
An Giang: Tổ chức Hội nghị Sơ kết triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Sáng 21/9, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Hội nghị được Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy chủ trì và được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Tổng số gần 700 đại biểu tham dự.

Tham dự có Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông An Giang - Phó Trưởng Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Lê Quốc Cường; thành viên Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số; Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đại diện doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nội dung tại buổi hội nghị tập trung vào 3 trụ cột chính về phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Đồng thời, đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cùng 53 dự án, nhiệm vụ, với kinh phí dự kiến trên 389 tỷ đồng, trong giai đoạn 2021-2025.
Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình 553/Ctr-UBND, Chương trình chuyển đổi số tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025, chương trình chuyển đổi số tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh về chuyển đổi số ngày càng nâng lên.

Toàn tỉnh đã thành lập 887 Tổ Công nghệ số cộng đồng ở 11/11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, với tổng số 6.517 thành viên. Đã có 18 dự án/nhiệm vụ về công nghệ thông tin và chuyển đổi số được triển khai, với tổng kinh phí dự kiến trên 56,8 tỷ đồng và có 11/15 chỉ tiêu đạt mục tiêu chương trình đề ra, tỷ lệ thực hiện đạt 73,3%.
Tỉnh An Giang đang vận hành thử nghiệm Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) ở 10 lĩnh vực. Tính riêng 8 tháng của năm 2023, IOC tỉnh An Giang đã tiếp nhận 204 phản ánh của người dân, giải quyết 199 phản ánh (đạt tỷ lệ 97,5%).
Ngoài ra, 8/11 địa phương của tỉnh cũng đã ra mắt IOC cấp huyện. Đến nay, hệ thống quản lý văn bản và điều hành tỉnh An Giang được triển khai rộng khắp từ tỉnh đến xã, 100% văn bản điện tử được gửi, nhận trên hệ thống.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - Nguyễn Thị Minh Thúy, đánh giá cao kết quả đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, đề nghị trong thời gian tới các sở, ngành, địa phương chủ động phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông rà soát, tham mưu tổ chức triển khai các nhiệm vụ, dự án, đề án của Tỉnh ủy nhằm đảm bảo đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Qua đó, đảm bảo trang thiết bị; xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đảm bảo liên thông và chia sẻ theo quy định. Ngoài ra, đẩy mạnh các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác quản lý và các dịch vụ của ngành, lĩnh vực phụ trách. Phát huy tối đa các nguồn lực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, triển khai đầy đủ phương án, giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Ngọc Thư (theo Cổng TTĐT AG)
Cùng chuyên mục


Chủ tịch UBND Huỳnh Quốc Việt: Cà Mau mạnh dạn chuyển đổi số để phát triển du lịch

Nối nhịp rộn ràng, hoạt động truyền thông quảng cáo dịp cuối năm của các thượng hiệu Việt

Năm 2024, Hà Nội tiên phong hoàn thành sổ sức khỏe điện tử cho 10 triệu dân

TikTok mong muốn nhà sáng tạo thực hiện các video dài hơn một phút

Hà Nội thí điểm hệ thống vé điện tử liên thông đa phương thức
-
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Nghị định 80 tác động tích cực ổn định giá xăng những tháng cuối năm
-
Ông Thomas Rooney: Trung tâm dữ liệu của Việt Nam là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới
-
PGS.TS.KTS. Nguyễn Vũ Phương: Thuê mua nhà ở xã hội sẽ an toàn cho người thu nhập thấp
-
Ông Thomas Krause: Áp dụng kinh tế tuần hoàn cho nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ để hướng tới phát triển đô thị bền vững
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phục hồi dù vẫn còn rào cản