
Các sản phẩm hạt khô Nhật, Hoa Kỳ và Hàn Quốc được nhập khẩu mạnh trong dịp cận tết
Nhật, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là những quốc gia đang được khách hàng Việt ưa chuộng về sản phẩm hạt khô dịp cận tết Nguyên Đán.
Theo tổng hợp, hạt bí giờ đây đã có thêm loại hạt bí được quảng cáo là: Hạt bí Nhật siêu sạch, trồng tại Đà Lạt, hạt điều có hạt điều theo tiêu chuẩn Viet-Gap, hạt hạnh nhân có hạnh nhân nhập khẩu từ Mỹ, hạt dẻ từ Nhật Bản…Ngoài chất lượng được quảng cáo là “siêu bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe”; để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bên cạnh hạt điều, hạt rẻ cười thông thường, nay có thêm hạt điều, hạt rẻ cười rang muối; hạt hạnh nhân vị bơ, vị đào giúp người ăn không bị ngán. Đặc biệt, để phục vụ các “thượng đế” ngại bóc tách vỏ và thích sạch sẽ, tất cả các loại hạt đều có loại đã được tách vỏ, rất tiện lợi khi sử dụng. Hơn thế, chị em không còn phải bối rối vì không biết nên chọn loại hạt nào giữa vô số các loại hạt thơm ngon vì nhà sản xuất/người bán đã chủ động trộn các loại hạt lẫn nhau để người mua có thể mua 1 hộp/gói nhưng được thưởng thức nhiều loại hạt.
Giá bán các loại hạt hiện giao động từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng/kg - tùy loại hạt, tùy xuất xứ. Năm nay, do dịch bệnh kéo dài, gần Tết, số ca F0 lại tăng cao nên nhiều chị em hạn chế đi siêu thị hay cửa hàng tiện lợi mà thường ngồi ở nhà, tại văn phòng để đặt mua. Đây là lý do để các trang facebook bán hàng Tết có lượng đơn lên tới hàng trăm, thậm chí vài trăm đơn/ngày. Nhiều trang facebook còn liên tục thúc giục chị em mua sớm đề phòng gần Tết tắc biên, hàng khó về, giá sẽ lên cao.
Để hút khách, nhiều trang facebook đã tung ra nhiều chương trình bán hàng như: Mix lẫn các loại hạt vào trong các gói quà Tết, bán theo combo, số lượng càng nhiều giá càng giảm, thậm chí mua thông qua inbox giá khác, comment trực tiếp giá khác. Thực tế, nhiều mặt hàng nhìn hình thức như “chị em sinh đôi”, nhưng giá bán lại chênh nhau tới 20-30%. Giải thích cho sự chênh lệch này, nhiều người bán cho rằng, họ gom hàng sớm, số lượng nhiều nên giá tốt. Những người khác thì khẳng định, sở dĩ giá cao là vì hàng nhập khẩu xịn xò, không có chất bảo quản.
“Mua nhanh kẻo hết. Mua sớm vì gần Tết vận chuyển khó khăn, tắc biên hàng sẽ khó về, giá dự báo sẽ tăng cao” là những gì mà người bán khuyến cáo người mua từ trước Tết cả tháng. Tuy nhiên, thực tế đến nay, các loại hạt khô vẫn có thể tìm mua ở rất nhiều nơi như: Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các trang thương mại điện tử, các trang facebook bán hàng…, giá cũng không tăng so với trước đó. Dạo quanh thị trường hạt khô phong phú, đa dạng, dễ dàng nhận thấy, chiếm ưu thế vẫn là các mặt hàng ghi xuất xứ nước ngoài. Tất cả các hiện trạng trên cho thấy thị trường nước nhà vẫn “khát” những thương hiệu hạt khô “cây nhà lá vườn” mới, hiện đại, bắt mắt, có chiến lược lâu dài và chất lượng, giá cả cạnh tranh.
Đỗ Thu
- Bình Dương: Kết nối các tỉnh, thành nhân rộng mô hình phát triển Khu Công nghiệp kiểu mới của Becamex
- Đà Nẵng: Thông qua nhiều Nghị quyết về phát triển thành phố trong thời gian tới
- Sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc
- Lý do gì khiến cựu CEO Twitter "bốc hơi" 526 triệu USD tài sản?
- Du lịch châu Á –Thái Bình Dương sẽ phục hồi 50% mức trước đại dịch trong năm nay
Cùng chuyên mục


Tổng Công ty Becamex IDC phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư Vương quốc Bỉ

Chủ tịch USABC, ông Ted Osius: Doanh nghiệp Mỹ cam kết đầu tư dài hạn tại thị trường Việt Nam

Thổ Nhĩ Kỳ tăng nhập khẩu sắt thép Việt Nam, xuất khẩu tăng mạnh chỉ trong 2 tháng đầu năm

Giải pháp xanh cho nền kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải: Kinh nghiệm Bắc Âu và đề xuất chính sách đối với Việt Nam

Bình Dương tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?