
Bắc Giang phê duyệt quy hoạch đô thị Biển Động, huyện Lục Ngạn
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Biển Động, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đến năm 2035 (tỷ lệ 1/5.000).

Theo đó, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính xã Biển Động, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Ranh giới phía Bắc giáp xã Kim Sơn, huyện Lục Ngạn; phía Nam giáp xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn và xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động; phía Đông giáp xã Cẩm Đàn, Quế Sơn và Chiên Sơn, huyện Sơn Động; phía Tây giáp xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn. Quy mô diện tích lập quy hoạch 1.854,22 ha. Dự báo đến năm 2035, quy mô dân số khoảng 13.000 người.
Về tính chất, đô thị Biển Động là đô thị loại V, trên trục đô thị hóa phát triển theo hướng Đông - Tây (QL31) tỉnh Bắc Giang. Là trung tâm tiểu vùng phía Đông Bắc huyện Lục Ngạn. Là đô thị vệ tinh, chuyên ngành, phát triển thương mại dịch vụ, đầu mối, công nghiệp, du lịch sinh thái, cộng đồng gắn với nông nghiệp công nghệ cao và văn hóa bản địa.
Đô thị Biển Động được phân thành 03 vùng kiểm sát phát triển, gồm: Vùng 01 - Vùng lõi: là vùng khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư xây dựng đầy đủ các chức năng đô thị. Các khu chức năng và công trình được xây dựng với quy mô từ nhỏ đến lớn và áp dụng các chỉ tiêu sử dụng đất đa dạng (thấp dần từ lõi ra các hướng).
Vùng 02 - Vùng đệm, là vùng hạn chế phát triển - vùng sản xuất nông, lâm nghiệp gắn liền với các khu chức năng ở hiện trạng, các khu chức năng du lịch, dịch vụ sinh thái. Khu vực này hạn chế xây dựng các công trình quy mô lớn, áp dụng các chỉ tiêu sử dụng đất thấp, có tính chất sinh thái.
Vùng 03 - Vành đai xanh, là vùng bảo vệ nguyên trạng về kết cấu địa hình, cấu trúc cảnh quan. Chỉ tiến hành các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này.
Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư bao gồm: Triển khai các dự án khu vực trung tâm đô thị. Xây dựng các công trình công cộng đô thị như UBND thị trấn mới, trường học, chợ, nhà văn hóa, sân thể thao; Cải tạo hạ tầng giao thông trục chính đô thị như QL31, các đường trục chính BN1, BN2; Xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật như nhà máy cấp nước sạch đô thị, mạng lưới cấp nước khu vực trung tâm, mạng lưới thoát nước mưa, công trình trạm xử lý nước thải (gần sông Thảo), mạng lưới thoát nước thải; Xây dựng quỹ nhà tái định cư phục vụ nhu cầu giải tỏa xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; Thu hút đầu tư, xây dựng các trung tâm thương mại dịch vụ: ưu tiên các công trình dọc QL31 (khu vực cửa ngõ phía Tây, khu vực UBND xã hiện trạng). Thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng du lịch: khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,...
T.H
Cùng chuyên mục


Thành phố Lào Cai phát triển đồng bộ hạ tầng đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I, giai đoạn 2020 - 2025

Bình Thuận: Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Quảng Ngãi: Quy hoạch phân khu 1/2000 Khu đô thị, dịch vụ Đông Nam Dung Quất và Đô thị Lý Sơn

Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng
Bộ trưởng GTVT: Đến cuối năm 2025 cả nước sẽ có 3.000km đường cao tốc
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang “khủng hoảng niềm tin”
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...