
Cần xây dựng "không gian" đưa sản phẩm địa phương OCOP về thành phố
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Central Retail (Siêu thị GO!), cho rằng những nhà làm OCOP đa phần là kinh doanh nhỏ lẻ, không đủ năng lực quảng bá thương hiệu.

Ông Nguyễn Hồng Quyết - giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long (Bình Dương) - nói có tám năm chào hàng siêu thị nhưng gặp không ít khó khăn. Trong đó, có hệ thống siêu thị chào hàng sáu lần nhưng không nhận được hồi âm.
Theo ông Quyết, các hộ nông dân, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đi lại chào hàng rất xa nhưng hầu như không thành công. Ông mong lãnh đạo các sở công thương, trung tâm xúc tiến thương mại, quản lý các siêu thị có cuộc chơi công bằng hơn cho những người làm nông sản, hợp tác xã có năng lực.
"Đây là vấn đề tôi từng nói, vấn đề rất ức chế cho những người làm nông sản. Nông sản chất lượng, giá cả cạnh tranh, đầy đủ giấy tờ nhưng không thể vào siêu thị được" - ông Quyết nói.
Một doanh nghiệp ở Đồng Nai cho rằng chứng nhận tiêu chuẩn của OCOP không được người tiêu dùng đón nhận bằng chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao. Trong khi sản phẩm OCOP phải qua nhiều vòng, là sản phẩm tiêu biểu của địa phương nên cần tạo thêm sân chơi cho giao thương.
Tại Hội nghị, đại diện Bộ phận thu mua ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và thực phẩm tươi sống (Fresh) của Central Retail Việt Nam đã trực tiếp trao đổi với các nhà cung cấp tiềm năng các quy trình vào hàng siêu thị, góp ý về các loại giấy tờ, hồ sơ chào hàng; góp ý cải tiến bao bì mẫu mã sản phẩm sao cho phù hợp hơn với kênh bán lẻ hiện đại, cũng như cung cấp địa chỉ và đầu mối liên hệ… qua đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, Hợp tác xã nhanh chóng đưa hàng hóa vào phân phối, kinh doanh tại Hệ thống siêu thị GO!, Big C thuộc Central Retail.
Lý giải việc khó đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị lớn, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Central Retail (Siêu thị GO!) cho biết, hàng OCOP tại địa phương thì khó bán tại siêu thị địa phương do có nhiều bên ngoài. Các siêu thị luôn ủng hộ sản phẩm OCOP nhưng cần có sự hỗ trợ của địa phương trong việc tập hợp những sản phẩm OCOP, hướng dẫn cho quy chuẩn vào siêu thị cho các nhà cung cấp.
Ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho rằng thời gian qua đã làm nhiều nhưng còn vướng mắc. Nhà nước, nhà phân phối và nhà sản xuất đều có trách nhiệm chung xây dựng giao thương, kết nối để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Trong đó, trách nhiệm nhà phân phối rất quan trọng, bởi chỉ họ mới biết người tiêu dùng cần gì và hướng dẫn lại nhà sản xuất.
Phía Nhà nước phải có sự đầu tư về các vấn đề đào tạo, rèn luyện, huấn luyện những hộ nông dân bình thường từng bước đi lên. Tất cả các tỉnh xây dựng "không gian", các kệ trưng bày sản phẩm địa phương, góp phần đưa sản phẩm địa phương về thành phố.
Thảo Yên t/h
- Tiếp nhận đề nghị miễn trừ phòng vệ thương mại với một số sản phẩm thép nhập khẩu
- Hàng giả, hàng kém chất lượng đổ về "tràn ngập" chợ nông thôn
- Bình Dương: Kết nối các tỉnh, thành nhân rộng mô hình phát triển Khu Công nghiệp kiểu mới của Becamex
- Đà Nẵng: Thông qua nhiều Nghị quyết về phát triển thành phố trong thời gian tới
- Sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc
Cùng chuyên mục


Hàng giả, hàng kém chất lượng đổ về "tràn ngập" chợ nông thôn

Việt Nam nhập khẩu gần 2 tỷ USD gỗ nguyên liệu trong năm 2022

Thành phố Hà Nội dự kiến cho tàu du lịch hồ Tây hoạt động lại

TP. Hồ Chí Minh: Bốn cửa hàng xăng dầu xin giải thể, hai cửa hàng tạm dừng hoạt động

Cà phê Việt Nam chiếm thị phần lớn trong nguồn cung cà phê của Tây Ban Nha
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?