Thứ tư 11/12/2024 22:00
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Coolmate và giấc mơ trở thành kỳ lân Việt

10/12/2024 10:57
Startup Coolmate đã tận dụng tốt chuỗi cung ứng nội địa để tạo ra các sản phẩm “Proudly made in Vietnam - Tự hào sản xuất tại Việt Nam".
  CEO Phạm Chí Nhu (ngồi, áo thun đen) cùng đội ngũ các quản lý của Vertex Ventures SEA & India. Ảnh công ty cung cấp
CEO Phạm Chí Nhu (ngồi, áo thun đen) cùng đội ngũ các quản lý của Vertex Ventures.

Coolmate, thương hiệu thời trang nam trực tuyến của Việt Nam, đang khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt tại Đông Nam Á. Thành lập năm 2019, Coolmate đã gọi vốn thành công 6 triệu USD từ Vertex Ventures Đông Nam Á và Ấn Độ – một thành tựu đáng nể giữa thời kỳ "mùa đông công nghệ."

Tờ Tech in Asia đã phân tích mục tiêu trở thành kỳ lân vào năm 2030 của Coolmate. "Điều gì khiến startup này tự tin có thể trụ vững giữa những "gã khổng lồ" như Temu, Shein hay TikTok Shop?", tờ báo đặt câu hỏi.

CEO Phạm Chí Nhu ban đầu bán quần áo trên Shopee, song sớm nhận ra rằng cách này không bền vững. Phí thị trường ăn vào lợi nhuận; đồng thời rất khó để giữ chân khách hàng bằng các sản phẩm không có thương hiệu.

Vì vậy, cùng với 2 người đồng sáng lập khác, vị CEO này ra mắt một nền tảng trực tuyến chuyên bán các mặt hàng thiết yếu cho nam giới, bao gồm quần short, đồ thể thao, áo phông, polo và đồ lót. Khách hàng mục tiêu là những người không muốn hoặc không có khả năng chi trả mức giá cao cho các thương hiệu như Nike hoặc Adidas, song lại thích những sản phẩm chất lượng thay vì đồ Trung Quốc giá rẻ.

Ví dụ, một chiếc áo phông tập luyện dành cho nam trên Coolmate có giá khoảng 200.000 đồng Việt Nam (8 USD), tức bằng khoảng 1/4 giá của các sản phẩm Nike hoặc Adidas. Để so sánh, nhiều áo phông tập luyện dành cho nam trên Temu Việt Nam chỉ có giá dưới 8 USD.

“Chúng tôi không phải là thời trang nhanh. Khách hàng của chúng tôi là những người từ 18 đến 34 tuổi, coi quần áo là thứ thiết yếu và họ ưa chuộng những thiết kế tối giản”, CEO Phạm chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Tech in Asia tại trụ sở chính của Coolmate tại Hà Nội. “Về cơ bản, khách hàng của chúng tôi là những người giống như tôi”, vị CEO 33 tuổi này nói thêm.

CEO Coolmate Phạm Chí Nhu lần đầu tiên gọi vốn thành công với 500.000 USD từ Shark Bình trong Shark Tank Việt Nam mùa 4 năm 2021. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.
CEO Coolmate Phạm Chí Nhu gây nhiều sự chú ý khi được chính "shark Bình" chốt deal và đặt cọc ngay trên sóng chương trình Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ mùa 4 hồi giữa năm 2021.

‏Thị trường thời trang Việt Nam trị giá 6,4 tỷ USD đang phát triển mạnh nhờ tình hình kinh tế thuận lợi và thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Coolmate đã tận dụng tốt chuỗi cung ứng nội địa để tạo ra các sản phẩm “Proudly made in Vietnam - Tự hào sản xuất tại Việt Nam" chất lượng và bền vững, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường như cotton hữu cơ và sợi tái chế, cùng với quy trình sản xuất bền vững. Cam kết này thu hút sự quan tâm của giới trẻ Việt Nam, những người ngày càng chú trọng đến môi trường và tính minh bạch.‏

Các sản phẩm của Coolmate được thiết kế ưu tiên tính tiện dụng hơn là chạy theo xu hướng. Công nghệ độc quyền của hãng giúp phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam, như khả năng khô nhanh.

Để tối ưu chi phí, Coolmate không mở cửa hàng vật lý mà làm việc trực tiếp với các nhà máy tại Việt Nam. Tuy nhiên, CEO Phạm Chí Nhu cũng thừa nhận chuỗi cung ứng trong nước còn nhiều mảnh ghép rời rạc, đặc biệt trong việc cung cấp nguyên liệu phụ như cúc áo hay dây kéo.

Được biết ở Việt Nam, Coolmate là nhà cung cấp hiếm hoi cho phép người tiêu dùng đổi trả hàng hóa trong vòng 60 ngày. Chính sách này ưu việt đến nỗi cứ khách không hài lòng, kể cả mặc rồi cũng có thể… trả lại. Mọi sự nhanh chóng đến mức tiền còn hoàn vào tài khoản trước cả khi shipper đến lấy lại hàng.

“Làm sao thuyết phục người ta khi 50% không hài lòng, mất niềm tin? Họ không tin vào sản phẩm online, và chỉ mua khi rất rẻ hay voucher nhiều. Để thay đổi, bắt buộc chúng tôi phải có chính sách nào đó đủ mạnh. Từ đó, tôi nghĩ ra cam kết đổi trả như vậy, trước là đổi trả 45 ngày, sau nâng lên 60 ngày”, CEO Phạm Chí Nhu nói.

Không thể phủ nhận, chính sách trả hàng của Coolmate là tiền đề để doanh nghiệp chiếm được lòng tin của khách hàng và tạo dựng được uy tín nhanh chóng trên thị trường. Công ty sẽ luôn phải sản xuất ra những sản phẩm chất lượng nhất, công bố thông tin chân thực và chính xác nhất, giao hàng nhanh chóng, đảm bảo nhất (có thể) để giảm thiểu trường hợp khách hàng trả đồ do không ưng ý.

Các sản phẩm của Coolmate được thiết kế ưu tiên tính tiện dụng hơn là chạy theo xu hướng
Các sản phẩm của Coolmate được thiết kế ưu tiên tính tiện dụng hơn là chạy theo xu hướng

Ngoài chính sách hoàn trả miễn phí trong 60 ngày, Coolmate còn tận dụng marketing qua influencer (người có sức ảnh hưởng) để nâng cao lòng trung thành của khách hàng. Hiện tại, phần lớn doanh thu của Coolmate đến từ các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và TikTok Shop.

“Các nền tảng này đầu tư mạnh vào việc giáo dục người tiêu dùng, nên việc xuất hiện ở đó là điều bắt buộc,” CEO Coolmate chia sẻ.

Mô hình của Coolmate hiện là Direct to Customer Ecommerce (D2C Ecommerce), cung cấp sản phẩm may mặc sản xuất tại Việt Nam, bán trực tiếp tới tay khách hàng qua nền tảng thương mại điện tử với giá cả hợp lý hơn do tiết kiệm được nhiều các chi phí mặt bằng và bán hàng truyền thống.

Doanh thu của Coolmate hiện dự kiến tăng gấp đôi hàng năm, đạt 26 triệu USD vào năm 2024 và 45 triệu USD vào năm 2025. Tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức 43% vào năm 2024 và 45% vào năm 2025. Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần (EBITDA) ở mức 6% vào năm 2024, và 12% vào năm 2025.

Với nguồn vốn mới huy động được gần nhất, Coolmate dự kiến sẽ ra mắt dòng sản phẩm đồ tập nữ vào năm 2025, mở rộng sang thị trường Mỹ qua Amazon và thâm nhập thị trường Thái Lan thông qua các nhà phân phối địa phương.

Về phần "go global (tiến ra thị trường quốc tế)", Coolmate sẽ mở rộng vào thị trường Đông Nam Á và Mỹ với doanh thu dự kiến chiếm 30% tổng doanh thu của công ty; đồng thời mở rộng phân khúc khách hàng sang phụ nữ và trẻ em, dự kiến sẽ chiếm 50% doanh thu vào năm 2030. Ngoài ra, Coolmate cũng cam kết đầu tư mạnh mẽ hơn vào đổi mới sản phẩm, tối ưu hóa sản xuất để mang lại một tương lai bền vững.

Tin bài khác
SpaceX của Elon Musk chính thức được định giá 350 tỷ USD

SpaceX của Elon Musk chính thức được định giá 350 tỷ USD

Mức định giá của SpaceX đã tăng mạnh trong vòng một tháng, từ 250 tỷ USD lên 350 tỷ USD, nhờ vào nhu cầu đầu tư cao từ các quỹ và cá nhân.
Startup xAI của Elon Musk huy động thành công 6 tỷ USD

Startup xAI của Elon Musk huy động thành công 6 tỷ USD

Khoản vốn mới sẽ hỗ trợ startup xAI phát triển siêu máy tính tại Memphis và ra mắt các sản phẩm AI cạnh tranh với đối thủ OpenAI và Anthropic.
Startup chip AI Tenstorrent nhận đầu tư 700 triệu USD từ tỷ phú Jeff Bezos và Samsung

Startup chip AI Tenstorrent nhận đầu tư 700 triệu USD từ tỷ phú Jeff Bezos và Samsung

Startup chip AI Tenstorrent dự kiến sử dụng khoản vốn này để mở rộng đội ngũ kỹ sư, tăng cường chuỗi cung ứng toàn cầu, và phát triển các máy chủ đào tạo AI.
SpaceX của Elon Musk có khả năng được định giá ở mức 350 tỷ USD

SpaceX của Elon Musk có khả năng được định giá ở mức 350 tỷ USD

Đây cũng sẽ là mức tăng vượt trội so với định giá trước đó một tháng của SpaceX là 255 tỷ USD, được Bloomberg News và các kênh truyền thông khác đưa tin.
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024)

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024)

Chiều 27/11, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024).
TECHFEST Việt Nam 2024: Hội thảo Khai thác nguồn lực từ chuyển đổi kép cho khởi nghiệp sáng tạo

TECHFEST Việt Nam 2024: Hội thảo Khai thác nguồn lực từ chuyển đổi kép cho khởi nghiệp sáng tạo

Ngày 26/11, tại Hải Phòng, trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024 đã diễn ra Hội thảo “Khai thác nguồn lực từ Chuyển đổi kép (Chuyển đổi số - Chuyển đổi xanh) cho khởi nghiệp sáng tạo”.
TECHFEST Việt Nam sẽ tổ chức tại Hải Phòng với chủ đề "Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

TECHFEST Việt Nam sẽ tổ chức tại Hải Phòng với chủ đề "Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng vừa thông tin về sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 (TECHFEST) tại Hải Phòng.
OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI được cho là đã đàm phán về sản phẩm tìm kiếm với các nhà phát triển trang web và ứng dụng như Conde Nast, Redfin, Eventbrite và Priceline.
Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa?

Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa?

Thực trạng các startup Việt Nam bỏ qua thị trường nội địa là một trong những vấn đề đáng chú ý trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL lần II: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL lần II: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II diễn ra thành công tốt đẹp, mở ra một không gian đối thoại hiệu quả về các mô hình kinh tế xanh, bền vững và khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời khẳng định vai trò của Đồng Tháp trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh khu vực.
CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

Dat Bike đã tăng vốn điều lệ hơn 17 tỷ đồng lên hơn 258 tỷ đồng. Công ty hiện do DAT BIKE PTE. LTD, một pháp nhân đăng ký tại Singapore, sở hữu hoàn toàn.
Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long 2024 thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long 2024 thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Ngày 15/11, Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long lần II chính thức khai mạc tại tỉnh Đồng Tháp, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.
ChatGPT khiến một nền tảng học trực tuyến tại Mỹ "bay hơi" hơn 14 tỷ USD

ChatGPT khiến một nền tảng học trực tuyến tại Mỹ "bay hơi" hơn 14 tỷ USD

Cổ phiếu nền tảng học trực tuyến Chegg đã lao dốc 99% so với đỉnh cao năm 2021, khiến công ty mất 14,5 tỷ USD giá trị do người dùng chuyển sang sử dụng ChatGPT.
Jeff Bezos, OpenAI và các nhà đầu tư hàng đầu rót vốn vào startup Physical Intelligence

Jeff Bezos, OpenAI và các nhà đầu tư hàng đầu rót vốn vào startup Physical Intelligence

Ngoài Jeff Bezos, OpenAI, trên website chính thức, Physical Intelligence cũng liệt kê thêm các nhà đầu tư khác như Khosla Ventures và Sequoia Capital.
Tư duy phản biện - kĩ năng mềm tạo dựng thành công trong khởi nghiệp

Tư duy phản biện - kĩ năng mềm tạo dựng thành công trong khởi nghiệp

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay, tư duy phản biện trở thành một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng đối với các bạn trẻ khởi nghiệp. Nó không chỉ giúp phân tích và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả, mà còn đưa ra quyết định thông minh trong môi trường kinh doanh phức tạp.