
Chính phủ chốt không giảm 2% VAT đối với ngân hàng, viễn thông
Như vậy, việc giảm thuế VAT về 8% sẽ không áp dụng với nhóm hàng hóa như viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản...

Việc giảm 2% thuế VAT với một số hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất từ 10% xuống 8% sẽ được áp dụng trong nửa cuối năm 2023, theo đề xuất của Chính phủ trình Quốc hội chiều 24/5. Đây cũng là phương án đã áp dụng năm 2022 theo Nghị quyết 43 của Quốc hội.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền Thủ tướng, trình bày tờ trình, cho rằng, việc giảm thuế này nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh sớm phục hồi.
Thẩm tra, ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách cho biết, một số ý kiến tại Ủy ban đề nghị cân nhắc giảm thuế VAT với tất cả nhóm hàng hóa đang chịu mức thuế suất 10% vì hiện các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều đang gặp khó khăn.
Cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc nên giảm thuế này về 6%, tức giảm 4% so với mức thuế đang áp dụng để "khoan sức dân", nuôi dưỡng nguồn thu. Thời hạn giảm thuế này có thể cân nhắc kéo dài hơn thời gian Chính phủ đề xuất (đến hết 31/12/2023) để đảm bảo ổn định và đủ thời gian chính sách phát huy hiệu quả.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn tác động của việc giảm thuế để bảo đảm đạt được mục tiêu đặt ra như kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh để đóng góp trở lại cho ngân sách Nhà nước.
Chính phủ ước tính ngân sách hụt thu khoảng 24.000 tỷ đồng khi đưa thuế này về 8% trong nửa cuối năm nay, tức giảm 9.000 tỷ đồng so với phương án giảm thuế với tất cả hàng hóa, dịch vụ.
Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ giải trình cụ thể hơn phương án, giải pháp bù đắp các khoản giảm thu và khả năng cân đối của ngân sách năm nay.
P.V
Cùng chuyên mục


Thanh Hóa thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tháng 6 tiếp tục tăng

Thủ tướng: Hà Giang cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển

Nhiều dấu hiệu cho thấy sản xuất công nghiệp đang dần khởi sắc

TPHCM đặt mục tiêu chỉ số cải cách hành chính sẽ vào nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế