Củ tỏi có mặt rất thường xuyên trong các bài thuốc y học dân gian. Theo GS Đoàn Thị Nhu, PGS Phạm Duy Mai và PGS.TSKH Đỗ Trung Đàm trong cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (NXB Khoa học và Kỹ thuật), tỏi có vị cay, mùi hôi, tính ấm, có tác dụng giải cảm, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, hạ khí, trừ giun, thông quan.
Bài thuốc chữa bệnh từ củ tỏi và những lưu ý khi sử dụng. |
Chữa cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, sốt: Tỏi, hành và gừng, ba thứ lượng bằng nhau sắc uống cho ra mồ hôi.
Hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Tỏi giã nát vắt lấy nước cốt rồi trộn với dầu vừng theo tỷ lệ 1/2, không có dầu vừng thì thay bằng mật ong. Rửa sạch lỗ mũi bằng nước muối, lau khô sau đó lấy bông tẩm thuốc chấm vào.
Chữa ho gà: Lấy 30g tỏi (loại vỏ tiá càng tốt) giã nát, thêm nước đun sôi để nguội 250 ml, ngâm trong vài giờ rồi gạn lấy nước, thêm chút đường. Trẻ dưới 3 tuổi mỗi lần uống ½ thìa cà phê, trẻ trên 3 tuổi mỗi lần uống 1 thià, ngày uống 3 lần. Cũng có thể lấy một củ tỏi vỏ tía bóc vỏ, cắt nhỏ, vỏ quýt 1 cái, xé nhỏ, thêm 200 ml nước, sắc kỹ, thêm chút đường, uống ngày 2-3 lần.
Chữa tăng huyết áp: Ngày uống 20 - 50 giọt cồn tỏi ⅕ với cồn 60⁰, chia làm 2 đến 3 lần uống. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều huyết áp sẽ tăng.
8 bài thuốc phòng - chữa bệnh từ củ tỏi. |
Chữa vết thương phần mềm, bỏng nước: Tỏi, hành, trầu không dùng tươi, mỗi vị 330g kết hợp cùng lá ớt tươi 200g và mật lợn 1 lít. Hành, tỏi bỏ vỏ cùng trầu không, lá ớt giã nhỏ, cho vào nửa lít nước nấu kỹ, lọc, cô còn khoảng 300ml, cho vào 1kg đường, đun thành cao lỏng, cuối cùng cho mật lợn vào canh kỹ tới khi sền sệt và đựng vào lọ kín. Vết thương rửa sạch, bôi cao vào. Ngày rửa và bôi thuốc một lần.
Chữa chảy máu cam: Củ tỏi, bóc vỏ giã nát đắp vào gan bàn chân (huyệt dũng tuyền). Chảy máu ở lỗ mũi bên phải thì đắp ở bàn chân trái, chảy máu ở lỗ mũi bên trái thì đắp ở bàn chân bên phải. Nếu cả hai lỗ mũi đều chảy máu thì đắp ở cả hai bàn chân.
Chữa lỵ: Tỏi 10g giã nhỏ, ngâm vào 100ml nước nguội trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy phần nước thụt vào hậu môn và giữ lại khoảng 15 phút. Thụt mỗi ngày một lần đồng thời kết hợp ăn hàng ngày 6g tỏi sống chia làm 3 lần. Điều trị từ 5 đến 7 ngày thì có kết quả.
Chữa trúng phong cấm khẩu bại liệt nửa người, trẻ em kinh giản: Tỏi, nhũ hương, phòng phong, thương truật, xuyên khung, khổ tử, bồ kết (bỏ hạt), các vị bằng nhau và tất cả bằng 50%, thạch xương bồ bằng 50%. Tán bột, viên với hồ, dùng hùng hoàng làm áo, mỗi lần uống 1 viên bằng hạt ngô đồng (trẻ em uống nửa viên) với nước thang riêng tùy theo chứng bệnh.
Cách chế biến hoặc chuẩn bị tỏi có thể thay đổi lợi ích sức khỏe của nó. Người ta lưu ý rằng:
Nên đập dập hoặc cắt lát tỏi trước khi ăn. Điều này làm tăng hàm lượng allicin.
Sử dụng nhiều tỏi - nhiều hơn một tép mỗi bữa ăn, nếu có thể.
Sử dụng tỏi bột từ tỏi tươi, thái mỏng và phơi khô. Điều này giúp enzyme alliinase tồn tại trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày để có thể chuyển hóa alliin thành allicin có lợi trong ruột.
Cần thận trọng sử khi có thai và cho con bú, trẻ em chỉ sử dụng liều thấp.
Nếu để tỏi tiếp xúc trực tiếp trên da trong thời gian dài có thể gây bỏng.
Có thể gây chảy máu nếu người sử dụng có rối loạn yếu tố đông máu hay đang uống các loại thuốc chống ngưng kết tiểu cầu.
Điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp nếu dùng kết hợp tỏi hoặc chế phẩm có tỏi, vì bản thân tỏi gây hạ huyết áp động mạch.
Không dùng tỏi lúc dạ dày trống vì tỏi kích thích niêm mạc dạ dày, dùng liều cao có thể gây viêm dạ dày.
Ngưng sử dụng tỏi khi có chuẩn bị phẫu thuật.
Không uống cùng một lúc tỏi với thuốc chống lao isoniazid, thuốc điều trị HIV, vì gây cản trở hấp thu các thuốc này vào cơ thể.
Khi dùng thuốc ngừa thai, tỏi làm giảm hiệu quả của viên thuốc chứa estrogen.
Tỏi có một hạn chế, đó là ăn tỏi xong mùi tỏi lưu lại làm nhiều người khó chịu. Muốn khử mùi, chỉ cần bỏ vài búp chè hoặc một lát đương quy vào miệng nhai, cũng có thể uống vài ngụm nước trà, ăn vài quả đại táo (táo tàu) mùi hôi sẽ giảm đi hoặc hết hẳn.
Nhiều người khi mua tỏi hay có thói quen chọn tỏi màu trắng. Tuy nhiên, tỏi ngon là loại có pha chút sắc tím hoặc tím sậm. Loại tỏi này có hàm lượng allicin cao hơn, có hương vị đậm đà hơn và có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Đối với vai trò gia vị trong nấu nướng, tỏi màu tím cũng sẽ giúp cho món ăn dậy mùi rõ rệt hơn so với tỏi trắng. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Cách chữa đầy hơi chướng bụng với những mẹo dân gian hiệu quả Đầy hơi chướng bụng là triệu chứng phổ biến ở bất kỳ ai, tình trạng này có thể khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu và không tập trung làm việc. |
Củ tỏi và những lợi ích sức khoẻ hàng đầu đối với con người Củ tỏi không chỉ là loại gia vị thiết yếu trong nhà bếp, giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho cơ thể. |