Thứ hai 07/07/2025 03:34
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Các cơ quan báo chí và truyền thông tại Thái Nguyên đã chủ động bám sát định hướng tuyên truyền

28/08/2024 15:35
Trong tháng 8/2024, các cơ quan báo chí và truyền thông tại Thái Nguyên đã nỗ lực bám sát định hướng tuyên truyền, kịp thời cập nhật tình hình thiên tai, quảng bá du lịch và cảnh báo các nguy cơ lừa đảo, đảm bảo thông tin chính xác và hiệu quả.
Ảnh minh họa
Hội nghị giao ban báo chí Thái Nguyên tháng 8 năm 2024 đã triển khai nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Sáng 28/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội nghị Giao ban Báo chí tháng 8/2024, nhằm cập nhật và thảo luận về các hoạt động báo chí trong thời gian qua.

Theo đó, trong tháng 8/2024 các cơ quan báo chí và truyền thông tại tỉnh đã chủ động bám sát định hướng tuyên truyền và nhiệm vụ chính trị của đất nước cũng như của tỉnh, nhằm xây dựng các kế hoạch tuyên truyền kịp thời và hiệu quả. Các phương tiện truyền thông đã liên tục cập nhật thông tin về tình hình mưa lũ, những thiệt hại về người và tài sản, cũng như ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Thông tin cảnh báo được truyền tải đầy đủ về tình trạng ngập úng, sạt lở đất, và các nguy cơ an toàn. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, lãnh đạo UBND tỉnh cùng các cơ quan chức năng đã nhanh chóng triển khai các biện pháp khẩn cấp để thống kê thiệt hại, tìm kiếm cứu nạn, và hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng.

Tuyên truyền cũng đã tập trung vào việc phổ biến Công điện số 78/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 11/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ứng phó với nguy cơ mưa lũ, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng đã được đẩy mạnh nhằm quảng bá du lịch Thái Nguyên, làm nổi bật tiềm năng và thế mạnh của ngành du lịch tỉnh, đồng thời giới thiệu các sản phẩm du lịch và điểm đến hấp dẫn. Thông tin về công tác tuyển sinh và chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025, bao gồm cơ sở vật chất, sách giáo khoa, và đào tạo đội ngũ giáo viên, cũng được cập nhật đầy đủ.

Ngoài ra, các cơ quan báo chí còn cung cấp thông tin cảnh báo về các hình thức lừa đảo mới qua mạng xã hội và khuyến cáo người dân cách phòng tránh. Đặc biệt, thông tin về việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Phổ Yên đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” và các đối tượng liên quan cũng được truyền tải rõ ràng, phản ánh sự nghiêm túc trong việc xử lý các vụ việc nghiêm trọng.

Kiểm tra xử phạt đối với nhiều cơ sở vi phạm môi trường

Trao đổi về công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Bình Công, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, cho biết, trong 8 tháng đầu năm, Sở đã tổ chức 71 cuộc kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt đối với nhiều cơ sở vi phạm môi trường.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thông tin, kết quả từ các cuộc kiểm tra cho thấy Sở đã yêu cầu các đơn vị liên quan khắc phục các vấn đề tồn đọng, hoàn chỉnh hồ sơ và thủ tục về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Sở cũng thực hiện kiểm tra đột xuất để giải quyết các phản ánh của cử tri về ô nhiễm môi trường, nhằm báo cáo và giải quyết kịp thời theo quy định của UBND tỉnh.

Ảnh minh họa
Ông Phạm Bình Công, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (Ảnh: Phan Chính)

Để nâng cao công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên cho biết, thời gian qua, Sở đã tích cực hỗ trợ UBND tỉnh trong việc ban hành các chỉ thị và quy định liên quan đến quản lý chất thải rắn.

“Hiện tại, tỷ lệ thu gom rác đã được cải thiện, chuyển từ xử lý chôn lấp sang đốt rác sinh hoạt, và công tác quản lý chất thải rắn tại các cơ sở công nghiệp đã được củng cố”, ông Công nói.

Đối với vấn đề khí thải, đại diện của Sở Tài nguyên và Môi trường cho hay, đang tiếp tục thực hiện quan trắc và giám sát chất lượng không khí ở các khu vực đô thị và nhạy cảm về môi trường. Sở cũng thúc đẩy các cơ sở lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với nguồn thải khí. Sở đã thông báo đến các cơ quan và doanh nghiệp về tình trạng xả thải, yêu cầu các cơ sở công nghiệp thực hiện biện pháp kiểm soát chất thải và xử lý vi phạm đối với các trường hợp xả thải vượt quy chuẩn mà không khắc phục, theo đúng thẩm quyền.

Ông Công cho biết, trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai các biện pháp đồng bộ nhằm kiểm soát ô nhiễm nước thải, khí thải, và chất thải rắn. Sở đã bổ sung 3 Trạm quan trắc nước mặt tự động và 19 điểm quan trắc mới, duy trì hoạt động liên tục cho các trạm quan trắc sông Cầu và sông Công. Đến nay, 7 cơ sở đã hoàn tất việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động cho nước thải và truyền dữ liệu về Sở.

Sở TNMT cũng đang đẩy mạnh kiểm tra và giải quyết các kiến nghị liên quan đến cơ sở có nguy cơ ô nhiễm cao, đặc biệt là cơ sở chăn nuôi. Đồng thời, yêu cầu các dự án hạ tầng phải có hệ thống xử lý nước thải phù hợp với quy hoạch.

Ông Công nhấn mạnh, các biện pháp này đã giúp giảm tốc độ gia tăng ô nhiễm nước và cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Công tác chuẩn bị khai giảng năm học mới

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, năm học 2024 - 2025 đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng trong ngành giáo dục. Đây là năm học cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Ông Hưng cho biết, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sẽ được áp dụng trên toàn bộ các lớp từ 1 đến 12, và Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình này.

Vị Phó Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thông tin, trong năm học này, toàn tỉnh có 677 trường học với tổng số học sinh lên đến 333.238 em, giảm 1.674 em so với năm học trước. Đến nay, 600/677 trường đã đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 88,63%. Đội ngũ cán bộ, giáo viên gần 26.000 người sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành các văn bản quan trọng, bao gồm Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 12/8/2024 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 và Công văn số 2045/SGDĐT-TC-HC ngày 23/8/2024 hướng dẫn các hoạt động đầu năm học. Các hội nghị chuyên môn đã được tổ chức và các văn bản chỉ đạo được ban hành để triển khai nhiệm vụ cho các cấp học, từ Mầm non đến Trung học, đồng thời chú trọng giáo dục Chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật.

Ông Hưng khẳng định, để chuẩn bị cho năm học mới, công tác bồi dưỡng chính trị hè và chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đã được thực hiện hiệu quả. Đặc biệt, các giáo viên đứng lớp các khối lớp 5, lớp 9 và lớp 12 đã được tập huấn để đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

“Về cơ sở vật chất, Sở GDĐT và các địa phương đã chỉ đạo sửa chữa và cải tạo các cơ sở giáo dục, đồng thời huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư trang thiết bị. Nhân Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, Sở GDĐT đã phối hợp với UBND tỉnh tổ chức các đoàn tham dự lễ khai giảng tại các trường học vào ngày 05/9/2024, nhằm động viên và khuyến khích thầy trò phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới”, ông Hưng nói.

Phan Chính

Tin bài khác
Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% – một kết quả tích cực, tạo nền tảng quan trọng để hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8%. Cục Thống kê đánh giá, dư địa cho tăng trưởng vẫn còn lớn, song cũng thẳng thắn chỉ ra hàng loạt rủi ro và điểm nghẽn cần được tháo gỡ một cách quyết liệt, đồng bộ và kịp thời.
Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Trong Công điện mới phát đi ngày 6/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trước ngày 15/7.
Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Điện 1 phối hợp với các nhà thầu vừa hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập ba tỉnh

Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập ba tỉnh

Ngày 3/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ trên cơ sở hợp nhất ba đơn vị quản lý khu công nghiệp của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình.
Ông Nguyễn Văn Thọ được phân công làm Phó Chủ tịch Thường trực TP.Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Văn Thọ được phân công làm Phó Chủ tịch Thường trực TP.Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Văn Thọ sẽ phụ trách các lĩnh vực: hành chính tư pháp, dân tộc - tôn giáo, phòng cháy chữa cháy - cứu hộ cứu nạn, phòng chống tham nhũng - tiêu cực - tội phạm; công tác tiếp công dân, thanh tra, giải quyết khiếu nại - tố cáo, kiểm tra giám sát.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Thuế quan tăng mạnh đã giúp Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD trong tháng 5/2025, hỗ trợ ngân sách quốc gia giữa lúc thâm hụt ngày càng trầm trọng.
TP. Hồ Chí Minh mới tổ chức phiên họp đầu tiên sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh mới tổ chức phiên họp đầu tiên sau sáp nhập

Sáng ngày 04/7/2025, UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức phiên họp đầu tiên kể từ khi hoàn tất quá trình sáp nhập các quận, huyện theo Nghị quyết của Quốc hội. Phiên họp được kết nối trực tuyến với 168 phường, xã và đặc khu, phản ánh quy mô vận hành toàn diện của mô hình chính quyền địa phương hai cấp mới.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.