Ba nguyên nhân khiến tiêu dùng Trung Quốc kém Hoa Kỳ

10:07 10/07/2021

Nhiều hơn Hoa Kỳ 1,1 tỷ người nhưng sức tiêu thụ của Trung Quốc kém xa nước bạn.

Năm 2001, lần đầu tiên GDP của Trung Quốc vượt ngưỡng 10 nghìn tỷ Nhân dân tệ, năm 2020, GDP đạt hơn 100 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Trong 20 năm, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Về mặt lý thuyết, với tốc độ phát triển mạnh mẽ, sức tiêu dùng của Trung Quốc cũng theo đó tăng lên. Theo thống kê, đến năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước đạt khoảng 39,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 6,06 nghìn tỷ đô la Mỹ). Năm nay, tổng mức bán lẻ hàng tiêu dùng sẽ đạt 17,43 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xét trên góc độ tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, đây là một con số đáng kể. Tổng mức bán lẻ của Trung Quốc vào năm 2020 thậm chí vượt Hoa Kỳ hơn 1,1 nghìn tỷ đô la Mỹ (4,9 nghìn tỷ đô la Mỹ). Tuy nhiên so sánh về dân số, Trung Quốc có 1,4 tỷ dân trong khi Mỹ chỉ có khoảng 300 triệu người. Chưa đầy 400 triệu dân số đã tạo ra sức tiêu thụ 4,9 nghìn tỷ đô la Mỹ, trong khi sức tiêu dùng của 1,4 tỷ người Trung Quốc chỉ khoảng 6,06 nghìn tỷ đô la Mỹ. Tỷ phú “Vua thủy tinh”, Cao Dewang cho biết, chỉ 200 triệu trong số 1,4 tỷ dân trong nước có đủ sức tiêu thụ. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Vậy tại sao kinh tế tăng trưởng nhưng sức tiêu thụ lại giảm sút. Thực ra nguyên nhân rất đơn giản, không phải người Trung Quốc không muốn tiêu dùng, không chịu tiêu dùng mà là họ ngại tiêu dùng. Nói cách khác, trong quy hoạch tài sản có sự phân chia tiêu dùng và tỷ trọng tiêu dùng bán lẻ vô cùng thấp. Các nhà kinh tế đã chỉ ra 3 nguyên do chính dẫn đến hiện tượng này.

Đầu tiên là sự khác biệt về quan niệm ảnh hưởng đến hành vi của con người. Người dân Trung Quốc có thói quen tiết kiệm tiền bạc để làm vốn dự trữ trước những tình huống bất ngờ cần chi tiêu và đề phòng phù hợp với văn hóa đất nước. Tính đến quý đầu tiên của năm nay, tổng số tiền gửi của người dân Trung Quốc đã vượt quá 100 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Ngược lại, tại Hoa Kỳ đại đa số người dân chủ trương “tiêu dùng nâng cao”, do đó đây là nền kinh tế lớn nhất nhưng đồng thời là quốc gia mắc nợ lớn nhất. Ngoài ra, thanh toán bằng thẻ tín dụng đã trở thành phương thức thanh toán chủ đạo của người dân nơi đây.

Thứ hai là giá nhà đất cao. Bất động sản Trung Quốc đã phát triển rầm rộ trong vài thập kỷ qua. Cư dân Trung Quốc cũng rất coi trọng nhà ở bởi ngôi nhà có liên quan đến nhiều khía cạnh, chẳng hạn như giáo dục, dân trí và các vấn đề khác. Vì vậy, mua nhà đã trở thành mục tiêu lớn của nhiều người. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Tuy nhiên giá nhà đất tại thị trường lớn nhất thế giới không hề rẻ. Những gia đình có điều kiện bình thường gần như đều phải tiết kiệm, trả nợ thế chấp nhà. Những khoản chi phí trên đã ngăn cản người dùng chi tiêu nhiều sinh hoạt. Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra các chính sách kiểm soát hạ nhiệt bất động sản, tới nay, giá nhà đất bắt đầu ổn định.

Thứ ba, tiêu thụ nội địa phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Trung Quốc tăng cường đầu tư vào công nghiệp và năng lực sản xuất, tuy nhiên thương mại xuất khẩu ngày càng phát triển dẫn đến nhiều mặt hàng xuất bán ra thị trường nước ngoài khiến cung không đủ cầu thị trường trong nước. 

Dân số Trung Quốc nhiều hơn Hoa Kỳ 1,1 tỷ người, nhưng sức tiêu thụ nội địa thấp hơn Hoa Kỳ. Sức tiêu thụ quả thực có thể giải thích chỉ số hạnh phúc của người dân, nhưng nếu dựa trên mức tiêu dùng nâng cao, chỉ số hạnh phúc trong tương lai khó có thể đảm bảo. Tính đến đầu năm nay, quy mô nợ của Hoa Kỳ đã lên tới 26 nghìn tỷ đô la Mỹ.

TL