộ, cơ quan và một số chuyên gia, nhà khoa học; hoàn thiện và chịu trách nhiệm toàn diện về Đề án, báo cáo Thường trực Chính phủ; trong đó, lưu ý một số vấn đề sau đây:

Về căn cứ lập Đề án

Căn cứ chính trị xây dựng Đề án trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị.

Căn cứ thực tiễn dựa trên yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, kinh nghiệm quốc tế (làm rõ thêm kinh nghiệm các nước trên thế giới về phát triển đường sắt tốc độ cao bao gồm cả phương án huy động vốn), với số liệu, dữ liệu kinh tế, kỹ thuật, khoa học để phân tích đầy đủ, rõ nét hơn tác động của đường sắt tốc độ cao đến tổng thể nền kinh tế - xã hội (giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng hiệu quả nền kinh tế; tác động lan tỏa, phát triển đô thị, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thúc đẩy phát triển du lịch...), trên cơ sở tính tương hỗ giữa các phương thức vận tải để nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất phương án đầu tư bảo đảm khả thi, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Về kịch bản phát triển, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, cần dựa vào nhu cầu nội tại về phát triển kinh tế - xã hội nước ta, kinh nghiệm đầu tư đường sắt tốc độ cao trên thế giới để nghiên cứu đầu tư đường sắt tốc độ cao đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới, tốc độ thiết kế 350km/h và thực sự trở thành trục "xương sống" theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đồng thời khai thác hiệu quả tuyến đường sắt hiện có.

Về cơ chế chính sách đặc thù, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, địa phương và doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách "đặc thù đặc biệt cả gói" để báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội khi thông qua chủ trương đầu tư, bao gồm: cơ chế huy động và sử dụng các nguồn vốn; cơ chế sử dụng tiền thu từ sử dụng đất từ các địa phương; cơ chế đào tạo, sử dụng cán bộ, kỹ sư; cơ chế nội địa hóa gắn với phát triển ngành công nghiệp đường sắt; cơ chế thu hút đầu tư PPP; cơ chế hợp tác, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ thông qua FDI; mô hình tổ chức vận hành - kinh doanh... Phải triệt để thực hiện kết luận cuộc họp của Ban Chỉ đạo.

Nghiên cứu tầm quan trọng của giao thông, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao trong việc phát triển đô thị theo định hướng gắn kết với giao thông công cộng (TOD)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo, quá trình triển khai nghiên cứu tiếp theo, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, làm sâu sắc thêm các nội dung sau:

Tầm quan trọng của giao thông, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao trong việc phát triển đô thị theo định hướng gắn kết với giao thông công cộng (TOD). Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu giải pháp khai thác mô hình này.

Về hướng tuyến đường sắt tốc độ cao: Nghiên cứu sử dụng hiệu quả các giải pháp công trình cầu, hầm để đảm bảo hướng tuyến thẳng nhất có thể, đảm bảo khả năng thoát lũ, hạn chế ảnh hưởng đến các khu bảo tồn và chia cắt cộng đồng; xem xét phương án bố trí điểm đầu, điểm cuối tuyến tại trung tâm Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Về tổng mức đầu tư: Do dự án có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật - công nghệ, thời gian thực hiện dài (trên 10 năm) nên cần làm rõ việc tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư chỉ là ước tính ban đầu, số liệu chính xác sẽ tiếp tục được cập nhật ở các bước tiếp theo khi đủ điều kiện, tránh hiểu nhầm trong trường hợp tổng mức đầu tư dự án tăng trong giai đoạn triển khai.

Về nguồn vốn: Bố trí nguồn vốn trong giai đoạn đầu; giai đoạn sau nghiên cứu kết hợp nguồn thu từ giá trị gia tăng phát triển đô thị, kêu gọi xã hội hóa, thu hút vốn tư nhân đầu tư đầu máy, toa xe để kinh doanh vận tải và trả phí cho Nhà nước.

Phát triển nguồn nhân lực phải đi trước một bước. Căn cứ nhu cầu, dự tính số lượng lao động chất lượng cao (tự động hóa, chế tạo máy, chuyển đổi số...), nhân viên kỹ thuật trình cấp có thẩm quyền giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp đường sắt và công nghiệp phụ trợ (cơ khí, chế tạo, luyện kim...) giúp phát triển đường sắt nói chung, đường sắt tốc độ cao nói riêng. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ động tổ chức công tác chuẩn bị (đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ, cơ khí...) để thực hiện quản lý, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao.

Về công tác tư vấn: Nghiên cứu huy động chuyên gia, tư vấn nước ngoài, tổ chức quốc tế có kinh nghiệm về đường sắt tốc độ cao cùng tư vấn trong nước đánh giá kỹ phương án đầu tư bảo đảm khả thi, an toàn, hiệu quả tối ưu.

Tuệ Văn

Tin bài khác
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).
Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Quyết định 54/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai đưa ra quy định chi tiết về các điều kiện, diện tích tối thiểu cho việc tách thửa đất trên địa bàn.
Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Việc liên tiếp đón hàng loạt các dự án lớn và các chủ đầu tư tầm cỡ, giá đất Đông Anh trở nên sôi động trong thời gian gần đây khi mặt bằng giá thiết lập.
Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Dự án sân bay quốc tế Long Thành, công trình trọng điểm quốc gia, vừa được Chính phủ đề xuất điều chỉnh tiến độ hoàn thành Giai đoạn 1 từ 2025 sang cuối 2026.
Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh, cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, đang "lột xác" mạnh mẽ với hàng loạt dự án khu đô thị và hạ tầng quy mô lớn, hứa hẹn phát triển vượt bậc trước 2025.
Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố rằng đến cuối năm 2024, cả nước dự kiến hoàn thành hơn 243,5km đường ven biển, góp phần quan trọng vào phát triển hạ tầng giao thông.
Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước đang nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ.
Bình Thuận: Chi tiết về điều chỉnh quy hoạch hành chính

Bình Thuận: Chi tiết về điều chỉnh quy hoạch hành chính

Tỉnh Bình Thuận đã thực hiện điều chỉnh lớn về đơn vị hành chính cấp xã nhằm tối ưu hóa việc quản lý dân cư và phát triển hạ tầng đô thị.
TP.HCM muốn huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km đường sắt đô thị

TP.HCM muốn huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km đường sắt đô thị

TP. HCM đang đối diện thách thức lớn trong hạ tầng giao thông. Dự án 183 km đường sắt đô thị với vốn 39 tỷ USD hứa hẹn thay đổi diện mạo và phát triển bền vững.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất dự án tại huyện Thanh Trì

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất dự án tại huyện Thanh Trì

Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5658/QĐ-UBND, tiến hành điều chỉnh và bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 cho huyện Thanh Trì.
Đưa Bàu Bàng thành "Trung tâm đổi mới sáng tạo - công nghiệp" của Bình Dương

Đưa Bàu Bàng thành "Trung tâm đổi mới sáng tạo - công nghiệp" của Bình Dương

Bàu Bàng được kỳ vọng sẽ là động lực mới cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương, góp phần xây dựng một vùng kinh tế năng động, hiện đại và phát triển bền vững.
TP. Hồ Chí Minh sẽ di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch

TP. Hồ Chí Minh sẽ di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch

Từ nay đến hết năm 2025, TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ thực hiện bồi thường, di dời 5.102 căn/6.500 căn, đạt tỷ lệ 78,49% chỉ tiêu đề ra kế hoạch giải tỏa nhà trên và ven kênh rạch.
Những khu vực không được phân lô, bán nền tại Bình Dương

Những khu vực không được phân lô, bán nền tại Bình Dương

Tại các khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm, quanh các công trình điểm nhấn kiến trúc trong đô thị sẽ không được phân lô, bán nền.
Thái Nguyên ưu tiên cải thiện hạ tầng giao thông vận tải

Thái Nguyên ưu tiên cải thiện hạ tầng giao thông vận tải

Trong bối cảnh kinh tế và xã hội phát triển nhanh chóng, Thái Nguyên đang ưu tiên cải thiện hạ tầng giao thông vận tải.
Duyệt đầu tư 2.400 tỷ đồng nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Cà Mau

Duyệt đầu tư 2.400 tỷ đồng nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Cà Mau

Cảng hàng không Cà Mau sẽ được nâng cấp và mở rộng với tổng đầu tư 2.400 tỷ đồng từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), nhằm đảm bảo khai thác máy bay