An Giang: Du lịch điện mặt trời, đón cơ hội đầu tư mới

11:25 30/03/2022

Đặt mục tiêu cho giai đoạn từ năm 2021-2025, ngành du lịch tỉnh An Giang phấn đấu đón 42 triệu lượt khách với doanh thu 27.800 tỷ đồng.

Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh An Giang đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh con người và cảnh quan, thiên nhiên và cấp phép hoạt động cho các công trình du lịch mới độc đáo của An Giang; tuyên truyền, vận động các nhà hàng, khách sạn, khu, điểm đến đầu tư, nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ du khách.

Khởi động những điểm đến độc quyền

Theo ông Châu Hoàng Minh - Giám đốc KDL sinh thái An Hảo, cho biết: Khu du lịch Điện Mặt trời An Hảo đã được cấp giấy kinh doanh từ đầu 12/2/2020, tuy nhiên do dịch kéo dài đến nay mới bắt đầu mở cửa đón khách. Giai đoạn mới phục hồi này doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn về tài chính, nhân sự và quảng bá hình ảnh để khách du lịch biết đến. 

Thảo nguyên năng lượng mặt trời An Hảo nổi bật với hơn 170.000+ tấm pin mặt trời phủ trên diện tích khoảng 275 ha. Đây là điểm tạo nên sự khác biệt cho khu du lịch. Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt nối tiếp nhau, tạo nên “di sản xanh” đầy cuốn hút.
Thảo nguyên năng lượng mặt trời An Hảo nổi bật với  hơn 500.000 tấm pin mặt trời phủ trên diện tích khoảng 275 ha.  Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt nối tiếp nhau, tạo nên “di sản xanh” đầy cuốn hút.

Ông Minh cho biết, Điện mặt trời không còn là một khái niệm mới, tuy nhiên, du lịch điện mặt trời lại là cụm từ “xa lạ” đối với người Việt Nam. Đây là địa điểm du lịch An Giang mới, nên chỉ được các tín đồ “mê xê dịch” săn đón chứ khách du lịch thì vẫn chưa biết đến nhiều. Điện mặt trời An Hảo được xem là nét chấm phá, tô điểm cho cảnh sắc vùng Bảy Núi. Đặc biệt, không chỉ đóng vai trò “thắp sáng”, cung cấp điện năng, mà điện mặt trời An Hảo còn đóng vai trò “đại sứ” dẫn đầu xu hướng du lịch điện mặt trời.

“Từ “Thủy đài Sao Mai” du khách có thể chiêm ngưỡng từ điểm cao nhất để thu vào tầm mắt trọn vẹn phong cảnh hữu tình, không gian lãng mạn bàng bạc ánh hoàng hôn. Dang đôi tay rộng, hít thật sâu du khách sẽ cảm nhận được hương nắng gió biên thùy, hoặc trầm ngâm lắng nghe những thanh âm vang vọng về từ triền núi, những vạt nắng chiều mỏng nhẹ, những cánh đồng cỏ xanh mượt mà ẩn mình dưới những tầng pin điện mặt trời lấp lánh. Những hồ nước lấp lánh, những luống hoa dừa cạn, uốn lượn khoe sắc điệu đà dọc các lối đi, những cung đường hoa giấy rực rỡ, những đàn cừu tung tăng trong khuôn viên khu du lịch… tạo nên sức hút lạ kỳ cho khu du lịch điện mặt trời có một không hai”, một du khách trẻ tuổi chia sẻ.

Ảnh minh họa
Phát triển đồng bộ các loại hình du lịch tâm linh - sinh thái - nghỉ dưỡng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khuyến khích những loại hình văn hóa, giải trí về đêm… nhằm thu hút, giữ chân du khách.

Theo ông Nguyễn Khánh Hiệp - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang , tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã xác định một trong những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn này là phát triển đồng bộ các loại hình du lịch tâm linh - sinh thái - nghỉ dưỡng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khuyến khích những loại hình văn hóa, giải trí về đêm… nhằm thu hút, giữ chân du khách.

Ngoài ra, ông Nguyễn Khánh Hiệp cũng cho biết: Căn cứ vào cấp độ dịch của các địa phương trên địa bàn tỉnh, ngành Văn hóa và Du lịch sẽ mở cửa dần để đón khách tham quan, khởi đầu là các khu du lịch Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, khu du lịch Núi Cấm, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, khu du lịch điện mặt trời An Hảỏ, Khu du lịch di tích lịch sử Đồi Tức Dụp, ...

“Hiện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh các kế hoạch phục hồi du lịch, đặc biệt là kích cầu du lịch nội tỉnh, kết hợp xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang. Trong chương trình hành động và phát triển hạ tầng du lịch tỉnh giai đoạn 2021-2025, để phát triển được ngành du lịch tỉnh thành ngành kinh tế mũi nhọn, công tác xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch An Giang cần quan tâm đầu tư và đổi mới hơn thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng website du lịch An Giang, tuyên truyền quảng bá rộng rãi về các tiềm năng, điều kiện tự nhiên, sự khác biệt vùng miền, những địa danh, thắng cảnh, văn hóa ẩm thực miền sông nước nhằm thu hút du khách” - ông Hiệp nói.

An Giang dang tay đón cơ hội liên kết và đầu tư du lịch

Về kết hợp du lịch ngoài nước, tỉnh tập trung liên kết phát triển tour xuyên biên giới An Giang-Campuchia-Thái Lan-Lào các nước châu Á (tập trung Nhật và Hàn Quốc) và thế giới. Thiết lập hệ thống văn phòng đại diện du lịch tỉnh tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và các quốc gia giáp biên như Campuchia. 

An Giang phấn đấu trở thành trung tâm du lịch năng động, sáng tạo với các loại hình độc đáo, khác biệt với các sản phẩm du lịch văn hóa kết hợp trải nghiệm du lịch sinh thái bậc nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Thảo nguyên năng lượng mặt trời An Hảo.
Đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Thảo nguyên năng lượng mặt trời An Hảo.

Ngoài ra, xây dựng hình ảnh du lịch và định vị du lịch tỉnh là điểm đến “An toàn-thân thiện-hấp dẫn” tích cực quảng bá bộ nhận dạng thương hiệu du lịch tỉnh như logo, slogan…đến với du khách trong nước và quốc tế tại các sự kiện, ngày hội lớn trong và ngoài nước; tiếp tục triển khai thực hiện chương trình liên kết du lịch TPHCM và 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh mà An Giang đã liên kết phát triển du lịch. 

Mới đây, đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc gồm 15 thành viên cũng đã đến An Giang tìm cơ hội đầu tư và đánh giá tiềm năng du lịch của tỉnh. Theo xu hướng phát triển kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, lộ trình đến năm 2030, An Giang phấn đấu trở thành trung tâm du lịch năng động, sáng tạo với các loại hình độc đáo, khác biệt với các sản phẩm du lịch văn hóa kết hợp trải nghiệm du lịch sinh thái bậc nhất tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Thảo nguyên năng lượng mặt trời An Hảo.
Một thành viên trong Đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc khi đến thăm Thảo nguyên năng lượng mặt trời An Hảo, rất thích thú với những chú Cừu con được nuôi tại đây.
Đàn cừu trên Thảo nguyên xanh, trong khuôn viên Khu du lịch Điện mặt trời Sao Mai
Đàn cừu trên Thảo nguyên xanh, trong khuôn viên Khu du lịch Điện mặt trời Sao Mai.

Trong đó, định hướng chuyển đổi và các mục tiêu ưu tiên phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng kết hợp phát triển nông nghiệp, làng nghề nông thôn theo hướng bền vững. 

Đặc biệt, cùng với sự phục hồi nhanh chóng sau dịch, ngành du lịch An Giang còn giúp du khách dễ dàng hơn nữa trong việc tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ du lịch An Giang. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang hợp tác với Công ty TNHH Shopee hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, khu điểm du lịch An Giang xây dựng gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch du lịch điện tử Shopee.

Song song với đầu tư cơ sở vật chất để thu hút du khách, ngành du lịch tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, như mở các lớp đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ kinh doanh cho lao động và cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ của các doanh nghiệp… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động du lịch.

Phước Lập- Mỹ Dung