Bài học cho giới doanh nhân từ vụ ly hôn của tỷ phú Bill Gates

16:26 05/05/2021

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp học được gì từ cuộc ly hôn của một trong những cặp đôi quyền lực nhất thế giới?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Vừa qua, cặp đôi tỷ phú Bill Gates và phu nhân Melinda đã thông báo kết thúc cuộc hôn nhân 27 năm thông qua một bài đăng trên Twitter. Đây là một trong những cặp đôi đáng ngưỡng mộ nhất trong lịch sử khi cùng làm việc tại Microsoft, chung tay gây dựng công ty và bước đến con đường tỷ phú cũng như tích cực trong những hoạt động từ thiện mang lại thay đổi cho thế giới. Cuộc đổ vỡ đã để lại nhiều tiếc nuối trong lòng người hâm mộ nhưng mặt khác nhắc nhở người kinh doanh những bài học trên conill Gates và phu nhân Melinda đã thông báo kết thúc cuộc hôn nhân 27 năm thông qua một bài đăng trên Twitter. 

Xác định thành công cho chính mình

Một cuộc hôn nhân tàn lụi thường bị gán với những tính từ như thất bại. Nhưng trên thực tế không có một định nghĩa cụ thể nào cho thành công hay như câu nói: “Thành công với kẻ này lại là thất bại của kẻ khác”. Trong trường hợp của nhà Gates, thành công của cuộc hôn nhân do đôi vợ chồng tỷ phú quyết định. Đó có thể là gây dựng tổ ấm hạnh phúc và nuôi dưỡng những đứa con thơ hay cũng có thể là dành thời gian tự do theo đuổi các hoạt động từ thiện song song với chăm sóc gia đình. Không quan trọng Bill Gates và bà Melinda định nghĩa thế nào là thành công trong cuộc hôn nhân này, chỉ cần cả hai nỗ lực cho những mong muốn cá nhân có nghĩa là họ đã thành công.

Các nhà lãnh đạo nên cân nhắc bài học này. Trong quá trình xây dựng sự nghiệp kinh doanh, những thăng trầm sẽ luôn hiện hữu và sẽ có nhiều kẻ cho rằng bạn thất bại. Nhưng nếu chính bản thân doanh nhân tự xác định con đường cho chính mình, những lời đàm tiếu chỉ là mây khói. Thành công không được xác định bởi ý kiến đám đông mà là cả một quá trình phấn đấu cho mục tiêu dựa trên tầm nhìn và giá trị.

Mối quan hệ đối tác

Có một hiện thực tàn nhẫn: mọi mối quan hệ đối tác đều phát triển theo thời gian kể cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Có những khi cuộc cách mạng mang con người lại gần nhau hơn cũng có không ít lần khiến ta băn khoăn khi quyết định chấm dứt một mối quan hệ.

Bắt đầu một mối quan hệ đối tác nhằm mục đích gắn kết hai con người hay hai tổ chức với nhau. Về mặt tình cảm, mục đích đó có thể là tình yêu, lời hứa hay khao khát một mối quan hệ bền lâu. Về mặt kinh doanh, đó có thể là tập hợp các kỹ năng và kinh nghiệm bổ sung để hoàn thành mục tiêu. Dù là trên phương diện nào, mối quan hệ đối tác hy vọng sẽ đưa các bên đến gần hơn với mục tiêu chung. Trớ trêu thay, trong quá trình này luôn nảy sinh những quan điểm, cảm hứng mới lạ hơn mục tiêu ban đầu. Và rồi bỗng nhiên, mối quan hệ đối tác thoạt nhìn đạt được đầy đủ các yếu tố và sự hài lòng giờ đây dường như không còn đáp ứng đủ.

Nhận ra và chấp nhận hiện thực của một mối quan hệ phát triển là điều cần thiết. Bill và Melinda đã cùng nhau xây dựng một mối quan hệ trong thời gian dài. Nay, trong giai đoạn tiếp theo, cặp đôi quyết định rằng họ không còn phù hợp với nhau. Đưa ra quyết định rời xa người bạn đời bấy lâu nay không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, ta nhận ra một mối quan hệ đối tác đều có điểm dừng vì lợi ích của cả hai bên.

TL