Chiều dài sạt lở hàng 100m với chiều sâu trung bình từ 5m đến 7m, tạo thành rãnh khoét sâu vào bờ biển Cẩm An, thành phố Hội An. |
Trước tình hình sạt lở, chủ các cơ sở du lịch ven biển đang hối hả mua cát, bao tải về tự gia cố nhằm bảo vệ tài sản. Hàng trăm mét bờ biển Hội An sạt lở nghiêm trọng.
Lãnh đạo UBND phường Cẩm An cho hay, thời tiết tiếp tục diễn biến xấu, mưa kéo dài, nguy cơ bờ biển Cẩm An tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhà ở, công trình, cơ sở đang kinh doanh ven biển.
Người dân khối phố Tân Thành, phường Cẩm An, thành phố Hội An đứng ngồi không yên trước tình trạng biển xâm thực. |
Riêng khu vực bãi tắm An Bàng (gồm khối phố Tân Thành, khối phố An Bàng) theo thiết kế của tư vấn được dùng làm bãi hi sinh, tức để cát tự bồi lắng, không xây kè đá và đê mềm ngoài biển như các vị trí khác.
Do đó, UBND phường Cẩm An đã báo cáo, đề xuất UBND TP Hội An hỗ trợ địa phương kinh phí, vật tư gồm 10.000 bao cát để kè chắn sóng và kinh phí khoảng 100 triệu đồng để tổ chức khắc phục bước đầu.
Quản lý một cơ sở du lịch ở đây cho hay, người dân và các cơ sở du lịch ở đây đã tốn rất nhiều tiền để kè tạm ngăn sạt lở. Mỗi lần như vậy tốn hàng trăm triệu đồng để mua tre dựng kè mềm, bao tải, cát, thảm và thuê nhân công, máy móc…
Người dân sống tại khối phố Tân Thành, phường Cẩm An, thành phố Hội An và chủ các cơ sở du lịch mua cát, bao tải về tự gia cố nhằm bảo vệ tài sản. |
Trước tình hình sạt lở, sáng nay (26/11), chủ các cơ sở du lịch ven biển Tân Thành mua cát, may bao tải cỡ lớn về tự gia cố nhằm bảo vệ tài sản, giảm thiểu sạt lở. Ghi nhận của PV Doanh nghiệp và Hội nhập sáng 26/11, bờ kè tạm tại bờ biển Tân Thành bị sóng biển đánh liên hồi, gây hư hỏng, cuốn trôi một khối lượng lớn cát.
Trong những năm qua, để bảo vệ bờ biển, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã chi hàng nghìn tỷ đồng để làm hàng loạt dự án kè mềm, kè bê tông… Tuy nhiên cứ đến mùa mưa bão bờ biển Hội An lại bị sóng đánh sạt lở.
Từ năm 2010 - 2015, Quảng Nam đã đầu tư xây kè bêt ông cốt thép mái nghiêng dài 850m; kè mềm bằng túi địa kỹ thuật dài 415m và kè mềm bằng túi vải geotube dài hơn 1km với vốn đầu tư hơn 140 tỷ đồng. Song ba dự án này không hiệu quả, bờ biển vẫn bị sạt lở.
Trước đó, năm 2020 chính quyền tỉnh Quảng Nam triển khai xây dựng kè ngầm giảm sóng dài hơn 220m, âm nửa mét so với mặt nước biển, chạy song song và cách bờ 250m với tổng kinh phí 40 tỉ đồng. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2020.
Tháng 7/2021, dự án chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại được triển khai với chiều dài hơn 1,5km, tổng mức đầu tư 300 tỉ đồng. Ngoài ra, khu vực từ đê ngầm chắn sóng vào đến bờ cũng được bơm cát vào để nuôi bãi, gia tăng khả năng bảo vệ bờ biển Hội An. Sau khi bơm hơn 600.000m3 cát, bờ biển Cửa Đại (dài hơn 600m, rộng khoảng 200m tính từ bờ ra mép biển.
Mới đây, ngày 22/04/2024, tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định 978/QĐ –UBND, Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Dự án "Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, tỉnh Quảng Nam". Dự án do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư. |
Mới đây, ngày 22/04/2024, tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định 978/QĐ –UBND, Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Dự án "Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, tỉnh Quảng Nam". Dự án do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư, gồm 3 hợp phần: Ðầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (nuôi bãi, đê ngầm giảm sóng); các biện pháp phi công trình và quản lý dự án, với tổng mức đầu tư xây dựng 42 triệu euro, tương đương 982.239 tỷ đồng do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ. Trong đó, có khoản vay 35 triệu Euro từ AFD, 2 triệu euro viện trợ không hoàn lại từ Liên minh châu Âu và 5 triệu Euro sử dụng vốn đối ứng của địa phương. Dự án dự kiến triển khai thực hiện từ năm giữa năm 2024 đến cuối năm 2026.