Chủ nhật 17/11/2024 04:50
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Chính thức có logo thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam

12/10/2020 00:00
Sau mấy chục năm được coi là nước xuất khẩu gạo lớn nhất, nhì thế giới mà không có thương hiệu nhận diện, đến ngày 18/12/2018, tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ chính thức công bố logo thương

Nếu như năm 2012, đã có lúc Việt Nam vượt lên Thái Lan về sản lượng gạo xuất khẩu - tiệm cận tới vị trí số 1 thế giới, thì đến năm 2014 lại rơi xuống vị trí thứ ba, sau Thái Lan và Ấn Độ. Năm 2015, Việt Nam không chỉ để tuột mất vị trí thứ 2 thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu, mà chất lượng gạo cũng khó cạnh tranh ngay cả với những nước kém lợi thế về sản xuất lúa gạo như Campuchia. Những bấp bênh này đã buộc ngành hàng lúa gạo phải nhìn nhận nghiêm túc bài toán xây dựng thương hiệu.

Trước những yêu cầu đặt ra, cùng với quyết tâm giữ vững vị thế của một cường quốc xuất khẩu gạo, tháng 5/2015, Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến cuối năm 2018, Bộ NN&PTNT đã lựa chọn được biểu trưng chính thức cho thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam và đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới cấp mã số đăng ký quốc tế.

chinh thuc co logo thuong hieu quoc gia gao viet nam

Chính thức có logo thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam

Ông Martin Albani - Chuyên gia Tập đoàn Tài chính quốc tế IFC - nhận định: Điều đáng mừng là Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu sản phẩm, thương hiệu quốc gia, và họ đã bắt đầu hành động. Sự thay đổi đang diễn ra là chuyển đổi từ sản xuất theo số lượng sang đi sâu vào chất lượng sản phẩm.

Tất nhiên, thương hiệu không chỉ là logo biểu trưng bằng hình ảnh mà phải được khẳng định bằng chất lượng. Nói cách khác, không phải sản phẩm gạo nào cũng được gắn thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam.

Ông Rui Esteves - Phó Chủ tịch cấp cao Kinh doanh toàn cầu Agriworld – nêu quan điểm: Thương hiệu gạo có được từ chất lượng sản phẩm, để đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới, gạo Việt Nam cần nâng cao chất lượng. Những thị trường khắt khe như châu Âu, họ yêu cầu cao về chỉ tiêu dư lượng thuốc trừ sâu, cho nên gạo Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ từ ngoài đồng ruộng cho tới kho và kiểm tra mẫu trước khi xuất đi nước ngoài.

Tại Hội nghị quốc tế mặt hàng gạo Việt Nam diễn ra mới đây, ông Martin Albani nhấn mạnh, cần phải thay đổi từ buôn bán hàng hóa sang thực hiện hoạt động marketing đối với hàng hóa đó. Thương hiệu chính là việc xác định hình ảnh. Trong đó, giai đoạn đầu tiên là đưa ra hình ảnh. Tiếp đó là phát triển thương hiệu. Việc đưa ra thương hiệu không chỉ tác động đến chủ thương hiệu, khách hàng mà còn tác động quan trọng đối với đối tác.

Đưa ra những khuyến nghị đối với Việt Nam, ông Martin Albani nêu quan điểm, mục tiêu thương hiệu của khối khu vực tư nhân thì cần chọn sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm và các lợi ích của nhóm sản phẩm đó. Đối với khu vực công và nhà nước cần xác định mục tiêu phát triển của ngành gạo mà Việt Nam cam kết như tập trung vào chất lượng hay là các khía cạnh khác mà Chính phủ muốn thúc đẩy.

Ông Nguyễn Quốc Toản – quyền Cục trưởng Cục Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT - nhấn mạnh: Định hướng đổi mới và nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại nông sản, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu để bảo hộ sản phẩm là một trong những định hướng quan trọng được Chính phủ chỉ đạo đối với ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Do đó, Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 là nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành, xây dựng chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong sản xuất, thương mại lúa gạo.

Xuất khẩu gạo duy trì xu hướng tích cực ngay từ đầu năm 2018 nhờ tín hiệu nhập khẩu trở lại từ nhiều thị trường, theo cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thương mại. Dự kiến, năm 2018, xuất khẩu gạo đạt 3,2-3,3 tỷ USD. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu năm 2018 và những những năm tiếp theo, Việt Nam sẽ sản xuất gạo theo quy trình sạch, hữu cơ, đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ lúa gạo; tổ chức sản xuất theo quy trình chuẩn, đồng bộ từ khâu giống, canh tác, thu hoạch, đóng gói; xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo hàng hóa có chất lượng. Cùng với việc logo thương hiệu gạo được công bố, hình ảnh hạt gạo Việt Nam được kỳ vọng sẽ cải thiện trong thời gian tới.

Đẩy mạnh quảng bá cho hình ảnh hạt gạo Việt Nam, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho hay, Bộ Công Thương sẽ tăng cường đàm phán, mở cửa thị trường mặt hàng gạo. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu gạo Việt Nam tại những thị trường truyền thống, tiềm năng; làm việc với các kênh phân phối gạo tại thị trường nhập khẩu; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực xây dựng thương hiệu gạo Việt.

Vẫn còn sớm để biết được sự thay đổi của ngành hàng chủ lực này sau khi có được thương hiệu nhận diện. Song đây chắc chắn là hành động thiết thực của Chính phủ trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sản xuất và thương mại lúa gạo.

Nguyễn Hạnh

Tin bài khác
Giá cổ phiếu giảm sâu, Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%

Giá cổ phiếu giảm sâu, Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%

Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024, chi 67.5 tỷ đồng, ngày giao dịch không hưởng quyền 24/11, thanh toán 05/12, khẳng định tăng trưởng ổn định.
Sở hữu 174.6 triệu cổ phiếu Eximbank, Tập đoàn GELEX làm ăn thế nào?

Sở hữu 174.6 triệu cổ phiếu Eximbank, Tập đoàn GELEX làm ăn thế nào?

Tập đoàn GELEX, là doanh nghiệp lớn, vừa nâng sở hữu Eximbank lên 10% vốn điều lệ, phản ánh chiến lược phát triển trong các lĩnh vực thiết bị điện, KCN, BĐS.
Vừa mới thành lập Quang Kim JSC đã chi 310 tỷ mua cổ phiếu VIB

Vừa mới thành lập Quang Kim JSC đã chi 310 tỷ mua cổ phiếu VIB

Mới thành lập chưa đầy 6 tháng, Quang Kim JSC đã chi 310 tỷ đồng để sở hữu 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Liệu đây có là chiến lược và tham vọng của công ty này.
PVN đạt doanh thu “khủng” hơn 820 nghìn tỷ, nộp ngân sách 129,15 tỷ đồng

PVN đạt doanh thu “khủng” hơn 820 nghìn tỷ, nộp ngân sách 129,15 tỷ đồng

Tập đoàn Dầu khí (PVN) đạt doanh thu hơn 820 nghìn tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2024, vượt 10% so với cùng kỳ, hoàn thành kế hoạch tài chính trước 3 tháng.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Chiến thắng của ông Trump có thể mở ra lối thoát cho TikTok tại Mỹ

Chiến thắng của ông Trump có thể mở ra lối thoát cho TikTok tại Mỹ

Sự trở lại của ông Trump có thể mang lại hy vọng cho TikTok khi bị đe dọa cấm tại Mỹ. Dù từng phản đối lệnh cấm này, các động thái của Trump có thể là yếu tố quyết định số phận TikTok.
Tập đoàn Vingroup tách VinFast, thành lập công ty mới vốn gần 2,500 tỷ đồng

Tập đoàn Vingroup tách VinFast, thành lập công ty mới vốn gần 2,500 tỷ đồng

Vingroup tách VinFast thành công ty con mới, Công ty Đầu tư và Phát triển VinFast, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng toàn cầu của VinFast.
Cổ phiếu MSH tăng mạnh sau tin tạm ưng cổ tức 35% bằng tiền

Cổ phiếu MSH tăng mạnh sau tin tạm ưng cổ tức 35% bằng tiền

Cổ phiếu Công ty May Sông Hồng (HOSE: MSH) tăng mạnh lên 52,500 đồng/cp vào 14/11, cao nhất từ tháng 6/2022, sau thông tin tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền.
Chuyển giao công nghệ và liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp địa phương Bình Phước

Chuyển giao công nghệ và liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp địa phương Bình Phước

Đến ngày 30/9, tỉnh Bình Phước đã thu hút được 423 dự án FDI từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
VinGroup và ông Phạm Nhật Vượng cam kết rót 85 nghìn tỷ đồng cho VinFast

VinGroup và ông Phạm Nhật Vượng cam kết rót 85 nghìn tỷ đồng cho VinFast

Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng cam kết tài trợ mạnh mẽ cho VinFast với nguồn vốn lên tới 85 nghìn tỷ đồng trong hai năm tới, nhằm hỗ trợ sự phát triển bền vững và giảm áp lực tài chính ngắn hạn.
Tập đoàn  FLC sẽ chấm dứt 14 siêu dự án bất động sản

Tập đoàn FLC sẽ chấm dứt 14 siêu dự án bất động sản

Tập đoàn FLC đang đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn, buộc phải chấm dứt 14 dự án bất động sản và đối diện với nợ thuế đất lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Thế Giới Di Động dự chi 1.700 tỷ đồng thưởng Tết, mỗi nhân viên 28 triệu

Thế Giới Di Động dự chi 1.700 tỷ đồng thưởng Tết, mỗi nhân viên 28 triệu

Thế Giới Di Động dự chi gần 1.700 tỷ đồng thưởng Tết, với mức thưởng bình quân 28 triệu đồng/người, gấp 2,5 lần năm ngoái, nhờ kết quả kinh doanh khả quan.
Cổ phiếu Samsung chạm đáy trước áp lực thuế mới từ chính quyền ông Trump

Cổ phiếu Samsung chạm đáy trước áp lực thuế mới từ chính quyền ông Trump

Nhà phân tích Lee Min-hee cho rằng nguy cơ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tăng thuế nhập khẩu với hàng Trung Quốc được coi là thách thức lớn với Samsung.
Vinfast nhận hỗ trợ từ Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng

Vinfast nhận hỗ trợ từ Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng

Ngày 12/11/2024, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast.
MobiFone phát triển không gian mới để trở thành Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam

MobiFone phát triển không gian mới để trở thành Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam

Đến năm 2030, MobiFone đặt mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghệ có tỷ trọng doanh thu từ sản phẩm, dịch vụ công nghệ, hoạt động sản xuất công nghiệp.