Chủ nhật 24/11/2024 16:43
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

AfCFTA và những cơ hội mới cho giao thương Việt Nam - châu Phi

15/05/2023 17:31
Nhìn chung, dư địa xuất khẩu sang châu Phi còn rất lớn, với AfCFTA, giao thương của Việt Nam với khu vực thị trường châu Phi có thể được hưởng nhiều cơ hội mới.

Hiệp định Thương mại tự do Lục địa châu Phi (African Continental Free Trade Agreement - AfCFTA) là một hiệp định thương mại khu vực nhằm thúc đẩy việc hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên châu Phi. Đây là một dự án quan trọng của Liên minh châu Phi (African Union - AU) nhằm tạo ra một khu thị trường chung lớn nhất trên lục địa này.

AfCFTA được ký kết vào ngày 21/3/2018 tại Kigali, Rwanda và chính thức có hiệu lực từ ngày 30/5/2019 sau khi số lượng quốc gia chủ ký đạt đủ điều kiện. Đến năm 2023, AfCFTA đã có 55 quốc gia thành viên, gồm hầu hết các quốc gia châu Phi.

Mục tiêu chính của AfCFTA là tạo ra một khu thị trường khu vực châu Phi thống nhất, loại bỏ các rào cản thương mại và tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên. Hiệp định này nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Phi trên thị trường quốc tế, đồng thời tạo ra các cơ hội mới cho việc đầu tư và phát triển kinh tế trên toàn lục địa.

AfCFTA và những cơ hội mới cho giao thương Việt Nam - châu Phi
AfCFTA và những cơ hội mới cho giao thương Việt Nam - châu Phi.

Các quy định trong AfCFTA bao gồm việc giảm thuế quan, loại bỏ các rào cản phi thuế và thúc đẩy sự tự do chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ và nguồn lực giữa các quốc gia thành viên. Hiệp định cũng đề cập đến các vấn đề như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền lao động, quyền cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại.

Các lợi ích dự kiến của AfCFTA bao gồm tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Phi và tăng cường sự tích hợp kinh tế khu vực.

Số liệu thống kê cho thấy, trong vòng hơn một thập kỷ qua, trao đổi thương mại Việt Nam – châu Phi đã tăng hơn gấp đôi, từ mức mới chỉ đạt 2,52 tỷ USD năm 2010 lên mức 5,5 tỷ USD năm 2022.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến châu Phi đạt 2,8 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu của Việct Nam từ hâu Phi đạt 2,6 tỷ USD, xuất siêu đạt giá trị 226,3 triệu USD. Các nhóm hàng xuất khẩu chính bao gồm: Gạo (đạt 568,6 triệu USD); Điện thoại các loại và linh kiện (đạt 355,6 triệu USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 210,4 triệu USD); Giày dép các loại (đạt 141,8 triệu USD); Cà phê (đạt 131 triệu USD); Hàng dệt, may (đạt 129 triệu USD); Hàng thủy sản (đạt 60,3 triệu USD)…

Các nhóm hàng nhập khẩu chính bao gồm: Hạt điều (đạt 1,1 tỷ USD); Kim loại thường khác (đạt 484,1 triệu USD); Gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 114,3 triệu USD); Hàng rau quả (đạt 64,1 triệu USD); Bông các loại (đạt 54,2 triệu USD)…

Nhìn chung, dư địa xuất khẩu sang châu Phi còn rất lớn vì Việt Nam mới chiếm 0,6% thị phần nhập khẩu 600 tỷ USD của châu Phi mỗi năm. Với sự ra đời của AfCFTA, giao thương của Việt Nam với khu vực thị trường châu Phi có thể được hưởng nhiều cơ hội mới.

Thứ nhất, hàng hóa xuất khẩu có thể vươn tới những thị trường mới.

Để tạo thuận lợi cho hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia nội khối, trong thời gian tới các quốc gia châu Phi sẽ phải tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc và năng lượng – đường xá, bến cảng, sân bay, viễn thông, năng lượng điện… Các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi được tài trợ bởi các khoản vay của Trung Quốc và tài trợ của Hoa Kỳ trong hơn một thập kỷ qua sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Theo đó, khả năng hàng hóa nhập khẩu thâm nhập vào những khu vực sâu trong đất liền sẽ thuận lợi hơn, đặc biệt là vào 15 quốc gia châu Phi không giáp biển. Điều này mở ra cơ hội cho hàng Việt Nam tiếp cận với nhiều thị trường hơn, trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tại châu Phi cho tới nay vẫn là những quốc gia có nền kinh tế lớn, có cảng biển thuận lợi cho việc giao thương như: Nam Phi, Ai Cập, Nigieria.

Thứ hai, chi phí nhập khẩu nguyên liệu, nông sản từ châu Phi có thể được cắt giảm.

Việt Nam hiện chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô từ châu Phi để sản xuất, tạo thêm giá trị gia tăng. Việc các cường quốc hàng đầu thế giới đã, đang lấy kinh tế làm “mũi nhọn” trong triển khai chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng tại châu Phi, đặc biệt từ khi khu vực này tuyên bố sự ra đời của AfCFTA, mở ra cho lục địa này cơ hội hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, mở rộng thị trường, vận chuyển hàng hóa được thuận lợi hơn.

Cụ thể, để bảo vệ các mối quan hệ chiến lược và kinh tế của mình ở châu Phi, dự báo trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ hỗ trợ châu Phi phát triển các chuỗi giá trị, giúp các doanh nghiệp châu Phi có được chỗ đứng riêng tại thị trường Trung Quốc. Do vị trí địa lý gần gũi, Việt Nam có thể hưởng lợi từ mối quan hệ này, trong đó có việc chi phí nhập khẩu nguyên liệu từ châu Phi thông qua Trung Quốc có cơ hội được cắt giảm.

Thứ ba, cơ hội nâng cao kim ngạch xuất khẩu thông qua đàm phán các thỏa thuận thương mại với toàn châu lục.

Một xu hướng có triển vọng sẽ diễn ra trong thời gian tới, đó là các quốc gia trên thế giới sẽ nghiên cứu, đàm phán, ký kết các thỏa thuận thương mại quốc tế, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do (FTA) với toàn bộ khối mậu dịch tự do lục địa châu Phi. Việc này sẽ giúp các quốc gia tiết kiệm thời gian đàm phán với từng quốc gia hoặc khu vực nhỏ lẻ (châu Phi hiện có 55 quốc gia chia thành 8 khu vực kinh tế). Trên thực tế, các quốc gia châu Phi có cơ cấu sản xuất khá tương đồng, chủ yếu là các sản phẩm sơ cấp như dầu thô, nông sản thô, khoáng sản, kim loại quý…

Do vậy, ngay cả khi AfCFTA có hiệu lực trên toàn khu vực, châu lục này vẫn chưa thể đảm bảo nguồn cung với nhiều mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị) và các mặt hàng quan trọng trong đời sống như: gạo, hàng dệt may, da giày, hàng thủy sản chế biến… và vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước ngoại khối. Trong khi đó, các mặt hàng như gạo, cà phê, dệt may, da giày, thủy sản... lại là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

P.V (t/h)

TAGS:

Tin bài khác
Cánh cửa hợp tác rộng mở cho tỉnh Long An sau thành công của chuyến công tác tại châu Âu

Cánh cửa hợp tác rộng mở cho tỉnh Long An sau thành công của chuyến công tác tại châu Âu

Chuyến công tác châu Âu của tỉnh Long An đã khép lại thắng lợi, mở ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển của địa phương.
UAE trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai thế giới

UAE trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai thế giới

UAE đã vươn lên vị trí trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai thế giới nhờ vai trò cầu nối giữa Đông và Tây. Nhu cầu vàng từ châu Á đang định hình "Thế kỷ châu Á" cho thị trường vàng.
Hoa Kỳ áp biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste nhập khẩu

Hoa Kỳ áp biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste nhập khẩu

Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ có hiệu lực từ ngày 23 tháng 11 năm 2024.
Ngành cá tra Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2025

Ngành cá tra Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2025

Mục tiêu của ngành cá tra trong năm 2025 là đạt sản lượng 1,65 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.
Không nắm rõ quy định mới của EU, hàng hóa xuất khẩu có thể bị cấm vận

Không nắm rõ quy định mới của EU, hàng hóa xuất khẩu có thể bị cấm vận

Hàng hóa xuất khẩu sẽ không được thông quan bởi hải quan EU; hoặc các tờ khai không đầy đủ hoặc bị từ chối hoặc sẽ bị cấm vận vì không tuân thủ quy định của EU.
Hà Lan - thị trường lớn nhất của xuất khẩu cá tra Việt Nam tại EU

Hà Lan - thị trường lớn nhất của xuất khẩu cá tra Việt Nam tại EU

Xuất khẩu cá tra sang EU vẫn chưa thực sự ổn định, biến động theo từng tháng. Dù vậy, dịp cuối năm là thời điểm vàng để các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu.
Những điều cần biết về thị trường Halal toàn cầu

Những điều cần biết về thị trường Halal toàn cầu

Thị trường Halal giành sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp, và còn nhiều dư địa, nhu cầu với sản phẩm chất lượng của người tiêu dùng tăng cao.
Tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản toàn thế giới

Tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản toàn thế giới

Tiêu chuẩn Chế biến Thủy sản (SPS) phiên bản 6.0 vừa được phát hành là một tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản trên toàn thế giới.
Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân chế biến

Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân chế biến

Giá trị xuất khẩu điều tăng tại tất cả 15 thị trường lớn, với mức tăng mạnh nhất thuộc về Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (tương ứng tăng 58,3%).
Thái Lan nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Tuy nâng lượng gạo nhưng ngành xuất khẩu gạo Thái Lan đang đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ Ấn Độ, quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Temu đang phải đối mặt với cuộc điều tra vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Temu đang phải đối mặt với cuộc điều tra vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Cơ quan quản lý cạnh tranh của Ireland đang "xem xét kỹ lưỡng" các hoạt động của Temu do nghi ngờ vi phạm các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ biến động khi ông Donald Trump tái đắc cứ?

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ biến động khi ông Donald Trump tái đắc cứ?

Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, với xu hướng bảo hộ thương mại mạnh mẽ, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức và cơ hội mới.
IDI nhiều năm liền lọt Top đầu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam

IDI nhiều năm liền lọt Top đầu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa quốc gia (mã IDI) - thành viên chủ lực của Tập đoàn Sao Mai, nhiều năm liền lọt Top đầu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam.
Trung Quốc gỡ bỏ mọi hạn chế để nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngành sản xuất

Trung Quốc gỡ bỏ mọi hạn chế để nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngành sản xuất

Theo danh sách hạn chế quốc gia mới từ Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/11, hai hạn chế cuối cùng trong ngành sản xuất với nhà đầu tư nước ngoài đã được xóa bỏ.
Quỹ hoán đổi danh mục vàng tỏa sáng nhờ sự quan tâm gia tăng từ phương Tây

Quỹ hoán đổi danh mục vàng tỏa sáng nhờ sự quan tâm gia tăng từ phương Tây

Vàng từ lâu đã là lựa chọn ưa thích của nhà đầu tư châu Á. Giờ đây, sự quan tâm gia tăng đối với các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) vàng từ phương Tây đang giúp kim loại quý này phục hồi sức hút.