Đánh giá khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19

15:23 09/11/2022

Năm 2020, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những tác động tiêu cực chưa từng có trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên, nạn nhân chính của đợt bùng phát này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì so với các DN lớn, DN nhỏ và vừa thường không có đủ nguồn lực cả về tài chính và kỹ năng quản lý.

Trong thời gian qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế-xã hội, sức khỏe, đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao sự chung tay, chung sức, đồng lòng, chia sẻ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân với Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và nhân dân cả nước, đóng góp thiết thực, hiệu quả, kịp thời về nhiều mặt trong công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Chủ động, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn, miễn giảm tiền thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất, giảm tiền điện, giá điện…

 Việc bảo đảm các chính sách phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế song hành và hài hòa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và cũng là một yêu cầu rất thách thức. Với sự hỗ trợ của Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) đã khởi động Chương trình kéo dài 4 năm (12/2017-12/2021) với kinh phí trị giá 6,5 triệu đô la Úc.

Chương trình nhằm mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam và đưa Việt Nam tới gần hơn nền kinh tế thị trường. Cụ thể, Aus4Reform sẽ hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế, luật pháp và các thể chế quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam có thể phát huy được tiềm năng của mình. Sáng kiến này cũng sẽ xây dựng mối liên kết giữa Australia và Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm cũng như chuyên môn liên quan. Đáng chú ý, sự hỗ trợ này sẽ giúp Việt Nam đăng ký 1 triệu doanh nghiệp tư nhân chính thức mới vào năm 2020, tăng tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo và thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực kinh tế tư nhân…

Khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19

Sáng nay (9-11), chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), Cục Quản lý đăng ký kinh doanh công bố báo cáo “Nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19, đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước khủng hoảng”.

Kết quả 32,9% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, năng lực quản trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid-19 thành công; 20,5% cho rằng thị trường khách hàng là nguyên nhân chính; 20% lựa chọn khả năng thích ứng với khủng hoảng dựa trên quy mô vốn của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp có khả năng quản trị tốt dễ vượt qua đại dịch hơn.
Doanh nghiệp có khả năng quản trị tốt dễ vượt qua đại dịch hơn..

Các doanh nghiệp còn cho rằng khả năng vượt qua khủng hoảng Covid-19 còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, thời gian hoạt động, năng lực ứng dụng CNTT, chuyển đổi số…

Các trường hợp đã vượt qua đại dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được phát triển, doanh thu, lợi nhuận, kỹ năng đều tăng và hoàn thiện hơn.

Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.

Doanh nghiệp Việt Nam với đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có quy mô nhỏ và thời gian hoạt động ngắn, vì vậy, thường hạn chế về nguồn lực và kinh nghiệm trong ứng phó với những biến động bất ngờ của nền kinh tế, nhất là trong các cuộc khủng hoảng có tác động trên quy mô rộng và thời gian dài như đại dịch Covid-19.

Khi đối diện với các cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp thường không có sự chuẩn bị kịp thời và không có một kế hoạch phù hợp để ứng phó.

Một số giải pháp giúp Doanh nghiệp vượt qua khó khăn phát triển

Tăng cường năng lực đổi mới đối với các DN tư nhân: Theo kết quả nghiên cứu mới công bố của Microsoft và IDC, 74% người giữ vai trò ra quyết định kinh doanh ở châu Á-Thái Bình Dương cho rằng, “đổi mới" hiện là điều bắt buộc, không còn là lựa chọn. Họ nhận thấy rằng, khả năng đổi mới đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất và khả năng chống chịu của DN.

Nghiên cứu của Microsoft và IDC cho thấy, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, số DN nhận thấy đổi mới là khó khăn đã giảm từ 68% xuống 36% ở nhóm DN tiên phong và 74% xuống 54% ở các DN còn lại. Gần một nửa (48%) DN trong khu vực được khảo sát ở thời điểm hiện tại chia sẻ rằng, họ nhận thấy, việc thúc đẩy đổi mới dễ dàng hơn, trong khi đó, tại cuộc khảo sát trước khi Covid-19 xuất hiện, chỉ có một phần tư (27%) trong số đó cảm thấy cần thiết phải đổi mới.

Cũng theo kết quả nghiên cứu này, có 98% DN tiên phong với văn hóa đổi mới tiên tiến nhất đều tin rằng, đổi mới là chìa khóa để nhanh chóng đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường.

Tốc độ số hóa nhanh hơn cũng là chìa khóa để các DN vươn lên mạnh mẽ hơn.

Nghiên cứu cho thấy, 87% DN tiên phong (so với 67% ở nhóm còn lại) sẽ tăng tốc số hóa bằng cách đưa ra các sáng kiến bao gồm sản phẩm kỹ thuật số, thanh toán và thương mại điện tử để đáp ứng với bối cảnh mới.

Các DN tiên phong cũng đang tiến xa hơn trong nhiệm vụ tư duy lại các mô hình kinh doanh, vì đó là chiến lược hàng đầu mà họ đã triển khai để duy trì khả năng chống chịu và đáp ứng tốt hơn với các điều kiện thị trường mới.

Cũng theo nghiên cứu của Microsoft và IDC, giải pháp hiệu quả để khuyến khích DN khu vực tư nhân đổi mới cụ thể gồm:

Tăng cường khả năng chống chịu với công nghệ thông qua việc củng cố cách tiếp cận của DN đối với chuyển đổi kỹ thuật số bằng các công nghệ linh hoạt mang đến sự đơn giản và nhanh nhạy - đám mây, trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, đưa an ninh mạng vào dấu ấn kỹ thuật số của DN.

Đầu tư vào năng lực và kỹ năng của con người trên cơ sở tạo môi trường cởi mở và hòa nhập để thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau. Tích hợp nỗ lực đổi mới tại nơi làm việc cũng là nhiệm vụ cốt yếu để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, có phần thưởng và hình thức khích lệ phù hợp để khuyến khích đổi mới và nâng cao kỹ năng. Theo đó, duy trì tốc độ đổi mới bằng cách khai mở khả năng của người lao động.

Cơ cấu lại DN tư nhân thông qua việc áp dụng và nâng cao hiệu quả của quản trị DN

Cơ cấu lại và áp dụng các thực tiễn quản trị tốt sẽ giúp tăng khả năng quản trị rủi ro để giúp các DN có các phương án kinh doanh phù hợp trong điều kiện môi trường kinh doanh biến động khó lường, đặc biệt là những cú sốc như trường hợp của khủng hoảng Covid-19 đang diễn ra hiện nay. Đầu tư vào quản trị công ty sẽ giúp gia tăng giá trị và lợi nhuận cho DN. Lợi ích quan trọng của quản trị tốt là giảm rủi ro, tăng minh bạch, tăng cam kết, từ đó tăng niềm tin của nhà đầu tư và của thị trường vào DN. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Áp dụng Bộ chỉ số DN bền vững trong quản trị (CSI) đối với các DN, đặc biệt là các DN niêm yết. Đây là một công cụ rất hiệu quả, giúp DN xác định chỗ đứng trên thị trường. Từ đó, thúc đẩy DN phát triển bền vững trong tương lai. Trên thực tế, yêu cầu về sự phát triển bền vững của khách hàng, đặc biệt là khách hàng ở các thị trường phát triển đang ngày càng gia tăng.

CSI được xác định là Bộ chỉ số duy nhất sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; được cộng đồng DN ghi nhận là công cụ quản trị DN hiệu quả, giúp hỗ trợ đắc lực khi lập chiến lược sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển bền vững. Có 70%-90% các DN tham gia chương trình đánh giá theo CSI đều đang thực hiện các hoạt động liên quan đến quản trị bền vững như: Có hệ thống giám sát sự hài lòng của khách hàng, có chính sách phòng, chống tham nhũng và hối lộ, có hoạt động với cộng đồng và bảo vệ môi trường; hơn 80% DN tham gia chương trình này đều có chính sách lao động, quan tâm đến an sinh xã hội và người lao động tốt hơn nhóm DN khác. Ông Phạm Quang Vinh - Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định: “Thông qua chương trình, đặc biệt là thời điểm chống dịch Covid-19 vừa qua tại Việt Nam, các DN đều hiểu rằng, áp dụng chỉ số CSI vào kinh doanh sẽ tăng sự chống chịu cho DN trong mọi hoàn cảnh".

Thực tiễn tại các DN cho thấy, quản trị tốt giúp ngăn ngừa rủi ro, hệ thống vận hành ổn định, có thể kiểm soát tốt hơn chi phí, nhờ vậy DN tập trung nhiều hơn cho tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

 D.A (Tổng hợp)