
Cơ quan xếp hạng tín dụng đánh giá Nga đã vỡ nợ trên trái phiếu nước ngoài lần đầu tiên kể từ năm 1918, Nga phản đối
Nga sau khi không chi trả khoản lãi 100 triệu đô của 2 trái phiếu sau thời gian ân hạn 30 ngày, đã được đánh giá là vỡ nợ trên trái phiếu nước ngoài lần đầu tiên kể từ cuộc cách mạng Bolshevik hơn một thế kỷ trước.
Sau các báo cáo rằng Moscow đã không trả khoảng 100 triệu USD tiền lãi cho hai trái phiếu trong thời gian ân hạn 30 ngày hết hạn vào Chủ nhật 26/6, Nhà Trắng cho biết vụ vỡ nợ cho thấy sức mạnh của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga kể từ khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
"Tin tức sáng nay xung quanh việc phát hiện Nga vỡ nợ, lần đầu tiên sau hơn một thế kỷ, cho thấy mức độ phản ứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ, cùng với các đồng minh và đối tác, cũng như mức độ ảnh hưởng của lệnh trừng phạt lên nền kinh tế Nga ", một quan chức chính quyền cấp cao cho biết bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cho biết vào đầu tuần rằng, việc chậm trả nợ đã “cấu thành một sự kiện vỡ nợ" và dự đoán Nga sẽ vỡ nợ với nhiều khoản thanh toán hơn trong tương lai, đưa ra một sắc lệnh vào ngày 22 tháng 6 của Điện Kremlin rằng họ sẽ trả nợ nước ngoài bằng đồng Rúp, thay vì các loại tiền tệ mà trái phiếu đã được phát hành.
Nga phủ nhận về việc vỡ nợ, nói rằng các khoản thanh toán đến hạn vào Chủ nhật đã được thực hiện, bằng đô la và euro, vào ngày 27 tháng 5 và tiền đã bị mắc kẹt với Euroclear, một công ty thanh toán bù trừ có trụ sở tại Bỉ.
Sự kiện vỡ nợ đã được nhiều nhà kinh tế học dự đoán sau khi một nửa dự trữ ngoại hối của Nga bị đóng băng và Bộ Tài chính Mỹ chấm dứt việc loại bỏ các lệnh trừng phạt cho phép các trái chủ Mỹ được Nga thanh toán. Liên minh châu Âu cũng gây khó khăn hơn cho Moscow trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình vào đầu tháng này bằng cách xử phạt Trung tâm Lưu ký Thanh toán Quốc gia của Nga, cơ quan quản lý của Nga đối với các trái phiếu ngoại tệ.
Tuy nhiên, sự kiện vỡ nợ của Nga đã xảy ra lâu hơn các nhà hoạch định của châu Âu và Mỹ dự tính khi các biện pháp trừng phạt phần lớn đã không thể làm tê liệt nền kinh tế Nga, vì giá năng lượng tăng cao đã đẩy ngân khố của nước này lên.
Trong khi đó, đồng Rúp của Nga đã tăng lên mức cao nhất trong bảy năm so với đô la Mỹ, sau khi giảm giá mạnh vào giai đoạn đầu của cuộc đụng độ quân sự.
Nga đã xoay sở để trả lại các chủ nợ bằng đô la vào tháng 4 sau một câu chuyện dài khiến nước này trên bờ vực vỡ nợ. Bộ Tài chính Nga cho biết vào tháng 4 rằng họ đã chi trả được 565 triệu tiền trái phiếu châu Âu đến hạn trong năm nay, cũng như 84 triệu tiền trái phiếu châu Âu sẽ đến hạn vào năm 2024. Cả hai khoản thanh toán đều được thực hiện bằng đô la Mỹ, bộ tài chính tuyên bố, theo yêu cầu bởi các quy định hợp đồng của trái phiếu.
Nhưng điều đó đã không thể xảy ra vào khoảng thời gian này, trước những động thái gần đây của các nhà chức trách Mỹ và EU. Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Nga Siluanov được hãng thông tấn nhà nước Ria Novosti dẫn lời nói rằng, các lệnh trừng phạt có nghĩa là Moscow không còn "phương pháp nào khác để có trả tiền cho các nhà đầu tư, ngoại trừ thanh toán bằng đồng rúp của Nga."
Bộ Tài chính Nga cho biết, trong một bài đăng trên Telegram vào ngày 27 tháng 5 rằng Cơ quan Lưu ký Thanh toán Quốc gia Nga đã thực hiện các khoản thanh toán theo yêu cầu là 71 triệu đô la và 26,5 triệu euro.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Các cáo buộc về việc vỡ nợ là không chính xác vì việc thanh toán bằng tiền tệ cần thiết đã được thực hiện sớm nhất vào tháng 5”. Việc tiền chuyển đến Euroclear không được giao cho các nhà đầu tư "không phải là vấn đề của chúng tôi", ông nói. “Vì vậy, không có căn cứ nào để gọi đây là một vụ vỡ nợ.”
Euroclear không thể thanh toán bất kỳ chứng khoán nào với các đối tác đang bị trừng phạt. Kể từ năm 2014, lần cuối cùng phương Tây trừng phạt Nga vì sáp nhập Crimea, Điện Kremlin đã tích lũy được khoảng 640 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Khoảng một nửa trong số đó hiện đã bị đóng băng do các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt sau cuộc xâm lược Ukraine.
Nga hiện đã không thể vay nợ ở nước ngoài và trái phiếu hiện có của họ đã giảm mạnh so với đồng đô la trong giai đoạn kể từ chiến dịch quân sự đặc biệt. Việc vỡ nợ sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến đánh giá tác dụng của Nga, và làm giới hạn việc tiếp cận nguồn vốn nước ngoài của quốc gia này, cũng như tác động đến các trái phiếu của Nga với các quốc gia khác ngoài khối châu Âu và Mỹ.
Hoàng Anh
- Sự bùng nổ EV của Châu Âu đối mặt với những thách thức về lưới điện
- Moody's hạ triển vọng tín dụng của Trung Quốc xuống mức tiêu cực
- Cop28 đang tạo tiền đề cho hoạt động buôn bán hydro toàn cầu
- Anabel Kindersley - CEO Neal's Yard Remedies: Khả năng phục hồi và sự nhanh nhẹn là phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo
- Doanh nghiệp FDI sẽ tạo đòn bẩy để Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Cùng chuyên mục


Sự thống trị về nhiên liệu hạt nhân của Nga trở thành thách thức lớn với các nước phương Tây

Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho các công ty năng lượng từ Hà Lan và Đan Mạch

Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga là bất hợp pháp

Liên doanh của Alibaba tại Nga cắt giảm 40% nhân sự trong bối cảnh chiến tranh với Ukraine
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phục hồi dù vẫn còn rào cản
-
Tối ưu hóa quá trình khử cacbon trong các tòa nhà đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân