Bình Dương: Tạo sức bật nông nghiệp từ hiệu quả đầu tư kinh tế vùng

15:17 30/11/2022

Bình Dương đã đặt mục tiêu đưa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành ngành chủ lực, tạo bước đệm vững chắc cho sự phát triển của kinh tế địa phương. Trong đó, cùng với phát triển hệ sinh thái công nghiệp xanh, thông minh, đặt mục tiêu đưa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành ngành kinh tế hoàn chỉnh, chủ lực tạo nên sự hình thành vành đai đa tích hợp, đa dạng theo cấu trúc chuỗi giữa các ngành kinh tế.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp

Hiện nay, Bình Dương có 4 khu nông nghiệp công nghệ cao, là địa phương có nhiều khu nông nghiệp công nghệ​ cao nhất cả nước. Có thể nói, khó có địa phương nào phù hợp hơn Bình Dương để bàn về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Với tiềm lực và quyết tâm của mình, Bình Dương sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao và giải quyết tốt được mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Dương, thực trạng và định hướng phát triển; vai trò của khoa học công nghệ trong nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bình Dương; xây dựng quỹ khoa học công nghệ của doanh nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tạo sức bật mới cho kinh doanh; vai trò của vi sinh vật trong nông nghiệp vì sự sống và chia sẻ thực tế thành công từ trang trại Vinamit Organic; nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về nông nghiệp công nghệ cao tại Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh… 

Doanh nghiệp ứng dụng nhiểu công nghệ để chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp có giá trị kinh tế cao
Doanh nghiệp ứng dụng nhiểu công nghệ để chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Báo Dân Việt

Trong đó, vấn đề hạ tầng nông nghiệp công nghệ cao phải phù hợp với người Việt Nam và điều kiện để mỗi người nông dân, mỗi tổ chức, trang trại tham gia đầu tư mang lại lợi ích. Vì thế, nên thành lập khu công nghiệp theo vùng để bảo quản, chế biến, đưa sản phẩm nông nghiệp vươn xa ra thế giới. Đồng thời là nơi để các nhà nghiên cứu khoa học đến nghiên cứu, đóng góp cho khoa học và cho ngành Nông nghiệp. Các ngành chức năng đóng vai trò mũi nhọn cần đào tạo, kết nối với các doanh nghiệp, viện trường đào tạo thực hành cho nông dân tại những nơi sản xuất ứng dụng công nghệ cao; dành nguồn lực về đào tạo nông nghiệp công nghệ cao.

Mặc dù ngành Nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 3,15% trong cơ cấu kinh tế, nhưng thời gian qua, Bình Dương luôn chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp và gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ; đặc biệt, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế và tạo nguồn thu nhập cao cho người nông dân.  

Tỉnh Bình Dương đã thực hiện cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Tỉnh Bình Dương đã thực hiện cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. (Ảnh: Báo Dân Việt)

Đồng thời, phát triển các vùng chuyên canh cây cao su, cây ăn quả đặc sản, rau an toàn, gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh ứng dụng các giống năng suất và chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh cho các đối tượng cây trồng chủ lực như: Cao su, hồ tiêu, cam, quýt, bưởi da xanh, bưởi đường lá cam, măng cụt, rau, hoa...

Đến nay, tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt toàn tỉnh đạt khoảng 5.763,5ha, diện tích nông nghiệp đô thị khoảng 172,2ha với các loại cây trồng có giá trị như: Rau, nấm, cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh...

Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các loại cây trồng có giá trị như dưa lưới, cây có múi, chuối được các tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư thâm canh, thiết kế hệ thống tưới phun tự động, nhỏ giọt, trồng cây theo phương pháp thủy canh, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm đem lại năng suất, chất lượng sản phẩm cao nhất.

Nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp

Bình Dương có mức độ đô thị hóa cao, tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu cả nước. Điều này tạo nên lợi thế phát triển kinh tế xã hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp, như về chi phí đất đai, nhân công.

Nhờ kịp thời triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, ngành nông nghiệp tỉnh không những không gặp khó khăn mà còn tăng trưởng không ngừng. Thậm chí nhiều lĩnh vực còn được đánh giá là đi đầu cả nước
Nhờ kịp thời triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, ngành nông nghiệp tỉnh không những không gặp khó khăn mà còn tăng trưởng không ngừng. Thậm chí nhiều lĩnh vực còn được đánh giá là đi đầu cả nước. (Ảnh: Báo Lao Động)

Tổng số trang trại nông nghiệp của tỉnh nhiều thứ 2 vùng Đông Nam Bộ, và thứ 5 cả nước. Năng lực chăn nuôi công nghệ cao được đánh giá top 5 cả nước. Khu Nông nghiệp Công nghệ cao An Thái chỉ là 1 trong 4 khu Nông nghiệp Công nghệ cao đang ở Bình Dương.

Ngành nông nghiệp Bình Dương chỉ chiếm hơn 3% trong GDP toàn tỉnh. Thế nhưng, giá trị kinh tế ngành nông nghiệp mang lại là khá lớn. Cuối năm 2021, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt trên 95 triệu/ha/năm. Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao Bình Dương cho thu nhập bình quân 1 tỷ đồng/ha/năm.

Năm 1997, khi chia tách từ tinh Sông Bé, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh là 22,8%; đến năm 2001 giảm còn 16,7%. Và năm 2020 là 3,15%.

Theo Sở NNPTNT Bình Dương, cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh được chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi hộ gia đình, quy mô nhỏ sang chăn nuôi quy mô trang trại ứng dụng công nghệ cao; liên kết theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.

Quy mô giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng dần từ 219 tỷ đồng năm 1997, lên 24.189 tỷ đồng năm 2021; chiếm tỷ trọng 56,2% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Trong chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, số lượng đàn heo khoảng 550.000 con và 152 trang trại; số lượng đàn bò sữa khoảng 800.000 con và 2 trang trại. đàn gà khoảng 9,73 triệu con và 133 trang trại; số lượng đàn vịt khoảng 121.000 con và 10 trang trại. 

Lĩnh vực trồng trọt, Bình Dương có với nhiều loại cây trồng có giá trị như dưa lưới, cây có múi, chuối... Toàn tỉnh có khoảng 80 cơ sở sản xuất được cấp chứng nhận sán xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP. Bên cạnh đó, rất nhiều sản phẩm của tỉnh đạt chứng nhận OCOP từ 3-4 sao.
Lĩnh vực trồng trọt, Bình Dương có với nhiều loại cây trồng có giá trị như dưa lưới, cây có múi, chuối... Toàn tỉnh có khoảng 80 cơ sở sản xuất được cấp chứng nhận sán xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP. Bên cạnh đó, rất nhiều sản phẩm của tỉnh đạt chứng nhận OCOP từ 3-4 sao.

Trên cơ sở đó, Bình Dương không làm thay mà tập trung vào tạo cơ chế, khuyến khích doanh nghiệp và người dân làm nông nghiệp hiệu quả.

Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Bình Dương được thúc đẩy từ năm 2008, khi Luật số Công nghệ cao 21/2008/QH12 được ban hành. Khi đó, Bình Dương đã kêu gọi các chủ đầu tư tham gia thành lập các khu vực sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Hiện nay, nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu. Và tiềm năng nông nghiệp công nghệ cao vẫn còn rất lớn. Từ thực tế phát triển ở Bình Dương, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt gợi ý ra các nhóm vấn đề tiếp tục triển khai để phát triển nông nghiệp công nghệ cao của cả nước.

Các chính  sách cần hỗ trợ, nâng cao năng lực hấp thụ khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời nâng cao trình độ khoa học công nghệ cho nông dân, chủ thể chính của sản xuất nông nghiệp.

Thu hút kinh tế đầu tư để đẩy mạnh nông nghiệp

Trên lĩnh vực phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đến cuối năm 2018 Bình Dương có 49/49 xã trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, về đích trước kế hoạch 1 năm. Bình Dương tiếp tục phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. 

Việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh của tỉnh đã đẩy chi phí các nguồn lực nông nghiệp gia tăng nhanh chóng, nhất là chi phí nhân công, chi phí đất đai luôn giữ ở mức cao.

Trong khi đó, vẫn còn nhiều nông hộ có đất bỏ vụ canh tác, gây lãng phí tài nguyên, hoặc chờ cơ hội chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Việc thu hút doanh nghiệp tham gia chế biến nông sản cũng là một hạn chế trong xây dựng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương cơ cấu kinh tế Bình Dương chuyển biến mạnh. Tỉ trọng ngành nông nghiệp Bình Dương chỉ còn khoảng 3,1%, nhưng giá trị sản xuất không hề nhỏ. 

Việc ứng dụng công nghệ cao đã giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất tạo nên chuỗi cung ứng hoàn chỉnh
Việc ứng dụng công nghệ cao đã giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất tạo nên chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.

Bình Dương luôn chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, triển khai xây dựng nông thôn mới hiệu quả, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người nông dân. Từ đó, vẫn mong muốn được chào đón các doanh nghiệp tìm đến, để cùng xây dựng hướng đi chuyên nghiệp hơn, tạo ra chuỗi cung cấp sản phẩm hiệu quả.

Hoàng Thu