Thứ sáu 22/11/2024 12:02
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Chung cư mini đang ngày càng gây áp lực lên hạ tầng kỹ thuật và xã hội?

17/09/2023 11:22
Chung cư mini là phân khúc nhà ở được nhiều người dân lao động lên thành phố lựa chọn để làm “tổ ấm”, đặc biệt là tại hai thành phố lớn - Hà Nội và TP.HCM. Điều này tạo nên áp lực lớn về hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Vụ cháy chung cư mini xảy ra trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa qua đã mở ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý loại hình nhà ở này. Theo các chuyên gia pháp lý, do pháp luật chưa có quy định riêng đối với loại hình chung cư mini, chỉ áp dụng theo Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác nên việc quản lý còn rất lúng túng.

Trong hơn 10 năm qua, phân khúc nhà ở chung cư mini ngày càng được xây dựng nhiều, đáp ứng nhu cầu về nhà ở tại các đô thị như: TP. Hà Nội, TPHCM. Vậy nhưng, việc xây dựng ngày càng nhiều chung cư mini đã gây ra tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng chống cháy nổ và rất nhiều hệ lụy khác.

Ảnh minh họa
Hiện chưa có quy định riêng đối với loại hình chung cư mini, (Ảnh: Nhân Hà) .

Vào năm 2020, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản nhắc nhở các địa phương tăng cường thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng, kiểm soát trật tự xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ ở (chung cư mini).

Không chỉ riêng TP Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh, tại một số đô thị khác, lợi dụng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, các hộ gia đình, cá nhân cũng đã tự ý xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ theo kiểu nhiều tầng, nhiều căn hộ ở nhưng không tuân thủ các quy định của pháp luật.

Việc vi phạm chủ yếu là xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch, lấn chiếm không gian, chia nhỏ căn hộ, tự ý nâng tầng... sau đó tự do mua bán, chuyển nhượng.

Bộ Xây dựng cũng cảnh báo, thực trạng trên sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy như vi phạm những quy định về phòng cháy chữa cháy dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao trong cộng đồng dân cư; quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; không cấp được giấy chứng nhận sở hữu cho người mua căn hộ; gây ùn tắc giao thông, phá vỡ quy hoạch đô thị,…

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, chung cư mini tự do hoạt động vượt ngoài tầm kiểm soát có nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ những bất cập của các quy định pháp luật về phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.

Chẳng hạn, Luật Nhà ở 2014, tại Điều 46 đã cho phép hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị được phép xây dựng nhà ở có từ 2 tầng trở lên. Trong đó, mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ 2 căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này được công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

Theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ chí Minh (HoREA), quy định đó đã tạo cơ sở pháp lý dẫn đến tình trạng phát triển loại nhà chung cư mini, "chung cư hộp diêm", làm tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, làm phá vỡ quy hoạch, gây trở ngại cho công tác chỉnh trang đô thị.

Bình luận về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, thực trạng trên còn do những hạn chế, bất cập trong công tác thực thi pháp luật. Cụ thể, nhiều khu vực đô thị của một số địa phương đã lợi dụng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, tạo “cửa sau” cho các loại hình này phát triển.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA)
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA).

“Một số hộ gia đình, cá nhân đã tự ý thực hiện xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ theo kiểu nhiều tầng, nhiều căn hộ, không tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng”, ông Châu nói.

Ông cho biết, một nguyên nhân là các đầu nậu và một số doanh nghiệp liên kết với hộ gia đình, cá nhân, móc nối với một số cán bộ cấp cơ sở thoái hóa biến chất để thực hiện các công trình nhà "chung cư mini" trái phép, sai phép.

Từ những bất cập trên, Chủ tịch HoREA cho rằng, cần bãi bỏ nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở. Đây là hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản, không phải là hoạt động "phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân".

Theo đó, trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà ở nhằm mục đích kinh doanh (để bán, cho thuê…) phải lập dự án đầu tư xây dựng theo các quy định pháp luật.

Cùng quan điểm trên, Kiến trúc sư Trịnh Quốc Phương cho hay, hệ thông pháp luật Việt Nam chưa quy định về khái niệm chung cư mini. Nhà chung cư là nhà có 2 tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân.

Theo ông Phương, trường hợp hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở tại đô thị từ 2 tầng trở lên, mỗi tầng có từ 2 căn hộ trở lên và mỗi căn hộ được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng) thì diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ tối thiểu là 30m2 và phải đáp ứng các quy định về nhà chung cư theo quy định tại điều 70 của luật Nhà ở.

Ông Phương cho rằng, chung cư mini cũng là một loại nhà chung cư do đó vẫn mang những đặc điểm chung của nhà chung cư nêu trên. Tuy nhiên, diện tích chung cư mini nhỏ hơn chung cư thông thường, thường có diện tích khoảng 30-45m2 mỗi căn hộ, được bố trí 01 phòng ngủ hoặc có thể cơi nới thành 02 phòng ngủ.

Theo vị kiến trúc sư này, để tiết kiệm chi phí xây dựng, không ít chủ chung cư đã xây dựng trái phép, gây mất an toàn. Điển hình, nhiều chung cư lắp đặt đường điện, đường nước chung một trục kỹ thuật. Các đường điện đi cắt chéo qua nhau, thi công để hở, dễ cháy nổ, chập điện.

“Thông thường, cầu thang của các công trình công cộng cần rộng tối thiểu 1,2m trở lên cho một vế thang. Khoảng cách giữa hai vế thang tối thiểu 100mm - đây là khoảng cách cần để luồn vừa ống nước cứu hỏa”, Kiến trúc sư Phương nói.

Nhân Hà

Tin bài khác
Thu hút 8 dự án đầu tư thứ cấp tại Cụm Công nghiệp hơn 500 tỷ đồng ở Phú Thọ

Thu hút 8 dự án đầu tư thứ cấp tại Cụm Công nghiệp hơn 500 tỷ đồng ở Phú Thọ

Với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 571 tỉ đồng, Cụm Công nghiệp (CCN) Vạn Xuân, huyện Tam Nông đã chào đón 8 dự án đầu tư thứ cấp, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của huyện.
Thị trường bất động sản Bình Dương: Cơ hội và nghịch lý

Thị trường bất động sản Bình Dương: Cơ hội và nghịch lý

Bình Dương, với vị trí chiến lược gần TP.HCM và sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, đã trở thành một điểm nóng trên bản đồ bất động sản Việt Nam.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Chiến lược bất động sản bền vững: "Xanh" từ thiết kế đến vận hành

Chiến lược bất động sản bền vững: "Xanh" từ thiết kế đến vận hành

Ngành bất động sản đang chuyển mình theo xu hướng "xanh", từ thiết kế, xây dựng đến vận hành, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường.
Sun Group đầu tư tại Hà Nam trục đại lộ tầm cỡ thế giới, tôn vinh văn hóa dân tộc

Sun Group đầu tư tại Hà Nam trục đại lộ tầm cỡ thế giới, tôn vinh văn hóa dân tộc

Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
Nghệ An trở thành “điểm sáng” thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp FDI

Nghệ An trở thành “điểm sáng” thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp FDI

Nghệ An trở thành “điểm sáng” thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp FDI. Theo đó, lũy kế đến tháng 11/2024, Nghệ An có 147 dự án FDI với số vốn đăng ký gần 4,9 tỷ USD…
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Hà Nội quyết liệt rà soát công trình "đắp chiếu" nhằm chống lãng phí

Hà Nội quyết liệt rà soát công trình "đắp chiếu" nhằm chống lãng phí

Trước thực trạng nhiều công trình xây dựng dở dang, nằm im, UBND TP. Hà Nội đã ra chỉ thị quyết liệt yêu cầu rà soát, xử lý triệt để nhằm chống thất thoát.
Nghịch lý thị trường bất động sản: Tồn kho nhiều, giá vẫn tăng cao

Nghịch lý thị trường bất động sản: Tồn kho nhiều, giá vẫn tăng cao

Trong bối cảnh tồn kho bất động sản liên tục tăng, giá bán lại không hề giảm mà còn leo thang. Nghịch lý này phản ánh những bất cập trong thị trường.
Hà Nội: Giá đất thổ cư tăng

Hà Nội: Giá đất thổ cư tăng 'sốt', nhà đầu tư hái quả ngọt

Giá đất thổ cư tại Hà Nội đang "sốt", đặc biệt ở các khu vực ven đô như Hoài Đức, Đông Anh, Long Biên, với mức tăng trung bình 10-20%, thậm chí một số nơi lên tới 50% trong vòng một năm qua.