Bộ Công Thương đặt mục tiêu ít nhất 20 sản phẩm có thương hiệu trên trường quốc tế
- 139
- Sản phẩm
- 22:15 28/03/2022
DNHN - Bộ Công Thương đặt mục tiêu, có ít nhất 20 sản phẩm có lợi thế cạnh tranh xây dựng được thương hiệu trên trường quốc tế và cải thiện được vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong dự thảo Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao, nhóm 15 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu, có ít nhất 20 sản phẩm có lợi thế cạnh tranh xây dựng được thương hiệu trên trường quốc tế và cải thiện được vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu; công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu nội địa; tỷ lệ nội địa hóa của các ngành công nghiệp đạt trên 45%.

Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ được nhìn nhận là chưa thực sự phát triển. Thực tế cho thấy công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu - đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ lực như điện tử; dệt may; da - giày - túi xách; sản xuất, lắp ráp ô tô... Chính vì vậy, khi dịch bệnh COVID-19 bùng nổ tại các quốc gia cung ứng linh phụ kiện sản xuất chủ yếu cho Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản..., ngành công nghiệp trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo đảm các yếu tố đầu vào sản xuất. Phải đến khi các quốc gia nêu trên đã qua đỉnh dịch, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu nhập khẩu cho các ngành sản xuất của Việt Nam mới được phục hồi.
Báo cáo xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030 của Bộ Công Thương nhận định, tái cơ cấu ngành giai đoạn 2011-2020 đã mang lại nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, sau gần 10 năm, ngành Công Thương đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng, là động lực cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 42% vào GDP (trong đó, công nghiệp chiếm 27,54%; thương mại trong nước chiếm 11,66% và xuất nhập khẩu chiếm 2,5%).
Dù vậy, báo cáo cũng đánh giá, ngành công nghiệp của Việt Nam mới phát triển về chiều rộng mà chưa phát triển về chiều sâu, tiến trình công nghiệp hóa trong công nghiệp thực hiện chậm. Cụ thể, năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, năng lực tự chủ của ngành công nghiệp còn chưa cao, Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết nguyên, vật liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp lớn, như: Dệt may, da giày, điện tử Việt Nam nhập khẩu hơn 90% nguyên liệu và phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… và cơ bản chỉ đóng vai trò là nơi gia công cho xuất khẩu trong chuỗi giá trị toàn cầu với tỷ suất lợi nhuận thấp, chỉ khoảng 5-10%.
PV
Bài liên quan
- Bảo quản sữa tươi, sữa chua đúng cách – Điều đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua
- Giải thưởng Chất lượng quốc tế vinh danh nhà sản xuất sữa tươi sạch từ đồng đất Việt
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Quy định mới về lộ trình lựa chọn nhà thầu tham gia mua sắm thuốc
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
- "Phản pháo" về nghi vấn "làm đẹp" số liệu chỉ số CPI
- Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
- VNDirect nhận định tác động lớn từ chính sách của Fed đến nền kinh tế Việt Nam
- Hàng tồn kho sản xuất đạt kỷ lục 1,8 tỷ đô la trên toàn thế giới
- Bukalapak của Indonesia dự kiến mức thua lỗ sẽ lớn hơn trong năm 2022
- Cộng đồng doanh nghiệp gồng gánh "cơn khát" nhân lực và áp lực giá nguyên vật liệu, chi phí logistics
- Lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc trong tháng 5 đã có cải thiện mặc dù tiếp tục sụt giảm do hạn chế COVID-19
- Thị trường IPO Nhật Bản sụt giảm trầm trọng trước nỗi lo suy thoái
#thương hiệu Việt

Phải sớm có thương hiệu nông sản Việt
Thương hiệu cho nông sản không thể xây dựng trong một sớm một chiều, càng không thể chậm trễ bởi nếu càng để lâu càng khó thoát khỏi định kiến "hàng Việt Nam chất lượng thấp, giá rẻ"

Giá của việc doanh nghiệp ‘hững hờ’ bảo hộ thương hiệu đắt đến mức nào?
Cái giá doanh nghiệp phải trả khi thờ ơ với việc bảo hộ thương hiệu chính là việc bị “đánh cắp” kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Có một số ít doanh nghiệp thành công trong việc đòi lại thương hiệu, tuy nhiên có rất nhiều những thương hiệu Việt đã bị mất trắng…

Nỗi lo hàng Việt "trắng" thương hiệu
Xuất khẩu nông sản năm nay dự báo có thể đạt kim ngạch 40 tỷ USD. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu Việt ở thị trường nước ngoài gần như giậm chân tại chỗ thậm chí nhiều nông sản bị "mất tên".

Nâng tầm hàng Việt: Doanh nghiệp cần thêm điều kiện phát huy nội lực
Ngoài cơ chế chính sách thuận lợi, doanh nghiệp sản xuất trong nước cần phát huy khả năng nội lực để củng cố và nâng cao chất lượng hàng Việt.

VISSAN đạt Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2021
Công ty VISSAN vinh dự đạt danh hiệu “Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam” cùng danh hiệu “Nhà lãnh đạo tiêu biểu Việt Nam năm 2021” được trao tặng cho ông Nguyễn Ngọc An - Tổng Giám đốc Công ty VISSAN.
Đọc thêm Sản phẩm
Bảo quản sữa tươi, sữa chua đúng cách – Điều đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua
Sản phẩm có vị chua hoặc đắng, bị vón cục hoặc mốc, sữa chua bị tách nước hay long chân, bao bì phồng méo… Đó là các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra đối với sản phẩm sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa chua đóng hộp.
Quy trình làm ra chai trà hoàn toàn tự nhiên chinh phục cộng đồng healthy
Nối tiếp thành công của các sản phẩm đồ uống hoàn toàn tự nhiên, tốt cho sức khỏe như Nước trái cây tự nhiên TH true JUICE, Nước uống sữa trái cây TH true JUICE milk, Nước gạo TH true RICE..., Tập đoàn TH tiếp tục chinh phục khách hàng bằng sản phẩm mới - thức uống từ lá trà TH true TEA.
Cần Thơ: Trợ lực cho sản phẩm OCOP
Tại lễ khai mạc Tuần lễ OCOP và các sản phẩm tinh hoa hàng Việt Nam 2022 do Sở Công Thương TP Cần Thơ phối hợp với Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức tại Trung tâm thương mại GO! Cần Thơ mới đây, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết, thành phố luôn quan tâm, tích cực triển khai thực hiện OCOP. Các sản phẩm OCOP của khu vực ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, giá trị văn hóa và truyền thống của các địa phương.
Đồng Tháp: Tổ chức lễ hội Xoài Cao Lãnh năm 2022
Với chủ đề “Xoài nào ngon bằng Xoài Cao Lãnh”, Lễ hội xoài Cao Lãnh năm 2022 diễn ra từ ngày 05 – 08/7 (trùng với những ngày tổ chức Lễ giỗ ông bà Đỗ Công Tường lần thứ 202).
Nhanh chóng hoàn tất thủ tục xuất khẩu quả nhãn sang Nhật Bản
Nhật Bản luôn là một trong những thị trường nổi tiếng với những tiêu chuẩn khắt khe trong việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Trong khi đó, người Việt Nam sinh sống, làm việc tại Nhật Bản ngày một nhiều, thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật Bản cũng ngày càng đổi mới. Các mặt hàng thực phẩm nguồn gốc Việt Nam ngày càng được ưa chuộng và được đánh giá có nhiều tiềm năng để thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản.
Lexus LX 600 2022- "Ông trùm" xe thể thao đa dụng
Lexus LX 600 thế hệ mới được ra mắt thay thế cho “đàn anh” Lexus LX570. Với diện mạo hoàn toàn mới, nội thất bên trong lột xác với những trang bị công nghệ và chất liệu cao cấp hàng đầu của hãng hứa hẹn sẽ tạo nên cơn sốt trong giới đại gia mê xe của Việt Nam.
Hà Tĩnh: Giá tôm đầu vụ tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái
Sự khởi sắc của thị trường trong nước là nguyên nhân khiến giá tôm thẻ chân trắng tăng trở lại trong thời gian gần đây.
Tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh kế hoạch phát triển mỗi xã một sản phẩm OCOP
Để triển khai tốt mô hình trong tiêu thụ và quảng bá nông sản, tỉnh Phú Thọ đã phát triển và nâng cao hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Qua đó, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung.
Bữa cơm gia đình là nơi để trở về!
Văn hóa ứng xử của mỗi chúng ta không chỉ được toát ra ở lời ăn tiếng nói, thái độ, biểu cảm của nụ cười, ánh mắt hay cách giao tiếp đầy lịch thiệp mà còn được thể hiện rất rõ trên bàn ăn. Mời nhau trước khi ăn, cử chỉ chăm sóc - chia sẻ - trò chuyện trong suốt thời gian dùng bữa và có lời "thông báo" khi kết thúc, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy sức mạnh không ngờ của bữa cơm gia đình khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Pin trên iPhone 14 sẽ có sự cải tiến nhỏ
Hai chiếc iPhone 14 và 14 Pro với màn hình 6,1 inch sẽ có thời lượng pin tăng lên một chút nhờ việc tăng kích thước pin, trong khi iPhone 14 Pro Max 6,7 inch có thể thấp hơn một chút do dung lượng pin nhỏ hơn so với iPhone 13 Pro Max.