Bất bình đẳng toàn cầu trong sản xuất và phân phối vắc xin Covid-19

14:43 19/08/2021

Thực tế là những nước giàu có hơn đang chiếm phần lớn vắc xin so với các nước nghèo và điều này nhanh chóng tạo ra sự không công bằng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đầu đại dịch, Pfizer đã công bố ý định thu lợi nhuận từ vắc xin covid-19 của mình. Trong ba tháng đầu năm 2021, vắc xin của Pfizer đã mang lại doanh thu 3,5 tỷ đô la (tương đương 2,5 tỷ bảng Anh; 3 tỷ euro) và hàng triệu lợi nhuận. Các công ty khác cũng đang kiếm được lợi nhuận đặc biệt trong thời kỳ đại dịch. Moderna, công ty đã nhận được sự đón nhận của công chúng để phát triển vắc-xin covid-19, sẽ kiếm được vài tỷ đô la từ việc bán vắc-xin. Ngay cả Astra Zeneca, với mô hình “phi lợi nhuận” vốn nổi tiếng toàn cầu, cũng sẽ thu về được hàng tỷ USD doanh thu và có thể tự do tăng giá sau khi đại dịch đã kết thúc.

Thế nhưng thực tế là những nước giàu có hơn đang chiếm phần lớn vắc xin so với các nước nghèo và điều này nhanh chóng tạo ra sự không công bằng. Trong khi 60% dân số ở Anh được tiêm chủng đầy đủ thì ở Uganda con số này chỉ là 1%. 50 quốc gia ít giàu nhất, nơi sinh sống của 20% dân số thế giới, chỉ nhận được 2% tổng số liều vắc xin. Điều này đang gây ra nhiều luồng tranh cãi. 

Tổ chức Y tế Thế giới muốn các quốc gia giàu có ngừng tiêm phòng vắc xin và thay vào đó gửi liều tới các quốc gia ít giàu hơn nhưng Pfizer đang kỳ vọng các quốc gia giàu có vẫn tiếp tục mở rộng chiến dịch tiêm chủng và khuyến nghị các loại thuốc tăng cường, giúp tăng doanh thu dự kiến ​​của họ lên 33,5 tỷ đô la. 

Trục lợi đại dịch là một hành vi vi phạm nhân quyền cần được điều tra và giám sát. Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế tuyên bố rằng mọi người đều có quyền “chia sẻ tiến bộ khoa học và những lợi ích của nó". Tiến bộ như vậy đã dẫn đến việc tăng tốc phát triển vắc-xin covid-19 hiệu quả, với sự tài trợ của nhà nước, làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong.

Những ca tử vong và bệnh nặng đang xảy ra trên khắp châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh với tốc độ và quy mô nhanh. Những lục địa này đang gặp khó hơn so với các quốc gia giàu có đang sử dụng sức mạnh thị trường của họ. 

Vấn nạn bất bình đẳng trong sử dụng vắc xin

Các nhà sản xuất vắc xin và giám đốc điều hành của họ, chỉ chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của họ, đã làm việc với một nhóm các nhà lãnh đạo quyền lực để tích lũy liều lượng. Đến tháng 9 năm 2020, khoảng 30 quốc gia giàu có - những quốc gia có thể trả giá vắc-xin cao đã dọn sạch các kệ liều lượng trên thế giới thông qua các đơn đặt hàng lớn, dẫn đến những chỉ trích về không công bằng trong vắc-xin. Canada đã mua đủ liều để tiêm chủng cho công dân của mình hơn 5 lần. Vương quốc Anh đã mua sắm đủ liều lượng cho gấp 4 lần dân số của mình. Mặc dù hiện nay một số nước nghèo hơn vẫn chưa nhận được vắc xin mà họ đã trả tiền. Tổng giám đốc của WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã gọi sự bất bình đẳng về vắc xin trên toàn cầu là một vấn nạn "kỳ quái".

Nhưng có lẽ chỉ nhắm vào những lời chỉ trích về vấn đề bất bình đẳng là chưa đủ. Câu hỏi được đặt ra lúc này là đâu là biện pháp giải quyết cho các quyết định từ chối miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ và giữ lại công thức sản xuất, điều mà đã dẫn đến hàng trăm nghìn ca tử vong sớm ở các quốc gia khó khăn khi không có khả năng mua và sản xuất vắc xin. 

Một số quốc gia giàu vắc xin hiện đang tiêu hủy những liều lượng thừa, không sử dụng. Và một số đã áp đặt các lệnh cấm và hạn chế xuất khẩu để bảo vệ kho dự trữ của họ. 

Để cố gắng ngăn chặn tình trạng tích trữ như vậy, một cơ chế chia sẻ vắc xin toàn cầu có tên Covax đã được đưa ra vào năm ngoái. Được thiết kế như một “giải pháp toàn cầu”, Covax nhắm đến mục tiêu mua đủ liều lượng để tiêm chủng cho ít nhất 20% người dân ở 92 quốc gia nghèo hơn vào cuối năm 2021. Nhưng thực chất vẫn chỉ là mục tục. Các quốc gian giàu hiện cung cấp 163 triệu liều, thiếu xa so với hàng tỷ liều cần thiết. Điều này gây ra một sự hất vọng, nhóm các nước G7 đã đồng ý tặng 8% liều lượng cần thiết cho cơ chế Covax.

Chính phủ Ấn Độ và Nam Phi đang dẫn đầu một đề xuất tạm thời từ bỏ bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với công nghệ vắc xin covid-19, được hơn 100 quốc gia ủng hộ. Nhưng các nhà sản xuất vắc xin và nhiều quốc gia giàu có đang làm việc không mệt mỏi để ngăn chặn các cuộc thảo luận về việc miễn trừ tại Tổ chức Thương mại Thế giới. Oxfam đã cáo buộc các quốc gia giàu có G20 đặt mối quan hệ với các công ty dược phẩm trước khi kết thúc đại dịch.

Phổ biến kiến thức về sản xuất vắc xin 

Vào tháng 5 năm 2020, WHO đã khởi động Nhóm tiếp cận công nghệ Covid-19 (C-TAP), kêu gọi các nhà phát triển vắc xin chia sẻ bí quyết vắc xin thông qua các thỏa thuận cấp phép tự nguyện và tổng hợp trong đại dịch. Vào tháng 6 năm 2021, WHO thông báo rằng họ đang làm việc với một tập đoàn các công ty vắc xin Nam Phi, các trường đại học và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi để thành lập trung tâm vắc xin mRNA covid đầu tiên của mình. Nhưng không có công ty lớn nào có vắc xin được WHO phê duyệt chia sẻ công nghệ với C-TAP hoặc trung tâm của WHO. Hầu hết các chính phủ đều miễn cưỡng bắt buộc phải chia sẻ những kiến ​​thức như vậy.  Có một số hy vọng rằng vắc-xin của Đại học Oxford, được phát triển thông qua tài trợ công, sẽ trở thành mã nguồn mở, nhưng các quyền được giao độc quyền cho AstraZeneca, công ty này hiện vẫn chưa hoàn toàn minh bạch về giá cả và các điều khoản cấp phép phụ khác. 

Giữa trận đại dịch tồi tệ nhất trong 100 năm qua, thay vì hàng hóa công cộng được cung cấp miễn phí, vắc xin vẫn là mặt hàng thuộc sở hữu của các công ty và bán cho người giàu. Thay vì tích trữ một tỷ liều thuốc "dư thừa" trong năm nay, các quốc gia giàu có có thể giao chúng cho Covax. Mặc dù “quyên góp từ thiện” như vậy được coi là bước đầu tiên, nhưng chúng vẫn chưa đủ. 

Con đường bền vững duy nhất về phía trước là toàn cầu hóa sản xuất để các quốc gia gặp khó khăn không còn dựa hoàn toàn vào các tổ chức từ thiện. Điều này đã đạt được với cuộc khủng hoảng AIDS, nhưng chỉ sau nhiều năm và sau nhiều trường hợp tử vong. Các nước nghèo hơn yêu cầu nới lỏng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ để nhanh chóng thiết lập các trung tâm sản xuất vắc xin trong khu vực. Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh hoàn toàn có khả năng sản xuất vắc xin, và những phản đối đều là sai lầm. 

Tại một số quốc gia, chính quyền vẫn có thể gay thiệt hại cho đất nươc khi phản ứng với đại dịch chưa tốt, ngay cả khi họ có khẳ năng sản xuất vắc xin, điều này có thể dễ thấy ở Ấn Độ. Nhưng  Những mệnh lệnh cứng rắn trong việc chia sẻ tài sản trí tuệ, chuyên môn kỹ thuật và khả năng sản xuất vẫn còn tồn tại.

Đáng ngạc nhiên là một số quốc gia giàu có hơn - ví dụ như ở Đông Á cũng đang thiếu nguồn cung cấp vắc xin vì họ ưu tiên các chiến lược ngăn chặn nghiêm ngặt để cứu sống hơn là mua sắm vắc xin rầm rộ. Hiện họ cũng đang cố gắng xoay sở với các chiến lược chống đại dịch.

Cuối cùng, những công ty sản xuất lớn từ chối từ bỏ chia sẻ kiến thức về sản xuất vắc xin và cung cấp vắc xin sau cùng cũng sẽ chỉ làm tổn hại đến lợi ích lâu dài của chính họ vì các tổ chức chính trị và doanh nghiệp ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đã bắt đầu lấp đầy thị trường. 

Im lặng đồng nghĩa với tiếp tay 

Việc phân bổ vắc xin toàn cầu của Covid-19 dựa trên quyền lực, lợi thế của người đi trước và khả năng thanh toán là một điều không nên vào thời điểm như lúc này khi cả thế giới đang chứng kiến các ca tử vong tăng nhanh chóng mặt. Những hành vi không công bằng này đang ngầm được chấp thuận bởi các công ty và chính quyền, điều này cũng tương đương như một tội ác. Các câu hỏi được đặt ra lúc nay này tại sao nhân viên và cổ đông tại các công ty vắc xin lại không lên tiếng? Vậy cái mà các nhà khoa học đang kêu gọi là "chia sẻ tiến bộ khoa học" cho tất cả mọi người tồn tại ở đâu? Các luật sư vốn luôn đòi hỏi tính công bằng vậy thì lý giải gì về việc này? Những nhà lãnh đạo các quốc gia nào đang gây áp lực cho các công ty sản xuất vắc xin buộc họ phải cung cấp cho công dân họ để được an toàn? Các tổ chức ủng hộ tính công bằng vắc xin đang làm những gì? 

Sự bất bình đẳng về vắc xin trên toàn cầu đang lật đổ mọi thành công của chúng ta trong việc phát triển vắc xin nhanh chóng và đang kéo dài đại dịch một cách không cần thiết. Sự bất bình đẳng đang diễn ra là hậu quả trực tiếp của lòng tham thương mại và tư lợi chính trị. Dưới vỏ bọc phục vụ nhân loại, và nhắm mắt làm ngơ trước vô số cái chết ở các quốc gia thiệt thòi, các tập đoàn sản xuất vắc xin đáng nhẽ phải chung tay để bảo vệ thế giới hơn bao giờ hết chứ không phải chỉ tập trung thu lại lợi nhuận và chứng kiến nhiều nơi phải vận lộn các dịch bệnh khó khăn thế này. 

Bảo Bảo (Theo BMJ)