Có nên ăn giá đỗ hàng ngày hay không? |
Giá đỗ được biết đến là một trong những loại rau không thể thiếu trong nhiều bữa ăn của người Việt Nam. Chúng không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vi chất trong giá đỗ khá đa dạng, nổi bật nhất là đạm thực vật và vitamin. Giá đỗ không có chất béo, lượng calo cũng rất thấp nên được đánh giá khá cao về độ bổ dưỡng, an toàn cho sức khỏe khi ăn thường xuyên. Ăn giá đỗ không làm bạn béo lên, ngược lại còn rất tốt cho tim mạch, huyết áp... vì làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Ăn bao nhiêu giá đỗ mỗi ngày là tốt nhất? Ảnh minh họa |
Theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người nên ăn ít nhất 400g rau và trái cây mỗi ngày để đảm bảo đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết.
Trong đó, giá đỗ là một loại rau có thể chiếm khoảng 1/4 lượng rau xanh khuyến nghị, tương đương 100g mỗi ngày. Mức ăn này đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ từ giá đỗ mà cơ thể cần. Tuy nhiên, lượng giá đỗ ăn mỗi ngày cũng cần điều chỉnh tùy theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành không nên ăn quá 500g giá đỗ mỗi ngày. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú có thể ăn nhiều hơn, khoảng 150g mỗi ngày. Còn người bị các bệnh như thiếu máu, loãng xương hay mắc các bệnh mãn tính có thể ăn khoảng 200g mỗi ngày. |
Nên ăn giá đỗ sống hay chín? Ảnh minh họa |
Trong các món ăn như trộn gỏi, ăn kèm bún, mì, phở... nhiều người hay lựa chọn ăn giá đỗ sống để bảo toàn dinh dưỡng cũng như độ giòn tự nhiên của giá đỗ, kích thích cảm giác ngon miệng hơn. Tuy nhiên, ăn giá đỗ sống hay chín tốt hơn? Ăn giá đỗ sống có thể gây hại cho sức khỏe hay không?
Nhiều quan điểm cho rằng việc ăn giá đỗ sống sẽ hỗ trợ cơ thể hấp thu được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong giá đỗ, giữ nguyên được hàm lượng vitamin và đạm trong thực phẩm này. Tuy nhiên, giá đỗ là được trồng ở môi trường có độ ẩm cao, ẩm ướt liên tục là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, bám vào giá đỗ và dễ xâm nhập cơ thể nếu dùng giá đỗ để ăn sống.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giá đỗ sống có chứa rất nhiều vi khuẩn, điển hình nhất là 2 dạng khuẩn phổ biến bao gồm salmonella và E.coli. Khi ăn phải giá đỗ sống nếu quy trình sản xuất giá đỗ không đảm bảo sẽ dẫn đến giá đỗ chứa nhiều vi khuẩn hoặc các chất hóa học, bảo vệ, tăng trưởng thực vật, việc này sẽ dễ gây triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, sốt cao, tiêu chảy, đi ngoài có máu...
Các triệu chứng ngộ độc khi ăn giá đỗ sống có nhiều vi khuẩn thường xuất hiện sau khi ăn khoảng 4 - 48 giờ và thậm chí gây biến chứng nặng như tử vong nếu không kịp thời điều trị, kiểm soát triệu chứng của bệnh.
Vì vậy, khi ăn giá đỗ nên ăn khi đã nấu chín, không nên ăn giá đỗ sống hoặc chỉ trụng qua nước sôi.
Bên cạnh đó, ngoài việc có thể gây ngộ độc thực phẩm do ăn phải giá đỗ sống, bạn còn có thể bị nhiễm hóa chất khi mua phải loại giá đỗ bẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi trồng và chế biến. Khi ăn phải loại giá đỗ nhiễm hóa chất này thường xuyên có thể là nguyên căn dẫn đến nhiều bệnh lý nặng như bệnh về gan, bệnh mãn tính hoặc thậm chí ung thư.
Tóm lại, tốt nhất chỉ nên ăn giá đỗ khi đã xử lý nhiệt và chín hẳn. Khi chọn mua giá đỗ cũng nên ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không mua hàng trôi nổi trên thị trường gây nguy cơ ảnh hưởng lâu dài.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo!