Thứ hai 07/07/2025 04:21
Hotline: 024.355.63.010
Hoạt động Hội

Cân nhắc tránh tăng thủ tục, chi phí cho người dân, doanh nghệp

11/07/2024 22:02
Khi người dân có mức thu nhập cao hơn và thấy rằng cần thiết phải có 1 chữ ký số cho riêng mình thì tự họ sẽ lựa chọn và quyết định, các qui định dưới luật không nên áp đặt để tăng chi phí cho người dân và doanh nghiệp (DN).

Đây là một nội dung được đai diện các đơn vị góp ý tại cuộc họp góp ý dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức ngày 11/7 tại Hà Nội.

Ảnh minh họa
Cuộc họp góp ý dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cho biết, các hội viên băn khoăn về việc một số quy định trong dự thảo sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như làm tăng chi phí cho người dân và DN khi thực hiện giao dịch điện tử với các tổ chức tín dụng, thể hiện trên một số điểm sau: khách hàng phải thanh toán các khoản phí để được cấp, duy trì hiệu lực của chữ ký số với số tiền không nhỏ; không đáp ứng tính kịp thời trong việc cung cấp chứng từ, chứng cứ chứng minh khi phát sinh khiếu nại, tranh chấp với khách hàng; hoạt động giao dịch của ngân hàng phụ thuộc hoàn toàn vào một hoặc một vài tổ chức thứ ba về cung cấp chữ ký số công cộng gây rủi ro...

Số liệu từ Hiệp hội Ngân hàng cho biết, hiện nay có khoảng gần 80% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Nếu theo quy định của dự thảo Nghị định, thì các loại nghiệp vụ chủ yếu của tổ chức tín dụng như nhận tiền tiết kiệm, nhận tiền gửi, cấp tín dụng, giao dịch ngoại tệ… đều yêu cầu có chữ ký điện tử khi giao kết giao dịch.

Theo báo cáo của 1 trong 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, đến thời điểm này, số lượng khách hàng giao dịch trên kênh số của ngân hàng này ước tính khoảng 12 triệu khách hàng, với số lượng giao dịch 6,5-7 triệu giao dịch/ngày (cả năm khoảng 2,3 tỷ giao dịch, bình quân 500 giao dịch/giây). Như vậy, khi dự thảo Nghị định có hiệu lực, với mức chi phí khảo sát qua các CA (Certificate Authority - tổ chức chuyên phát hành và chứng thực những chứng chỉ dạng kỹ thuật số) từ 550.000-1.800.000 đồng/năm, thì hàng năm các khách hàng của ngân hàng này phải chi trả dịch vụ CA Provider lên đến từ 6.600 – 21.600 tỷ đồng chưa kể các chi phí khác phát sinh liên quan đến đầu tư hạ tầng, phát triển, vận hành hệ thống nội bộ cho ngân hàng và trang cấp chứng thư số cho cán bộ trong nội bộ.

Hay một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn cũng ước tính, với khoảng 10,2 triệu khách hàng, lượng giao dịch trung bình phát sinh khoảng 750 triệu giao dịch tài chính/năm, tương đương trung bình khoảng 500 giao dịch/giây. Chi phí dự kiến phát sinh trong trường hợp toàn bộ các giao dịch trên phải sử dụng chữ ký số: Nếu mua chữ ký số theo năm với giá 800.000 đồng/năm (đơn giá trung bình của các nhà cung cấp CA/ Mobile CA), thì tổng mức chi phí để trang bị chữ ký số cho 10,2 triệu khách hàng là khoảng 8.160 tỷ đồng; nếu mua chữ ký số theo giao dịch: 2.500 đồng/lần ký (đơn giá trung bình ký theo lần từ các nhà cung cấp Mobile CA), tổng mức chi phí để trang bị chữ ký số 1.875 tỷ đồng; chi phí sửa đổi các hệ thống để có thể tích hợp việc sử dụng chữ ký số cũng như lưu trữ các giao dịch đã thực hiện chưa có con số chính xác nhưng dự kiến sẽ trên 10 triệu USD.

Đại diện Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, các chi phí này là lớn, không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến người dân và DN

Tại cuộc họp, đại diện các tổ chức tín dụng cho rằng, hiện các ngân hàng đều áp dụng bảo mật 2 lớp, xác thực 2 yếu tố để đảm bảo người thực hiện giao dịch đúng là chủ sở hữu tài khoản. Từ ngày 1/7, các ngân hàng đồng loạt triển khai thêm bước xác thực sinh trắc học theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho khách hàng. Nếu thực hiện thêm phần chữ ký số sẽ ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng, đến trải nghiệm của khách hàng, gia tăng chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng.

Cụ thể, khi áp dụng chữ ký số, ngoài việc các ngân hàng sẽ tăng chi phí khi đầu tư hạ tầng kết nối với nhà cung cấp CA; tăng chi phí rất lớn cho xã hội khi khách hàng phải trả phí mua chữ ký số, trả phí thường niên hàng năm…

Còn đại diện Câu lạc bộ Pháp chế thuộc Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, việc áp dụng chữ ký số sẽ tác động rất lớn đến lệnh chuyển tiền của khách hàng. Nếu tất cả khách hàng dùng chữ ký số thì khi khách hàng chuyển tiền, ngân hàng sẽ phải xác nhận giao dịch, kiểm tra lại dữ liệu, chuyển dữ liệu đối chiếu xác thực với CA, CA phải trả lời xác thực này trong thời gian rất ngắn, chỉ tính bằng giây. Với hàng tỷ giao dịch thì khả năng đáp ứng là rất khó.

Từ những khó khăn trên, các tổ chức tín dụng kiến nghị nên để người dân được quyền chủ động lựa chọn chữ ký số theo nhu cầu sử dụng. Nếu phải dùng thì phải mang tính hệ thống, dùng chung chữ ký số cho tất cả các hoạt động từ giao dịch ngân hàng đến hoạt động dịch vụ công, hành chính; tập trung trên một nền tảng để không ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng; kết hợp một đầu mối duy nhất để kết nối và giảm thiểu chi phí; có thời gian để ngân hàng chuẩn bị trước khi triển khai...

Qua phát biểu, các ý kiến đều đồng tình và ủng hộ hướng tới một xã hội văn minh, mỗi người dân nên có 1 chữ ký số sử dụng cho tất cả các hoạt động, từ giao dịch ngân hàng, hoạt động công ích cũng như kinh doanh, song cần phải xem xét trong bối cảnh thực tiễn từ cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, mức thích ứng dần của người dân, không làm xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như làm tăng chi phí đột biến cho người dân và DN… Chính vì vậy, Luật Giao dịch điện tử đã mở ra hướng tạo điều kiện cho người dân được quyền lựa chọn các hình thức, trong đó có chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn.

Do đó, các đại biểu có chung quan điểm: Khi người dân có mức thu nhập cao hơn, nhận thức và thấy rằng cần thiết phải có 1 chữ ký số cho riêng mình thì tự họ sẽ lựa chọn và quyết định, các qui định dưới luật không nên áp đặt để tăng chi phí cho người dân và DN.

Đánh giá cao các ý kiến góp ý, lãnh đạo Hiệp hội ngân hàng cho biết, sau cuộc họp, Hiệp hội Ngân hàng tổng hợp lại tất cả các ý kiến, cũng như các số liệu về tác động cụ thể của từng ngân hàng khi sử dụng chữ ký điện tử so với chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn, để gửi tới Ban soạn thảo, các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, tiếp thu ý kiến của các tổ chức tín dụng và có những điều chỉnh để Nghị định khi ban hành phù hợp với thực tế.

Cùng ngày Hiệp hội ngân hàng đã tổ chức hội thảo "Rủi ro tài chính và thủ đoạn lừa đảo trong hoạt động tài chính ngân hàng". Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước thông tin, theo số liệu cập nhật đến ngày 10/7/2024, ngành Ngân hàng đã xác thực sinh trắc học với dữ liệu dân cư (thông qua CCCD gắn chip và tài khoản VNeID) được hơn 21,6 triệu khách hàng. NHNN đã có văn bản gửi các đơn vị bảo đảm an ninh, an toàn hơn nữa cho khách hàng thực hiện giao dịch ngân hàng trực tuyến đề nghị rà soát, thiết lập các tiêu chí kỹ thuật của giải pháp xác thực sinh trắc học bảo đảm xác định chính xác chủ thể thực hiện giao dịch, có tính năng phát hiện các hành vi giả mạo dấu hiệu sinh trắc học...

"NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai Kế hoạch 01 về triển khai Đề án 06 để làm sạch dữ liệu, xác thực khách hàng và ứng dụng, triển khai các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng...", bà Nguyễn Thị Thu khẳng định.

Minh Anh

Tin bài khác
IWEDI và Tạp chí Nông nghiệp & Môi trường ký kết hợp tác chiến lược

IWEDI và Tạp chí Nông nghiệp & Môi trường ký kết hợp tác chiến lược

IWEDI cùng Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy truyền thông bền vững, lan tỏa tri thức và trao quyền cho nữ doanh nhân.
Hành trình kết nối cộng đồng tại Trung tâm nạn nhân chất độc da cam TP. Hà Nội

Hành trình kết nối cộng đồng tại Trung tâm nạn nhân chất độc da cam TP. Hà Nội

Chương trình thiện nguyện “Chia sẻ yêu thương – Gắn kết cộng đồng” tại Trung tâm nạn nhân chất độc da cam TP. Hà Nội là hoạt động mang đậm giá trị nhân văn, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” và đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp: Người nộp thuế nói gì?

Mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp: Người nộp thuế nói gì?

Thuế Thành phố Hà Nội đã hoạt động đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp được người dân và cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế ghi nhận, đánh giá cao.
VINASME cùng doanh nghiệp hội viên bàn giải pháp nâng cao kết nối tại hội nghị quý III

VINASME cùng doanh nghiệp hội viên bàn giải pháp nâng cao kết nối tại hội nghị quý III

Hội nghị quý III/2025 của VINASME thể hiện sự gắn kết cộng đồng doanh nghiệp và khẳng định vai trò ngày càng lớn của Hiệp hội trong chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Hội Golf tỉnh Đắk Lắk Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2028

Hội Golf tỉnh Đắk Lắk Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2028

Chiều ngày 02/7, Hội Golf tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2028 với sự tham dự của gần 150 golfer đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ Golf trên địa bàn tỉnh.
Kỳ họp HĐND thứ nhất sau hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận

Kỳ họp HĐND thứ nhất sau hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận

HĐND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ nhất sau hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
Dự thảo Nghị định EPR: Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách “thực chất, khả thi”

Dự thảo Nghị định EPR: Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách “thực chất, khả thi”

Sau hơn hai năm triển khai chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố dự thảo Nghị định EPR hướng dẫn thi hành chi tiết. Tại hội thảo lấy ý kiến ngày 30/6, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội đã đóng góp hàng loạt kiến nghị nhằm đảm bảo tính minh bạch, khả thi và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
2,5 tỷ đồng từ chương trình caravan Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn tặng học sinh, đồng bào khó khăn

2,5 tỷ đồng từ chương trình caravan Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn tặng học sinh, đồng bào khó khăn

Chương trình carnaval "Trở về tuổi thơ tôi 2025" do Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn tổ chức là một sự kiện thiện nguyện kết hợp với hành trình caravan, dự kiến diễn ra từ 31/7 đến 03/8/2025, trên cung đường TP. Hồ Chí Minh - Lâm Đồng - Khánh Hòa - Ninh Thuận – TP. Hồ Chí Minh.
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Khai phóng tiềm năng, kiến tạo tương lai

Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Khai phóng tiềm năng, kiến tạo tương lai

Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 là sự kiện chính sách - đối thoại - hành động quy mô quốc gia do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức từ tháng 7 - tháng 9/2025. Chủ đề của diễn đàn là "Khai phóng tiềm năng - Kiến tạo tương lai Việt".
Thành lập Hiệp hội Chuyển đổi Xanh Việt Nam

Thành lập Hiệp hội Chuyển đổi Xanh Việt Nam

Hiệp hội Chuyển đổi Xanh Việt Nam (VGTA) chính thức được Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt ban vận động thành lập, hướng đến xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, thích ứng các tiêu chuẩn ESG và tận dụng cơ hội từ nền kinh tế carbon thấp.
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2025-2030: Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2025-2030: Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Chiều 27/6/2025, tại thành phố Phan Thiết đã diễn ra Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hữu Thành - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Gốm sứ NOVITA được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ mới.
Miễn giấy phép xây dựng với công trình trong dự án có quy hoạch chi tiết

Miễn giấy phép xây dựng với công trình trong dự án có quy hoạch chi tiết

Ngày 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi). Luật sửa đổi quy định miễn giấy phép xây dựng với công trình trong dự án có quy hoạch chi tiết nhưng chưa miễn giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ tại khu vực có thiết kế đô thị được phê duyệt.
TP. Hồ Chí Minh phát động Giải thưởng báo chí viết về Nghị quyết 57-NQ/TW lần I, năm 2025

TP. Hồ Chí Minh phát động Giải thưởng báo chí viết về Nghị quyết 57-NQ/TW lần I, năm 2025

Nhằm phát huy vai trò tiên phong của báo chí trong việc tuyên truyền, lan tỏa và thúc đẩy triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh chính thức phát động Giải thưởng Báo chí viết về “Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị” - Lần I, năm 2025.
“Doanh nghiệp nhỏ – Chính sách lớn”: Giải mã cơ hội từ Nghị quyết 68 – NQ/TW

“Doanh nghiệp nhỏ – Chính sách lớn”: Giải mã cơ hội từ Nghị quyết 68 – NQ/TW

Hội thảo chuyên đề “Doanh nghiệp nhỏ – Chính sách lớn: Cơ hội từ Nghị quyết 68 – NQ/TW” quy tụ hơn 200 doanh nghiệp và nhiều chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực thuế, luật, tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp.
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi tạo cơ chế linh hoạt cho doanh nghiệp

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi tạo cơ chế linh hoạt cho doanh nghiệp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật vừa được Quốc hội thông qua tạo cơ chế linh hoạt hơn cho việc phê duyệt tiêu chuẩn quốc tế theo hình thức “fast-track” (làm thủ tục nhanh chóng), tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hơn trong đảm bảo chất lượng.