Các công ty khởi nghiệp chịu tổn hại từ các dự luật chống độc quyền nhằm vào Big Tech
- 35
- Khởi nghiệp
- 09:54 25/07/2021
DNHN - Nhiều nhà lập pháp hiện mong muốn kiềm chế quyền lực của các công ty công nghệ lớn nhất bao gồm Amazon, Apple, Facebook và Google. Tuy nhiên đằng sau đó là sự lo ngại gây tổn hại đến nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn là mục tiêu bảo vệ của các dự luật này.

Các nhà đầu tư mạo hiểm bày tỏ sự quan ngại về những nỗ lực của Quốc hội nhằm hạn chế hoạt động mua bán và sáp nhập của các nền tảng đã và đang thống trị nền kinh tế. Một số đề xuất gợi ý chuyển trách nhiệm chứng minh thương vụ sát nhập không ảnh hưởng đến cạnh tranh thị trường cho các công ty liên quan.
Trong khi những người ủng hộ lập luận rằng các dự luật sẽ giúp ngăn chặn các vụ mua lại “sát thủ”, nơi các công ty lớn loại bỏ các đối thủ tiềm năng. Chẳng hạn như Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ đô la. Các nhà đầu tư công nghệ cho biết cốt lõi vấn đề nằm ở làm thế nào để không đánh mất thị trường của các công ty khởi nghiệp và không ảnh hưởng đến sự đổi mới.
Hiệp hội Đầu tư Mạo hiểm Quốc gia Hoa Kỳ (NVCA) chỉ ra mối quan tâm trước tiên là làm nổi bật những thay đổi của luật chống độc quyền sẽ có tác động như thế nào đến các công ty lớn nhất và những người chơi nhỏ hơn có thể phải điều chỉnh ra sao nếu dự luật được thông qua.
Khi các nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào một công ty khởi nghiệp, mục tiêu của họ là thu được lợi nhuận lớn. Trong khi hầu hết các startup đều thất bại, các ngân hàng VCs vẫn có đủ một không gian để “thoát” khỏi tình thế thông qua hai cách: mua lại hoặc niêm yết. Khi một trong hai sự kiện này xảy ra, các nhà đầu tư có thể thu lại ít nhất một phần số tiền và trong trường hợp thuận lợi nhất còn có thể gặt hái được những thành công lớn. Theo NVCA, số lượng công ty khởi nghiệp thông qua mua lại nhiều hơn khoảng mười lần so với IPO. Các nhà đầu tư mạo hiểm nhận định con số này cho thấy tầm quan trọng của việc lên kế hoạch sáp nhập rõ ràng.
Năm công ty công nghệ hàng đầu không phải là những doanh nghiệp duy nhất đạt được các thỏa thuận công nghệ. Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft chiếm khoảng 4,5% giá trị của tất cả các giao dịch công nghệ ở Mỹ kể từ năm 2010, theo dữ liệu công khai do Dealogic tổng hợp.
Không còn đầu tư và đổi mới
Một số công ty đầu tư mạo hiểm trả lời CNBC rằng họ lo lắng về tác động nhỏ giọt mà các hạn chế sáp nhập ảnh hưởng lên toàn bộ hệ sinh thái khởi nghiệp. Nếu thị trường startup không còn đủ “lối thoát”, nhà đầu tư và các quỹ mạo hiểm sẽ chuyển sang nơi khác. Bên cạnh đó là mất khả năng đổi mới. Patricia Nakache, đối tác của Trinity Ventures cho biết: “Nếu hạn chế tiềm năng tạo ra lợi nhuận hấp dẫn từ đầu tư sẽ gây bất lợi thậm chí là giết chết doanh nghiệp và bên rót vốn”.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng viễn cảnh không tồi tệ như phía VC lo sợ. Michael Kades, giám đốc thị trường và chính sách cạnh tranh tại tổ chức phi lợi nhuận Washington cho hay: “Nếu những dự luật trên được thông qua như dự định, nhìn chung sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh hơn, có nhiều người mua tiềm năn hơn. Tôi hiểu nỗi lo của các bên đầu tư mạo hiểm, điều họ quan tâm là công ty của họ sẽ nhận được gì trong những năm tới nhưng việc tăng số lượng người mua tiềm năng cho các công ty đồng nghĩa với thị trường vẫn còn rất phát triển và không chỉ là sân chơi của BigTech”.
Dịch chuyển vốn
Các nhà đầu tư mạo hiểm phân tích các quy tắc mới có thể đẩy nhanh sự chuyển dịch đầu tư mạo hiểm bên ngoài Hoa Kỳ. Trong khi các quốc gia khác bao gồm Canada đã và đang bổ sung các biện pháp khuyến khích các doanh nhân đến và ở lại lập nghiệp thì các quy định đang được xem xét ở Hoa Kỳ ngược lại.
Theo NVCA, Hoa Kỳ đã chứng kiến tỷ lệ đầu tư mạo hiểm toàn cầu giảm từ 84% xuống 52% trong 15 năm qua. Đó là lý do tại sao các nhà lập pháp không nên dựa dẫm vào lý do vốn đầu tư mạo hiểm của Hoa Kỳ có thể theo kịp phần còn lại của thế giới nếu thực hiện các quy định khó khăn mới.
TL
Bài liên quan
#bigtech

Mang lại lợi nhuận khủng cho nhà đầu tư, BigTech Trung Quốc chèn ép các doanh nghiệp nhỏ trong nước
Các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào những công ty Trung Quốc dường như đã mất cảnh giác trước những báo động đến từ Bắc Kinh nhằm kìm hãm những gã khổng lồ công nghệ trong nước, bao gồm cả cổ phiếu niêm yết quốc tế.

Big Tech và ngành công nghệ thắng lớn thời đại dịch
Các công ty công nghệ lớn như Facebook và Amazon đã và đang công bố những khoản doanh thu cùng lợi nhuận khổng lồ, cho thấy sự thống trị trong cuộc sống thời kỳ đại dịch.

Chính trị - Công nghệ: Cuộc chiến xoay quanh chống độc quyền
Vào ngày 10 tháng 4, cuộc điều tra về Tập đoàn Alibaba theo luật chống độc quyền hồi tháng 12 năm ngoái cuối cùng đã có kết quả. Dựa trên việc Tập đoàn Alibaba lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bán lẻ trực tuyến, giới chức nước này đã ban hành án phạt 4% doanh thu bán hàng nội địa vào năm 2019, tổng trị giá 18,228 tỷ NDT. Bài viết này chỉ ra rằng khó khăn lớn nhất trong hoạt động chống độc quyền không nằm ở quy mô và cấu trúc mà nằm ở đặc điểm kỹ thuật và quy trình thực thi quyền lực.

Sẽ ra sao nếu Big Tech thống trị Metaverse?
Giữa một loạt các mối quan tâm toàn cầu, vấn đề thu hút dư luận nhất hiện nay là sẽ ra sao nếu Big Tech thống trị sự phát triển của Metaverse?

Ứng dụng được mệnh danh là "LinkedIn Hàn Quốc" đang cố gắng kiếm tiền từ các gã khổng lồ công nghệ
Blind là một nền tảng xã hội phát triển nhanh chóng ở Hàn Quốc và được mệnh danh là "phiên bản trung thực của LinkedIn". Trong khi LinkedIn mang đến sự tích cực và thông tin cơ bản thì Blind lại là nền tảng chân thực hơn, bộc lộ cả những góc tối của công việc.
Đọc thêm Khởi nghiệp
10 start-up Việt lọt top “người khổng lồ” Asia Pacific
Báo cáo "Emerging Giants in Asia Pacific" (tạm dịch: “Những start-up đang lên ở châu Á – Thái Bình Dương”) do KPMG và HSBC vừa công bố đã cho thấy 10 công ty tư nhân Việt Nam trong danh sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Công ty khởi nghiệp fintech của Ấn Độ Jai Kisan huy động được 50 triệu USD
Jai Kisan cho biết, họ sẽ sử dụng số tiền huy động được để mở rộng các loại hình sản phẩm và tăng cường bổ sung lực lượng lao động.
Alibaba đầu tư hơn 100 triệu USD vào Smartfren Telecom được niêm yết tại Indonesia
Với khoản đầu tư tiềm năng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc được cho là đang tăng cường tiếp cận thị trường Indonesia bằng cách khai thác một trong những tập đoàn lớn nhất của đất nước và hệ sinh thái rộng lớn của họ.
Việt Nam có thể trở thành “Kỳ lân” khởi nghiệp ở Châu Á-Thái Bình Dương
“Kỳ lân” khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tiếp theo của Châu Á và Thái Bình Dương có thể đến từ Việt Nam. Đó là nhận định của báo cáo “Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam” do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố.
TNG Digital của Malaysia thu về 168,3 triệu USD trong vòng gọi vốn
TNG Digital được đồng sáng lập vào năm 2017 bởi Touch 'n Go và Tập đoàn Ant của Trung Quốc. Các cổ đông khác bao gồm công ty bảo hiểm AIA Group và quỹ đầu tư mạo hiểm BowWave Capital có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Startup giao đồ ăn Foodpanda sẽ không đi theo chiến lược của các đối thủ trong khu vực
Hoạt động tại 11 thị trường châu Á, công ty hy vọng sẽ củng cố đội ngũ kỹ thuật và kinh doanh khi phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh trong khu vực như Grab, GoTo và Sea.
Startup Trung Quốc đạt được bước tiến mới trong sản xuất tấm pin mặt trời
Startup DaZheng Micro-Nano Technologies đã đầu tư 80 triệu Nhân dân tệ (tương đương 11,8 triệu USD) để xây dựng một dây chuyền sản xuất với công suất hàng năm 10 megawatt tại tỉnh Giang Tô.
Cuộc đua giành vị trị thống trị toàn cầu của các công ty edtech Ấn Độ và Trung Quốc
Công ty nghiên cứu Redseer ước tính thị trường học trực tuyến của Ấn Độ sẽ đạt 3,5 tỷ USD vào năm 2022, trong khi Grand View Research đưa ra nhận định thị trường học trực tuyến toàn cầu vào năm 2021 đạt 106 tỷ USD. Các công ty khởi nghiệp của Ấn Độ đang tranh giành thị phần của những công ty tiên phong về học trực tuyến có trụ sở tại Hoa Kỳ.
"Siêu startup" của Hồng Kông Animoca Brands huy động được 75 triệu đô la
Công ty cho biết họ sẽ sử dụng số tiền gây quỹ mới nhất của mình cho các hoạt động mua lại, đầu tư và phát triển sản phẩm mang tính chiến lược hơn.
Mô hình kinh doanh thu gom rác thải bùng nổ ở Indonesia
Đông Nam Á với những điểm nóng về xả rác thải nhựa ra đại dương và điều này làm cho khu vực trở thành một thị trường hấp dẫn cho các dự án về môi trường.