Các thương vụ mua lại là yếu tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp
Đối với các công ty được đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn thường có ba kết quả như sau: Công ty độc lập (thông qua IPO), sáp nhập và mua lại hoặc phá sản. Nhưng không may, nhiều nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ thất bại dẫn đến phá sản chiếm hơn 90% ở các công ty khởi nghiệp. Bên cạnh đó, hành trình từ sơ khai đến khi trở thành công ty đại chúng là chặng đường tương đối ít công ty đạt được.
Triển vọng Khởi nghiệp Toàn cầu năm 2020 của Ngân hàng Thung lũng Silicon chỉ ra, 58% công ty khởi nghiệp kỳ vọng sẽ được mua lại. Vào năm 2020, có khoảng tỷ lệ mua lại các startup do VC hậu thuẫn so với IPO là 10 : 1, cụ thể 1.042 trường hợp được mua lại và 103 công ty tham gia thị trường đại chúng. Ngày nay, các thương vụ mua lại chiếm ưu thế, như Patricia Nakache của Trinity Ventures đã nói trong lời khai trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện: “Mua lại đã trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ trong ngành đầu tư mạo hiểm hiện đại”. Các thương vụ mua lại góp phần vào xây dựng hệ sinh thái lành mạnh cho làn sóng khởi nghiệp. Hơn nữa, mua lại giúp tăng lợi nhuận của các quỹ VC, do đó cho phép đầu tư mạo hiểm huy động vốn mới và đầu tư vào thế hệ doanh nhân tiếp theo. “Hiệu ứng tái chế” này là một trong những động lực chính của sự năng động trong nền kinh tế.
Thay đổi có thể ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh
Các chuyên gia phân tích hai ví dụ nổi bật nhất, bao gồm Đạo luật Cải cách Thi hành Luật Chống độc quyền và Cạnh tranh (CALERA) của Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar và Đạo luật phá vỡ độc quyền Thế kỷ 21 của Thượng nghị sĩ Josh Hawley. Chủ đề chung giữa các đề xuất này là hạn chế hoạt động mua lại của các công ty có giá trị dưới 100 tỷ đô la Mỹ. Dự luật của Klobuchar có nghĩa là nếu chính phủ phản đối việc mua lại tại tòa án liên bang, các bên tham gia mua lại phải chứng minh rằng thương vụ này sẽ không “tạo ra rủi ro đáng kể trong công cuộc giảm bớt cạnh tranh”. Như vậy, về cơ bản các đề xuất này đều sẽ làm ngưng trệ hoạt động của các công ty khởi nghiệp, vô tình tạo ra rào cản thay vì thúc đẩy.
TL