Thứ ba 13/05/2025 18:53
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Bộ Tài chính cẩn trọng điều hành giá ngăn lạm phát cả năm 2023

25/01/2023 16:56
Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gây tăng giá đột biến.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá trước và trong Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Theo đó, về mặt bằng giá cả thị trường trước và trong Tết (tính đến ngày 23/1), cơ quan này đánh giá không có biến động bất thường, một số hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết tăng theo quy luật hoặc theo diễn biến giá thế giới.

Đơn cử, những ngày sát Tết, giá gạo chất lượng cao như gạo nếp tăng nhẹ 3-5% so với ngày thường, giá gạo tẻ ổn định; giá thịt bò, gà sống tăng khoảng 10.000-30.000 đồng/kg tùy địa phương; giá lợn hơi và thịt thành phẩm ổn định so với giai đoạn trước Tết, không có biến động lớn...

Bộ Tài chính cẩn trọng điều hành giá ngăn lạm phát cả năm 2023
Bộ Tài chính cẩn trọng điều hành giá ngăn lạm phát cả năm 2023.

Về giá dịch vụ vận tải, theo báo cáo của các địa phương, giá cước vận tải các tuyến cố định trong thời gian qua không tăng hoặc tăng ít, một số nhà xe thực hiện kê khai tăng giá phụ thu chiều rỗng một chiều.

Cơ quan quản lý giá cho rằng, năm nay nguồn cung hàng hóa vẫn được đảm bảo nhưng sức mua trong dân cho Tết giảm hơn so với những năm trước. "Người dân đang dần chuyển sang thói quen chi tiêu hợp lý trong dịp Tết, không còn tâm lý mua sắm thoải mái", Bộ Tài chính đánh giá.

Về tình hình giá cả sau Tết và cả năm 2023, Bộ Tài chính dự báo có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá. Cụ thể, quý I trùng với thời điểm diễn ra nhiều hoạt động lễ hội cuối năm và Tết Nguyên đán 2023, giá cả thường có biến động tăng theo quy luật vào trước và sau Tết.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, giá một số dịch vụ công được triển khai theo lộ trình thị trường, trong đó giá điện nhiều khả năng sẽ tăng sớm từ đầu năm; giá dịch vụ khám chữa bệnh, giáo dục tiếp tục thực hiện theo lộ trình thị trường. Trong đó, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh trong quý I. Một số mặt hàng Nhà nước định giá chịu áp lực từ biến động về yếu tố hình thành giá...

Ngoài ra, yếu tố thiên tai có thể gây ảnh hưởng cục bộ đến giá lương thực, thực phẩm và một số nhu yếu phẩm tại một số địa bàn bị ảnh hưởng... Một số chính sách hỗ trợ về thuế sẽ hết hiệu lực từ đầu năm.

Ngược lại, cũng có một số yếu tố chính giảm áp lực lên mặt bằng giá như nhiều siêu thị, cửa hàng mở cửa trở lại; nguồn cung hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm vẫn dồi dào...

Từ các yếu tố trên, Bộ Tài chính đã kiến nghị một số biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá sau Tết và cả năm 2023. Bộ dự báo từ ngày mùng 3 Tết, thị trường sẽ dần sôi động hơn do người dân bắt đầu các hoạt động đi chơi ngày Tết, nhu cầu đi lại tăng lên và các trung tâm, địa điểm vui chơi sẽ bắt đầu mở cửa trở lại.

Chính vì vậy, cơ quan này kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gây tăng giá đột biến.

Đối với sau Tết và cả năm 2023, Bộ Tài chính dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức cho công tác quản lý, điều hành giá. Giá các mặt hàng nguyên vật liệu, các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng giá, rủi ro về tỷ giá tạo sức ép lên chi phí nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu trong nước, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng do Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống dịch.

Theo đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh đến việc điều hành giá các mặt hàng Nhà nước quản lý cần thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm 2023. Theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp.

P.V

Bài liên quan
Tin bài khác
Từ ngày mai (10/5), giá điện tăng khoảng 4,8%: Mỗi hộ gia đình chi trả thêm bao nhiêu?

Từ ngày mai (10/5), giá điện tăng khoảng 4,8%: Mỗi hộ gia đình chi trả thêm bao nhiêu?

Mức giá bán điện mới là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tăng tương đương 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ

Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Viettel Telecom đã huy động gần 1.000 cán bộ kỹ thuật và bổ sung hàng trăm điểm phát sóng mới, đặc biệt tăng cường vùng phủ sóng 5G nhằm đảm bảo chất lượng mạng lưới phục vụ người dân, du khách và các hoạt động trọng điểm.
Thị trường tiêu dùng Thái Bình sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5: Sức mua tăng mạnh, doanh nghiệp tăng tốc phục vụ

Thị trường tiêu dùng Thái Bình sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5: Sức mua tăng mạnh, doanh nghiệp tăng tốc phục vụ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tại Thái Bình sức mua tăng mạnh, doanh nghiệp đẩy mạnh khuyến mãi, lực lượng chức năng kiểm tra thị trường, bảo vệ người tiêu dùng.
Doanh nghiệp bán lẻ tại Hà Nội đồng loạt kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4

Doanh nghiệp bán lẻ tại Hà Nội đồng loạt kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4

Xu hướng "nghỉ dưỡng tại chỗ" (staycation) kết hợp mua sắm đang gia tăng mạnh, đây cũng chính là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp bán lẻ tăng tốc doanh số trong kỳ nghỉ lễ này.
Thị trường livestream bão hòa, niềm tin của người tiêu dùng đang bị thử thách

Thị trường livestream bão hòa, niềm tin của người tiêu dùng đang bị thử thách

Thị trường livestream đang bước vào giai đoạn bão hòa, niềm tin người tiêu dùng lung lay sau hàng loạt vụ quảng cáo sai sự thật từ các KOLs nổi tiếng.
Kích cầu tiêu dùng nội địa: Doanh nghiệp cần thích ứng nhanh với xu hướng mới

Kích cầu tiêu dùng nội địa: Doanh nghiệp cần thích ứng nhanh với xu hướng mới

Để kích cầu tiêu dùng nội địa, doanh nghiệp cần nhận thức hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi rõ rệt, với xu hướng chuyển từ mua sắm truyền thống sang nền tảng số.
Cảnh báo người tiêu dùng khi mua vàng online từ các đơn vị không chính thống

Cảnh báo người tiêu dùng khi mua vàng online từ các đơn vị không chính thống

Vàng là kênh đầu tư hấp dẫn nhiều người, thay vì đến trực tiếp cửa hàng để mua thì nhiều người dân lại lựa chọn mua vàng qua các hội nhóm trên mạng xã hội hay các app bán vàng không chính thống. Hình thức giao dịch này tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, cùng với chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi.
TikTok Shop tổ chức các Tour tham quan nhà máy GreenUP

TikTok Shop tổ chức các Tour tham quan nhà máy GreenUP

TikTok Shop tổ chức các Tour tham quan nhà máy GreenUP nhằm hỗ trợ quảng bá thương hiệu và sản phẩm xanh của các doanh nghiệp Việt có quy trình sản xuất bền vững.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương ổn định thị trường vàng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương ổn định thị trường vàng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan liên quan theo dõi sát sao thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối và đặc biệt là thị trường vàng cả trong nước và quốc tế.
Nhiều yếu tố khiến thị trường ô tô mất cân bằng trong thời gian tới

Nhiều yếu tố khiến thị trường ô tô mất cân bằng trong thời gian tới

Thị trường ôtô Việt Nam quý I/2025 đang cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ về phía sản xuất nhưng lại gặp lực cản lớn từ sức mua yếu, dẫn đến tình trạng dư cung tiếp diễn.
Cục Hải quan: Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 18.2% trong tháng 3

Cục Hải quan: Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 18.2% trong tháng 3

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2025 đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% (tương ứng tăng 11,62 tỷ USD) so với tháng trước, theo thông tin từ Cục Hải quan.
Hà Nội: 7 nhóm hàng có chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2025 tăng

Hà Nội: 7 nhóm hàng có chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2025 tăng

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2025 phản ánh sự ổn định tương đối của giá cả trên địa bàn Hà Nội, song vẫn chịu tác động từ một số yếu tố như giá thuê nhà, chi phí xây dựng và giá nhiên liệu.
Bộ Nông Nghiệp và Môi trường cùng Bộ Công Thương bình ổn giá thịt lợn

Bộ Nông Nghiệp và Môi trường cùng Bộ Công Thương bình ổn giá thịt lợn

Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do nguồn cung thiếu hụt cục bộ, làm giá thịt lợn tiếp tục leo thang mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm 2 tháng đầu năm đạt khoảng 34.500 tỷ đồng

Tổng doanh thu phí bảo hiểm 2 tháng đầu năm đạt khoảng 34.500 tỷ đồng

Bộ Tài chính đặt mục tiêu doanh thu phí bảo hiểm năm 2025 đạt 239.636 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,05% so với năm trước.
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với đường mía Thái Lan

Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với đường mía Thái Lan

Từ ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT, trong đó áp dụng mức thuế chống bán phá giá chính thức với đường mía Thái Lan.
Tham khảo Cơ hội mới Tham khảo Đầu tư thông minh