Thứ sáu 22/11/2024 08:04
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp Hoa Kỳ: Kinh nghiệm, mô hình và bài học cho Việt Nam

06/10/2022 15:07
Ở Việt Nam, nông dân hay các doanh nghiệp ở nông thôn chưa tích cực tận dụng công nghệ thông tin trong việc gia tăng sản xuất, nghiên cứu thị trường, hay tiếp thị sản phẩm. Công cuộc chuyển đổi số ở nông thôn và trong ngành nông nghiệp cần rất nhiều

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Hành trình về chuyển đối số

Trong 50 năm vừa qua, từ năm 1972 đến 2022 thế giới còn có 3 cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Khởi đầu từ năm 1972 cuộc cách mạng công nghệ thông tin lần thứ nhất ra đời với sự phát minh ra máy tính cá nhân để bàn.

Năm 1992 cuộc cách mạng thông tin thứ hai bắt đầu với sự ra đời của mạng internet, Sau 30 năm, 1992-2022, mạng internet từ con số không, đến nay thế giới đã có gần 5 tỷ người dùng internet, tức là khoảng 70% dân số thế giới.

Theo Giáo sư Hà Tôn Vinh - Giám đốc Chương trình Đào tạo Lãnh đạo, Đại học California Miramar University, Hoa Kỳ nhận định: "Hai mươi năm qua, thế giới chứng kiến việc phối hợp giữa máy tính cá nhân, điện thoại thông minh di động và mạng internet toàn cầu và sự ra đời của cuộc cách mạng thứ ba, đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số".

"Trong vòng 5 năm tới chúng ta sẽ thấy thế giới bước sang cuộc cách mạng thông tin lần thứ 4, đó là cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo, khi đó máy tính, mạng internet và nhiều ứng dụng sẽ thay dần những việc con người thường làm ở nhà, trong doanh nghiệp, hay tại nhà máy sản xuất hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ, v.v", ông Vinh chia sẻ.

Tại Việt Nam, theo thống kê, hiện có khoảng 98 triệu dân, trong đó khoảng 70% sử dụng internet, 65 triệu người dùng mạng xã hội. Việt Nam có thể thay đổi nhanh chóng, thậm chí là bắt kịp tốc độ chuyển đổi số của thế giới.

Cũng theo ông Vinh, đa số những người dùng mạng xã hội để liên lạc với nhau, xem tin tức, cập nhật thông tin, và gần đây sau Covid-19, để mua sắm online, v.v.

"Điều đáng buồn là Việt Nam vẫn tồn tại khoảng cách rất lớn giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa về khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet. Nông dân hay các doanh nghiệp ở nông thôn chưa tích cực tận dụng công nghê thông tin trong việc gia tăng sản xuất, nghiên cứu thị trường, hay tiếp thị thị trường", Giáo sư Hà Tôn Vinh phân tích thêm

Giáo sư Hà Tôn Vinh chia sẻ tại Diễn đàn “Chuyển đổi số - Động lực phát triển Kinh tế Hợp tác, HTX trong kỷ nguyên mới gắn với thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì
Giáo sư Hà Tôn Vinh chia sẻ tại Diễn đàn “Chuyển đổi số - Động lực phát triển Kinh tế Hợp tác, HTX trong kỷ nguyên mới gắn với thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.

Kinh nghiệm chuyển đổi số và sự thành công của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ

Có thể nói, chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp là cơ hội và là tiền đề để doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm vị thế trên bản đồ nông nghiệp thế giới. Giáo sư Hà Tôn Vinh lấy ví dụ bài học của Hoa Kỳ, chuyển đổi số đã trở thành một phần rất quan trọng của ngành nông nghiệp. Thông tin về các phát kiến khoa học, các ứng dụng công nghệ trong việc nuôi trồng, nhu cầu tiếp cận thị trường nội địa và quốc tế, giới thiệu nông sản phẩm, thông tin về thời tiết địa phương, các gói hỗ trợ tài chính cho nông dân và gia đình,... là những yếu tố tạo nên sự thành công của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ, giúp người nông dân và nhiều thế trẻ ở lại nông thôn, trở nên gắn bó và giàu có ở địa phương mình, tránh việc tạo thêm các áp lực di dân về thành phố.

Cũng theo ông Vinh, sự thành công của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ có thể kể đến như:

- Nông sản phẩm của Hoa Kỳ không những có mặt ở các bang mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Hoa Kỳ không những thành công trong việc bảo đảm an ninh lương thực cho mình mà còn hỗ trợ lương thực thực phẩm cho các nước nghèo trên toàn thế giới.

- Trong vài thập kỷ vừa qua, Hoa Kỳ đã đi tiên phong rất sớm trong việc áp dụng “Chiến lược công nghệ thông tin và CĐS trong ngành nông nghiệp”. Hoa Kỳ, mặc dù là một nước tiên tiến nhất thế giới, nhưng vẫn coi nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, cần thiết nhất cho việc bảo đảm an ninh lương thực Hoa Kỳ và là một trong những cột trụ cho vấn đề ngoại giao và an ninh thế giới.

- CĐS trong ngành nông nghiệp là việc sử dụng và tích hợp các công nghệ tiên tiến trong một hệ thống và chiến lược quốc gia giúp nông dân làm chủ toàn bộ chuỗi cung ứng. Tất cả chỉ vì một mục đích là giúp nông dân sản xuất các nông sản phẩm chất lượng cao với giá thành thấp.

Theo GS Vinh, trong chiến lược 5 năm CĐS Nông nghiệp 2021-2025 của Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, các thiết bị không người lái trong việc phun thước trừ sâu dịch, tưới tiêu, chụp hình từ trên cao - không ảnh, v.v. Gần đây nhất công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối blockchain, công nghệ tiên đoán thời tiết, các thiết bị đo độ ẩm, tưới tiêu, các công nghệ robot, các ứng dụng thương mại điện tử, đã được đưa về nông thôn giúp nông dân làm chủ được 100% quy trình sản xuất và sản phẩm của minh.

Nông nghiệp 4.0 của Hoa Kỳ – là chiến lược lấy công nghệ và Chuyển đổi số làm thành phần cốt lõi của ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế địa phương và quốc gia. Nông nghiệp 4.0 không còn phụ thuộc hoàn toàn vào nước tưới tiêu, thuốc trừ sâu, phân bón như trước đây. Mô hình chuyển đổi số trong nông nghiệp đã giúp cho Hoa Kỳ bảo đảm an ninh lương thực, giảm thiểu nhập khẩu thực phẩm và trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới

“Câu trả lời cho sự thành công của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ nằm ở một số yếu tố quan trọng như: chính sách hỗ trợ tam nông (nông nghiệp, nông thôn, và nông dân) của Chính phủ. Cả 3 thành phần doanh nghiệp đều tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản (doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đa quốc gia). Tất cả đã triệt để sử dụng công nghệ, chuyển đổi số, cơ giới hóa nông nghiệp” - Giáo sư Hà Tôn Vinh phân tích thêm.

Giải pháp để đẩy mạnh "số hóa" ngành nông nông nghiệp Việt Nam

Theo Giáo sư Hà Tôn Vinh, ngành nông nghiêp Hoa Kỳ và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu cho thấy 98% các nông trại, cơ sở sản xuất ở Hoa Kỳ là doanh nghiệp nhỏ, gia đình. Tuy vậy họ đã đóng góp khoảng 88% sản lượng nông phẩm quốc gia. Nhiều hộ gia đình nông dân siêu nhỏ chỉ có doanh thu từ nông trại khoảng 1,000 đô la Mỹ một năm. Nhiều hộ nông dân trong khi đó có thu nhập nhập vài trăm ngàn đến một vài triệu đô la.

Trong khi đó ở Việt Nam, nông dân hay các doanh nghiệp ở nông thôn chưa tích cực tận dụng công nghệ thông tin trong việc gia tăng sản xuất, nghiên cứu thị trường, hay tiếp thị sản phẩm. Công cuộc chuyển đổi số ở nông thôn và trong ngành nông nghiệp cần rất nhiều nỗ lực từ phía Chính phủ cũng như từ các doanh nghiệp và nông dân.

Để xây dựng “Chiến lược Quốc gia về Kinh tế số Nông nghiệp, nông thôn và nông dân” trở thành một trong những cột trụ của ngành kinh tế, Giáo sư Hà Tôn Vinh đã đưa ra một số kiến nghị:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược Quốc gia về Kinh tế số nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân cần được chú trọng hơn, hỗ trợ nhiều hơn để trở thành một trong những cột trụ của ngành kinh tế, sản xuất và thương mại xuất khẩu.

Thứ hai, xây dựng chương trình CĐS quốc gia lấy công nghệ làm nền tảng và công cụ phát triển cho ngành nông nghiệp. Cần có Trung tâm mạng CĐS nông nghiệp quốc gia nơi tất cả nông dân có thể lên mạng xem thông tin, tham khảo tất cả những vấn đề liên quan đến nông nghiệp từ A-Z và tiếp cận thị trường và các phát minh khoa học nông nghiệp,

Thứ ba, cần có nhiều chương trình đào tạo về CĐS, quản trị số cho ngành nông nghiệp, ở cấp trung ương, tỉnh thành phố và địa phương.

Thứ tư, khuyến khích hình thành các hợp tác xã nông nghiệp CĐS, ứng dụng công nghệ cao và có quy mô rộng: xử dụng không ảnh, các thiết bị không người lái để phun thuốc trừ sâu, giám sát chất lượng cây trồng, các động cơ máy móc phân bón, phu nước tưới tiêu, thu gặt, v.v.

Thứ năm, hình thành các thửa ruộng, các nhà vườn có quy mô đất đai rộng để giúp cơ giới hóa nông thôn. Khuyến khích nông dân đưa ruộng đất vào trong các hợp tác xã để được quản lý tốt hơn. Mỗi HTX phải trở thành một doanh nghiệp với nông dân là các cổ đông.

Thứ sáu, khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư vào các HTX địa phương, đưa công nghệ về làng, thu mua sản phẩm để phục vụ cho thị trường địa phương và xuất khẩu.

Thứ bảy, giải tỏa và bỏ hết các rào cản, khoảng cách giữa doanh nghiệp thành thị và nông thôn: tiếp cận tài chính, các khoản vay, v.v

Bảo Bảo

Bài liên quan
Tin bài khác
Phú Thọ: Tập huấn kỹ năng kinh doanh số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Phú Thọ: Tập huấn kỹ năng kinh doanh số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Ngày 19/11, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương tổ chức tập huấn chuyên sâu về kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số nhằm phát triển thương hiệu và xây dựng hình ảnh hiệu quả cho doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX).
VietinBank Phú Thọ: Đồng hành chuyển đổi số tại địa phương

VietinBank Phú Thọ: Đồng hành chuyển đổi số tại địa phương

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (VietinBank Phú Thọ) luôn coi việc tham gia vào quá trình chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Ứng dụng Sáng kiến Hưng Gia: Hiện đại hoá sinh hoạt dòng họ hiệu quả và thiết thực

Ứng dụng Sáng kiến Hưng Gia: Hiện đại hoá sinh hoạt dòng họ hiệu quả và thiết thực

Ứng dụng Sáng kiến Hưng Gia được xây dựng với khát vọng trở thành nền tảng hàng đầu tại Việt Nam trong việc kết nối, bảo tồn và phát huy giá trị gia đình, dòng họ.
Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số

Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghệ số tác động mạnh mẽ đối với du lịch. Chuyển đổi số ngành du lịch thể hiện qua việc thay đổi cách vận hành truyền thống diễn ra mạnh mẽ.
An toàn thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

An toàn thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ; sự gia tăng của các mối đe dọa an ninh mạng đang đặt ra những thách thức cho các tổ chức và doanh nghiệp.
Tiềm năng của thế giới công nghệ Blockchain và tiền điện tử

Tiềm năng của thế giới công nghệ Blockchain và tiền điện tử

Trên thế giới, thị trường tiền mã hóa có những bước phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, mặc dù không được thừa nhận, nhưng một số loại tiền mã hóa trên thế giới như Bitcoin, Ethereum, Litecoin và Ripple... đều đã xuất hiện và có những giao dịch.
An Giang đặt mục tiêu lọt Top 20 địa phương dẫn đầu chuyển đổi số vào năm 2025

An Giang đặt mục tiêu lọt Top 20 địa phương dẫn đầu chuyển đổi số vào năm 2025

An Giang đặt mục tiêu đẩy mạnh Chương trình chuyển đổi số, hướng đến trở thành một trong 20 tỉnh thành tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số vào năm 2025.
Viettel An Giang ra mắt mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu 20 năm hành trình kết nối công nghệ

Viettel An Giang ra mắt mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu 20 năm hành trình kết nối công nghệ

Viettel chính thức khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, trùng với dịp kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động và hướng tới 80 năm ngày thành lập QĐND.
Yên Bái: Hội thảo "Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp"

Yên Bái: Hội thảo "Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp"

Ngày 22/10/2024, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp” thu hút hơn 200 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia.
Đà Nẵng trở thành địa phương đầu tiên ban hành Khung năng lực công dân số

Đà Nẵng trở thành địa phương đầu tiên ban hành Khung năng lực công dân số

Theo Sở TT&TT TP Đà Nẵng, Khung năng lực số cho công dân trên địa bàn TP Đà Nẵng được tham khảo từ khung năng lực số DigComp của Ủy ban châu Âu.
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và hành trình đi ra thế giới

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và hành trình đi ra thế giới

Việt Nam là quốc gia có sự vươn lên mạnh mẽ về công nghệ, nhiều doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiên phong tiến ra thị trường thế giới và thành công rực rỡ.
An Giang: Chuyển đổi số là động lực phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

An Giang: Chuyển đổi số là động lực phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

An Giang xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, động lực phát triển, tạo ra giá trị mới và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cần có đột phá chiến lược cho chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cần có đột phá chiến lược cho chuyển đổi số

Cần có đột phá chiến lược cho chuyển đổi số để chuyển đổi số góp phần quan trọng vào hoàn thành 2 mục tiêu trăm năm. Đó là đột phá về thể chế số, hạ tầng số, dữ liệu số và cán bộ số.
Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Sổ tay này tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, an ninh mạng, tài sản kỹ thuật số, công nghệ tài chính (FinTech), trò chơi và metaverse.