Thứ sáu 04/07/2025 17:31
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Covid-19 tái bùng phát nghiêm trọng, liệu các quốc gia Châu Á có cần thay đổi chiến lược?

09/08/2021 15:48
Đã hơn một năm trôi qua kể từ những trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện, các nước tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhiều lần khống chế tốt tình hình. Tuy nhiên những tháng gần đây, dịch bệnh tái bùng phát, nhiều nước ban hành các lệ
Đường phố Melbourne vắng bóng người trong đợt đóng cửa lần thứ sáu của nước Úc
Đường phố Melbourne vắng bóng người trong đợt đóng cửa lần thứ sáu của nước Úc. (Ảnh: CNN)

Giờ đây, những đợt bùng phát mới đang đặt ra câu hỏi về chiến lược Zero Covid được Trung Quốc và Úc ưa chuộng, gây ra một cuộc tranh luận lớn về mức độ bền vững của phương pháp này.

Tại điểm nóng Covid-19 tiểu bang đông dân nhất nước Úc, New South Wales, các nhà chức trách cho biết việc đạt tỷ lệ tiêm chủng 50% có khả năng đủ để nới lỏng các hạn chế, một sự thay đổi so với trước đây đất nước này từng nỗ lực đưa các ca bệnh xuống mức “0”. Theo Huang Yanzhong, chuyên gia cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Trung Quốc cho biết ngày càng có nhiều chuyên gia y tế công cộng ủng hộ cách tiếp cận giảm thiểu thay vì đợi dịch biến mất hoàn toàn.

Các chuyên gia chỉ ra sự thay đổi trong phương pháp tiếp cận Covid-19 là xu thế tất yếu cho các vùng lãnh thổ khác như New Zealand và Hồng Kông phải thực hiện khi không thể đóng cửa biên giới mãi mãi. Hiện đặc khu kinh tế Hồng Kông đã xác nhận khoảng 12.000 trường hợp nhiễm bệnh, trong khi New Zealand có hơn 2.880 trường hợp. Karen A. Grépin, phó giáo sư tại Đại học Hồng Kông phân tích: “Chiến lược Zero Covid rõ ràng đã thành công ở một số nơi trên thế giới trong 18 tháng qua. Tuy nhiên, biến thể Delta đã phá vỡ hàng phòng vệ. Lựa chọn của chúng ta hiện nay là cần có quá trình chuyển đổi”.

Trong những tháng trước đây, khi Covid-19 lan rộng khắp Châu Âu và Mỹ, các quốc gia như Trung Quốc và Úc áp dụng cách tiếp cận loại bỏ hoàn toàn các ca nhiễm trong cộng đồng. Nhìn chung, các nước Châu Á – Thái Bình Dương đã có khoảng thời gian ứng phó Covid vô cùng thành công. Dale Fisher, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, cho hay chiến lược của Úc và Trung Quốc tập trung đóng cửa biên giới chặt chẽ và nhanh chóng theo dõi bất kỳ trường hợp nào nghi mắc thông qua xét nghiệm cộng đồng, ước tính khả năng lây truyền tương tự như bệnh thủy đậu và khả năng lây lan cao hơn từ 60% đến 200% so với chủng gốc được tìm thấy tại Vũ Hán. Giáo sư Fisher lập luận: “Tôi tin rằng Trung Quốc và Úc đã đánh giá quá cao tính toàn vẹn biên giới”. Biến thể Delta hoành hành khắp nước Úc cũng là lúc để lộ ra một lỗ hổng lớn trong chiến lược của nước này: triển khai tiêm vaccine chậm chạp. Tính đến chủ nhật, chỉ có 17% dân số 25 triệu người của Úc được tiêm chủng đầy đủ, thấp hơn nhiều so với 58% của Anh hoặc 50% ở Mỹ, đồng nghĩa với khả năng miễn dịch cộng đồng là rất thấp.

Phương pháp tiếp cận Zero Covid

Ben Cowling, một nhà chức trách Trung Quốc cho hay nước này đã tiến hành kiểm tra hàng loạt hoạt động vận tải nội địa sau khi phát hiện hơn 300 trường hợp nhiễm bệnh tại hơn hai chục thành phố trên khắp đất nước. Ông chỉ ra: “Đối với đợt bùng phát này, tôi hy vọng sẽ sớm về con số không nhưng rủi ro vẫn tồn tại trong chiến lược Zero Covid. Đây sẽ không phải đợt bùng phát cuối cùng, sẽ còn nhiều trường hợp khác trong những tháng tới”.

Trên thực tế, chiến lược đưa số ca nhiễm về không không còn hoạt động hiệu quả. Trong khi các quốc gia khác đối mặt với tình trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải và số ca tử vong cao, Trung Quốc và Úc lần lượt báo cáo 4.848 và 939 ca tử vong. Mặc dù ít bị ảnh hưởng hơn nhiều nước khác nhưng rõ ràng Zero Covid dường như đã thất bại. Do đó, các chuyên gia nhận định Zero Covid không còn là chiến lược bền vững. Sau tất cả, các quốc gia đều mong muốn mở cửa trở lại với thế giới. Trong bối cảnh này, các nước cần phải chấp nhận rằng sẽ vẫn có các trường hợp mắc bệnh, đây là sự thay đổi khó khăn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã quen với việc ngăn chặn hoàn toàn virus. Fisher lần nữa kết luận: “Trừ khi bạn đã sẵn sàng tách mình ra khỏi xã hội mãi mãi, Covid sẽ luôn hiện hữu. Vì vậy, vấn đề là khi nào quốc gia cho phép Covid-19 sống chung với xã hội”.

Khó khăn trong thay đổi chiến lược

Ông Huang từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết ở Trung Quốc, các quan chức và phương tiện truyền thông nhà nước đã hết lời ca ngợi chiến lược của nước này và thành công của nó là một dấu hiệu cho thấy ưu thế của Trung Quốc. Ông nói: “Cách tiếp cận dựa trên sự ngăn chặn này vẫn còn phổ biến trong cộng đồng dân cư Trung Quốc. Họ chấp nhận đây là cách tiếp cận hiệu quả duy nhất để đối phó với đại dịch. Vì vậy, chúng tôi không chỉ nói về sự thay đổi cơ cấu của các quan chức chính phủ, mà còn để thay đổi tư duy của người dân, chuẩn bị một chiến lược mới”.

Tuy nhiên từ bỏ Zero Covid không phải là điều Úc và Trung Quốc nhất thiết phải thực hiện ngay lập tức. Theo Fisher, khi hơn 80% dân số được tiêm chủng, các quốc gia có thể nới lỏng biên giới. Trong dữ liệu thử nghiệm được đệ trình WHO, Trung Quốc dựa vào vaccine tự sản xuất bao gồm Sinovac, có hiệu quả khoảng 50% đối với Covid-19 có triệu chứng và 100% đối với bệnh nặng và Sinopharm, có hiệu quả ước tính đối với cả triệu chứng và bệnh nhân phải nhập viện là 79%, thấp hơn vaccine Pfizer / BioNTech và Moderna, vốn có hiệu quả hơn 90% đối với Covid-19 có triệu chứng. Chắc chắn rằng mở cửa biên giới quá sớm sẽ khiến “cái chết” đến nhanh hơn và gần hơn.

Kinh nghiệm chung của Trung Quốc và Australia cũng nêu bật rủi ro rằng mặc dù hạn chế mở cửa biên giới nhưng các quốc gia khó lòng loại bỏ hoàn toàn biến thể Delta cũng như các biến chủng khác. Giáo sư Fisher đưa ra lời khuyên: “Cần phải nhanh chóng tiêm chủng khi trong cộng đồng không có ca mắc hoặc số ca mắc ít” đồng thời khuyến nghị duy trì đeo khẩu trang ngay cả khi tình hình ổn định trở lại. Bên cạnh đó, các quốc gia cần tiếp tục học hỏi cách đối phó với đại dịch từ các nước khác trên toàn cầu. “Nếu ai đó nghĩ rằng dịch bệnh sẽ kết thúc, họ đã sai. Mọi người dân đều phải đối mặt với Covid và sống chung với dịch bệnh trong tương lai. Covid-19 chưa “chào tạm biệt” bất kỳ quốc gia nào”.

TL

Tin bài khác
Đông Nam Á tăng tốc logistics: Cơ hội vàng cho Việt Nam định vị chuỗi cung ứng toàn cầu

Đông Nam Á tăng tốc logistics: Cơ hội vàng cho Việt Nam định vị chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong bối cảnh thương mại khu vực bùng nổ, triển lãm tlacSEA 2025 sẽ là điểm hội tụ chiến lược thúc đẩy phục hồi, số hóa và bền vững ngành logistics Đông Nam Á – đặc biệt là Việt Nam.
Vai trò Việt Nam trong ngành bán dẫn quốc tế

Vai trò Việt Nam trong ngành bán dẫn quốc tế

Vai trò của Việt Nam trong ngành bán dẫn đã được nhiều quốc gia quan tâm tại khuôn khổ Triển lãm Quốc tế lần thứ 21 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo – MTA Vietnam 2025. Sự kiện được tổ chức từ ngày 2-5/7/2025.
HanoiPrintPack 2025: Giới thiệu máy móc in ấn, đóng gói thông minh tại Việt Nam

HanoiPrintPack 2025: Giới thiệu máy móc in ấn, đóng gói thông minh tại Việt Nam

Triển lãm Quốc tế Ngành In ấn và Đóng gói Hà Nội lần thứ 12 (HanoiPrintPack 2025) diễn ra từ ngày 02 – 05/7 tại Trung tâm Triển lãm ICE Hà Nội. Sự kiện giới thiệu máy móc in ấn và đóng gói thông minh tại Việt Nam.
Vietbuild 2025: Sự kiện quốc tế bùng nổ với hơn 600 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Vietbuild 2025: Sự kiện quốc tế bùng nổ với hơn 600 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Từ 25 – 29/6 tại Trung tâm triển lãm Hội nghị Quốc tế SKY EXPO Việt Nam, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh diễn ra Triển lãm Quốc tế VIETBUILD lần thứ nhất trong năm 2025. Sự kiện do Trung tâm Công nghệ Thông tin – Bộ Xây dựng cùng Tập đoàn Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD phối hợp tổ chức
Việt Nam xúc tiến thương mại tại Nga, Belarus: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu

Việt Nam xúc tiến thương mại tại Nga, Belarus: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu

Nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường hợp tác kinh tế với khu vực Á - Âu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ tổ chức đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus từ ngày 16 - 24/9/2025.
Các doanh nghiệp du lịch châu Âu, Trung Đông gọi Đà Nẵng là “thành phố của những bất ngờ”

Các doanh nghiệp du lịch châu Âu, Trung Đông gọi Đà Nẵng là “thành phố của những bất ngờ”

Gần 30 đại diện từ các công ty lữ hành hàng đầu châu Âu và Trung Đông đã quy tụ về Đà Nẵng sau khi đường bay Dubai – Đà Nẵng chính thức được hãng hàng không Emirates khai thác từ đầu tháng 6/2025. Cơ hội đón khách cao cấp từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt từ châu Âu và Trung Đông mở ra cho Đà Nẵng, khi đại diện các doanh nghiệp đều dành nhiều lời khen cho các trải nghiệm tại thành phố sông Hàn.
Taste of Queensland 2025: Mở rộng cơ hội hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam và bang Queensland

Taste of Queensland 2025: Mở rộng cơ hội hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam và bang Queensland

Bà Hà Lan Anh – Giám đốc Quốc gia của TIQ tại Việt Nam cho biết ngày càng nhiều nhà đầu tư Việt Nam đóng vai trò then chốt trong hệ sinh thái kinh doanh tại Queensland và còn mở rộng sang giáo dục, y tế và phát triển bền vững.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ pin, ắc quy và lưu trữ năng lượng Việt Nam lần thứ 2

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ pin, ắc quy và lưu trữ năng lượng Việt Nam lần thứ 2

Triển lãm quốc tế công nghệ pin, ắc quy và lưu trữ năng lượng Việt Nam lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 25 – 27/6/2025, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế (I.C.E Hanoi) – số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Loạt sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao có mặt tại TP. Hồ Chí Minh

Loạt sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao có mặt tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều sản phẩm OCOP, các mặt hàng nông nghiệp công nghệ cao, giống vật nuôi… được giới thiệu tại Tuần lễ Giống, nông nghiệp công nghệ cao và sinh vật cảnh TP. Hồ Chí Minh.
Triển lãm Quốc tế chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa: Kết nối chuỗi cung ứng công nghiệp

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa: Kết nối chuỗi cung ứng công nghiệp

Chuỗi Triển lãm Quốc tế chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa sẽ chính thức khai mạc từ 25–27/6/2025 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), mở màn cho hành trình kết nối – trưng bày – giao thương giữa các doanh nghiệp và chuyên gia trong chuỗi cung ứng công nghiệp.
Triển lãm Melbourne Build Expo 2025 (Úc): Cơ hội vàng cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thiết kế Việt Nam tìm thị trường mới

Triển lãm Melbourne Build Expo 2025 (Úc): Cơ hội vàng cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thiết kế Việt Nam tìm thị trường mới

Melbourne Build Expo 2025 – triển lãm xây dựng và thiết kế lớn nhất bang Victoria – sẽ chính thức diễn ra vào ngày 22–23 tháng 10 năm 2025 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Melbourne (MCEC), dưới sự bảo trợ của The Hon Jacinta Allan MP – Thủ hiến bang Victoria.
Thương mại Việt Nam - EU: Chuyển mình tích cực sau 5 năm thực thi EVFTA

Thương mại Việt Nam - EU: Chuyển mình tích cực sau 5 năm thực thi EVFTA

EVFTA không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Việt mà còn mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp châu Âu tiếp cận thị trường 100 triệu dân, với tầng lớp trung lưu đang gia tăng.
Xuất khẩu rau quả: Không có thị trường nào "dễ tính"

Xuất khẩu rau quả: Không có thị trường nào "dễ tính"

Mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 8 tỷ USD của Việt Nam trong năm 2025 xem ra khá nhọc nhằn, nếu bản thân mỗi doanh nghiệp không tuân thủ các tiêu chuẩn của thị trường.
Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng đã thu hút hơn 80 doanh nghiệp và các nhà phân phối tham dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Thụy Điển đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.