Thứ bảy 19/04/2025 19:29
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bóng đen lạm phát vẫn bao trùm nền kinh tế Mỹ

09/01/2025 17:40
Bức tranh lạm phát vẫn là chủ đề chính trong cuộc họp tháng 12 của Fed, bị ảnh hưởng bởi những tác động tiềm tàng từ chính sách thương mại và nhập cư của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Bóng đen lạm phát vẫn bao trùm nền kinh tế Mỹ
Bóng đen lạm phát vẫn bao trùm nền kinh tế Mỹ (Ảnh: Reuters).

Theo biên bản cuộc họp tháng 12 được công bố hôm thứ Tư (8/1), các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bày tỏ lo ngại về lạm phát và tác động từ các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump, báo hiệu ngân hàng trung ương này sẽ giảm tốc độ cắt giảm lãi suất trong năm 2025.

Dù không đề cập trực tiếp đến tên của ông Donald Trump, biên bản cuộc họp đã nhắc đến ít nhất bốn lần về ảnh hưởng của các thay đổi trong chính sách nhập cư và thương mại đối với nền kinh tế Mỹ.

Kể từ sau chiến thắng bầu cử vào tháng 11, ông Donald Trump đã đưa ra các kế hoạch áp thuế mạnh mẽ đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Mexico, Canada và các đối tác thương mại khác của Mỹ. Ngoài ra, ông cũng dự định thúc đẩy việc giảm quy định và tiến hành trục xuất hàng loạt đối với những người nhập cư bất hợp pháp.

Tuy nhiên, mức độ thực hiện các chính sách của ông Donald Trump và hướng đi cụ thể vẫn đang tạo ra một khoảng trống bất định, khiến các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) nhận định cần phải thận trọng.

Biên bản họp nêu rõ: “Hầu hết các thành viên đều đánh giá rằng, rủi ro đối với triển vọng lạm phát đã gia tăng. Các lý do cho đánh giá này bao gồm các số liệu lạm phát gần đây mạnh hơn dự kiến, và tác động tiềm tàng từ các thay đổi trong chính sách thương mại và nhập cư”.

Theo đó, các thành viên FOMC đã bỏ phiếu giảm lãi suất cho vay chủ chốt của Fed xuống phạm vi mục tiêu 4,25%-4,5%.

Dù vậy, họ cũng hạ dự báo về số lần cắt giảm lãi suất kỳ vọng trong năm 2025 từ bốn xuống còn hai so với dự báo trước đó vào tháng 9, với giả định mức giảm mỗi lần là 0,25 điểm phần trăm. Fed đã giảm một điểm phần trăm từ tháng 9 và thị trường hiện dự đoán chỉ còn một hoặc hai lần giảm thêm trong năm 2025. Theo công cụ FedWatch của CME Group, các nhà giao dịch đánh giá gần như 100% khả năng FOMC sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp ngày 28-29/1.

Biên bản họp cũng cho thấy tốc độ cắt giảm lãi suất trong tương lai sẽ chậm lại. Trong đó có nêu rõ: “Khi thảo luận về triển vọng chính sách tiền tệ, các thành viên cho rằng Ủy ban đã đạt được hoặc gần mức mà tại đó việc làm chậm tốc độ nới lỏng chính sách là hợp lý”.

Hơn nữa, các thành viên của FOMC đồng ý rằng “lãi suất chính sách hiện đã gần với giá trị trung lập hơn so với khi Ủy ban bắt đầu nới lỏng chính sách vào tháng 9. Ngoài ra, nhiều thành viên cho rằng cần phải tiếp cận một cách thận trọng đối với các quyết định chính sách tiền tệ trong các quý tới”.

Những điều kiện khiến FOMC đưa ra kết luận như trên bao gồm các số liệu lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2% hàng năm của Fed, tốc độ chi tiêu tiêu dùng ổn định, thị trường lao động vững chắc và các hoạt động kinh tế mạnh mẽ khác, trong đó tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn duy trì trên mức trung bình trong năm 2024.

Bên cạnh đó, biên bản cũng cho biết: “Phần lớn các thành viên nhận định rằng, ở thời điểm hiện tại, với chính sách vẫn mang tính thắt chặt đáng kể, Ủy ban có vị trí tốt để dành thời gian đánh giá triển vọng kinh tế và lạm phát đang diễn biến, bao gồm cả phản ứng của nền kinh tế đối với các hành động chính sách trước đó”.

Các quan chức nhấn mạnh rằng các động thái chính sách trong tương lai sẽ phụ thuộc vào diễn biến dữ liệu và không theo một lịch trình cố định. Chỉ số lạm phát ưa thích của Fed cho thấy lạm phát cơ bản ở mức 2,4% vào tháng 11 và 2,8% nếu tính cả giá thực phẩm và năng lượng, so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Fed đặt mục tiêu lạm phát ở mức 2%.

Trong các tài liệu được phát tại cuộc họp, hầu hết các quan chức cho rằng mặc dù lạm phát sẽ dần hạ xuống 2%, họ không dự báo điều này sẽ xảy ra trước năm 2027 và kỳ vọng rằng các rủi ro ngắn hạn vẫn đang nghiêng về xu hướng gia tăng của giá cả.

Tại buổi họp báo sau quyết định lãi suất ngày 18/12, Chủ tịch Fed Jerome Powell so sánh tình hình hiện tại giống như “lái xe trong đêm sương mù hoặc bước vào một căn phòng tối đầy đồ đạc. Bạn chỉ cần đi chậm lại”.

Tin bài khác
Tổng thống Mỹ nói sắp đạt thỏa thuận với Trung Quốc, cuộc chiến thuế quan có sớm kết thúc ?

Tổng thống Mỹ nói sắp đạt thỏa thuận với Trung Quốc, cuộc chiến thuế quan có sớm kết thúc ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sắp đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong vòng vài tuần tới, mở ra hy vọng hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan kéo dài suốt nhiều năm qua.
Trung Quốc muốn thiết lập lại quan hệ với EU khi chiến tranh thương mại leo thang

Trung Quốc muốn thiết lập lại quan hệ với EU khi chiến tranh thương mại leo thang

Trung Quốc tìm cách tái thiết lập quan hệ thương mại với EU, trong lúc đối đầu thương mại với Mỹ ngày càng gay gắt, nhưng vấp phải sự dè dặt từ châu Âu vì lo ngại mất cân đối và cạnh tranh công nghiệp.
Ông Donald Trump và 5 thành viên nội các lọt top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

Ông Donald Trump và 5 thành viên nội các lọt top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

Việc ông Donald Trump có mặt trong danh sách này lần thứ 7 phản ánh ảnh hưởng ngày càng lớn và không thể bỏ qua của ông trên chính trường và toàn cầu.
Dừng trả đũa thuế, Trung Quốc nhắm vào ngành dịch vụ của Mỹ

Dừng trả đũa thuế, Trung Quốc nhắm vào ngành dịch vụ của Mỹ

Thay vì tiếp tục đánh thuế hàng hóa, Trung Quốc chuyển hướng nhắm vào ngành dịch vụ của Mỹ như du lịch, giáo dục và công nghệ, các lĩnh vực có thặng dư cao, gây áp lực mới trong chiến tranh thương mại.
WTO cảnh báo: Thương mại toàn cầu đối mặt với suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ đại dịch

WTO cảnh báo: Thương mại toàn cầu đối mặt với suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ đại dịch

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa đưa ra cảnh báo rằng thương mại toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch Covid-19.
Ông Donald Trump công bố áp thuế 245% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Ông Donald Trump công bố áp thuế 245% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Sắc lệnh mới này tiếp nối loạt hành động kiên quyết trước đó của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm nhằm cân bằng cán cân thương mại.
Tổng thống Donald Trump muốn “hạ nhiệt” căng thẳng thương mại, nhưng vẫn cứng rắn với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump muốn “hạ nhiệt” căng thẳng thương mại, nhưng vẫn cứng rắn với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump vừa đưa ra động thái muốn “hạ nhiệt” căng thẳng thương mại với Trung Quốc, nhưng vẫn giữ lập trường cứng rắn khi cho rằng Bắc Kinh phải là bên chủ động mở đầu đàm phán.
GDP Trung Quốc bất ngờ tăng vượt kỳ vọng bất chấp lo ngại về thuế

GDP Trung Quốc bất ngờ tăng vượt kỳ vọng bất chấp lo ngại về thuế

GDP Trung Quốc quý I/2025 đã tăng trưởng 5,4%, vượt kỳ vọng của giới phân tích, trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung không có dấu hiệu hạ nhiệt và lo ngại suy thoái toàn cầu lan rộng.
Mỹ mở các cuộc điều tra hướng tới áp thuế bán dẫn và dược phẩm

Mỹ mở các cuộc điều tra hướng tới áp thuế bán dẫn và dược phẩm

Mỹ khởi động điều tra an ninh quốc gia đối với chip bán dẫn và dược phẩm, mở đường cho việc áp thuế riêng với hai lĩnh vực này, bất chấp các động thái hoãn thuế gần đây từ Tổng thống Donald Trump.
Bất động sản London chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến thương mại

Bất động sản London chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến thương mại

Bất động sản London lao dốc vì chiến tranh thương mại Mỹ: giá nhà chỉ tăng 0,5%, thấp nhất toàn nước Anh, các khu vực cao cấp chịu ảnh hưởng nặng từ biến động toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump cảnh báo miễn thuế công nghệ Mỹ chỉ là tạm thời

Tổng thống Donald Trump cảnh báo miễn thuế công nghệ Mỹ chỉ là tạm thời

Tổng thống Donald Trump cảnh báo việc miễn thuế công nghệ Mỹ chỉ là tạm thời, Apple, Nvidia có thể bị đánh thuế trở lại. Phố Wall vẫn trong tình trạng bất ổn trước những quyết định thuế quan của Washington.
“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu

“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu

Cuộc chiến thương mại với “vũ khí” thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang trong tuần qua, dù Tổng thống Donald Trump tạm hoãn thuế với nhiều nước, làm dấy lên lo ngại suy thoái toàn cầu lan rộng.
Tổng thống Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ mức thuế cơ bản 10%

Tổng thống Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ mức thuế cơ bản 10%

Tổng thống Mỹ Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ một số đối tác khỏi mức thuế 10%, nhưng khẳng định đây là “mức sàn” trong đàm phán – khiến bất ổn thương mại tiếp tục phủ bóng thị trường.
Căng thẳng thương mại: Trung Quốc “đáp trả” bằng mức thuế 125% với Mỹ

Căng thẳng thương mại: Trung Quốc “đáp trả” bằng mức thuế 125% với Mỹ

Trung Quốc tuyên bố áp thuế 125% với hàng hóa Mỹ từ ngày 12/4, đáp trả chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump, làm leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung trong bối cảnh đàm phán bế tắc.
Mỹ hoãn thuế đối ứng, thị trường phục hồi nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Mỹ hoãn thuế đối ứng, thị trường phục hồi nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Chỉ chưa đầy 1 ngày sau khi chính thức áp thuế đối ứng, Mỹ tuyên bố hoãn 90 ngày với nhiều nước, nhưng tăng thuế lên 125% với Trung Quốc, giúp thị trường tài chính toàn cầu phục hồi mạnh mẽ.