Bùng nổ tự động hóa hậu Covid-19: Một số công việc liệu còn cần đến bàn tay con người?

10:43 07/09/2021

Để mua một chiếc bánh mì thịt bò nướng tại làn phục vụ riêng dành cho lái xe, bạn có thể nói chuyện với Tori, một trợ lý giọng nói thông minh nhân tạo sẽ nhận đơn và chuyển đến đầu bếp trực tuyến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Đại dịch không chỉ đe dọa đến sức khỏe người dân nước Mỹ mà còn để lại mối lo việc làm lâu dài. Đối mặt với tình trạng thiếu công nhân và chi phí lao động cao hơn, các công ty bắt đầu tự động hóa trong lĩnh vực dịch vụ. Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy rằng những làn sóng tự động hóa như vậy cuối cùng tạo ra nhiều việc làm nhưng đồng thời cũng tước đi công việc ít kỹ năng mà người lao động thu nhập thấp phụ thuộc.

Johannes Moenius, một nhà kinh tế tại Đại học Redlands, cho biết: “Các robot đã vượt ra khỏi khuôn khổ lĩnh vực sản xuất và bước chân vào lĩnh vực dịch vụ”. Những cải tiến trong công nghệ robot cho phép máy móc làm nhiều công việc mà trước đây cần đến con người như nhào bột bánh pizza, vận chuyển, kiểm tra đồng hồ đo, phân loại hàng hóa. Ưu điểm của máy móc là không bị bệnh hoặc lây nhiễm Covid-19, không xin nghỉ vì bất kỳ lí do nào.

Các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận thấy rằng, các đại dịch trong quá khứ đã khuyến khích các công ty đầu tư vào máy móc theo những cách có thể thúc đẩy năng suất nhưng cũng “giết chết” một số việc làm và người lao động: “Kết quả của chúng tôi báo cáo về những lo ngại trước sự gia tăng của robot trong đại dịch Covid-19 dường như là chính đáng”.

Hậu quả nặng nề nhất có lẽ rơi vào những phụ nữ ít học lương thấp và dễ nhiễm virus. Có thể kể đến các loại hình việc làm như nhân viên bán hàng, trợ lý hành chính, thu ngân và phụ tá trong bệnh viện và điều dưỡng chăm sóc người bệnh và người già. Một cuộc khảo sát vào năm ngoái của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy 43% các công ty có kế hoạch giảm lực lượng lao động nhờ áp dụng công nghệ mới. Kể từ quý 2 năm 2020, đầu tư kinh doanh vào thiết bị đã tăng 26%, nhanh hơn gấp đôi so với tổng thể nền kinh tế.

Theo Hiệp hội người máy quốc tế, các loại máy lau sàn lưu động trong siêu thị, bệnh viện, nhà kho dự kiến tăng trưởng nhanh nhất. Nhóm robot cung cấp thông tin cho người mua hàng hoặc các đơn đặt dịch vụ phòng khách sạn theo đó tăng lên. Bên cạnh đó, khu vực nhà hàng là một trong những nơi dễ tìm thấy robot nhất. Chẳng hạn, vào cuối tháng 8, chuỗi cửa hàng salad Sweetgreen thông báo mua lại công ty khởi nghiệp robot nhà bếp Spyce.

Ngoài ra, không chỉ robot mà các dịch vụ phần mềm, AI cũng gia tăng đáng kể. Thương hiệu cà phê số một thế giới Starbucks đã và đang tự động hóa khâu hậu cần theo dõi hàng tồn kho của cửa hàng. Nhiều cửa hàng đã chuyển sang chế độ tự thanh toán. Scott Lawton, Giám đốc điều hành của chuỗi nhà hàng Bartaco có trụ sở tại Arlington, Virginia đã phát triển một hệ thống đặt hàng và thanh toán trực tuyến. Giờ đây, thực khách chỉ cần quét mã vạch ở giữa mỗi bàn để truy cập thực đơn và gọi món mà không cần đợi máy chủ. Sau khi dùng bữa, khách ăn sẽ tự thanh toán qua điện thoại. Lẽ dĩ nhiên, đổi mới công nghệ làm giảm số lượng nhân viên. Mỗi địa điểm của Bartaco có 21 người nhưng hiện có tới 8 trợ lý giám đốc, gần gấp đôi tổng số trước đại dịch nhưng không gặp tình trạng thiếu lao động. Nền kinh tế Mỹ đã mất 22,4 triệu việc làm vào tháng 3 và tháng 4 năm 2020. Tình hình khả quan hơn trong tháng 6 khi số lượng tuyển lỷ lục 10,1 triệu việc làm nhưng nhiều cơ sở vẫn không tìm được đủ nhân công. Một số nhà kinh tế lo ngại rằng tự động hóa đẩy người lao động vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong tương lai.

TL