Thứ bảy 12/07/2025 12:29
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Những điều cần biết về thị trường Halal toàn cầu

Trong những năm gần đây, thị trường Halal đang giành được sự quan tâm đặc biệt từ các doanh nghiệp trên toàn cầu bởi còn nhiều dư địa và nhu cầu tìm đến các sản phẩm chất lượng của người tiêu dùng ngày càng tăng.
Halal, thực phẩm, an toàn, thị trường,sản phẩm 1

Ảnh minh họa.

Halal, trong tiếng Ả-rập là “hợp pháp”, được dùng để mô tả những loại thực phẩm (sau mở rộng ra cho cả những sản phẩm khác như mỹ phẩm, dược phẩm…) được chuẩn bị, chế biến và tiêu thụ theo cách thức được mô tả trong Kinh Qur’an (Kinh Cô-ran hay Koran, văn bản tôn giáo quan trọng của người Hồi giáo). Về cơ bản những sản phẩm Halal không được chứa các tạp chất hoặc các thành phần bị cấm, đồng thời cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy chuẩn của Hồi giáo nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm và thậm chí cả tài chính cũng có thể tuân theo tiêu chuẩn Halal.

Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường Halal

Số lượng người theo đạo Hồi không ngừng tăng lên: Tại nhiều thị trường, đặc biệt là châu Âu, cùng với sự gia tăng về số lượng người dân nhập cư, số lượng người theo đạo Hồi đang sinh sống tại đây cũng đang tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu từ FoodNavigator, số lượng người theo đạo Hồi tại Vương quốc Anh được dự báo sẽ tăng thêm 4 triệu người, nâng tổng số dân theo đạo Hồi tại khu vực này lên 13 triệu vào năm 2050; với toàn bộ khu vực châu Âu, tổng số người theo đạo Hồi đang sinh sống tại đây được dự báo sẽ tăng từ 4,9% lên 7,4% tổng dân số toàn khu vực vào năm 2050. Điều này kéo theo việc nhu cầu đối với các sản phẩm Halal tại các quốc gia này ngày càng tăng.

Theo số liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, số lượng người Hồi giáo tại Việt Nam có khoảng hơn 72.000 người (2012) và con số này đã tăng lên hơn 80.000 (2021). Mặc dù cộng đồng người theo đạo Hồi tại Việt Nam còn khiêm tốn, sự gia tăng số lượng khách du lịch và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng làm tăng nhu cầu về thực phẩm đạt tiêu chuẩn Halal tại thị trường trong nước. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, các nguồn cung sản phẩm đạt chuẩn Halal cho cộng đồng người Hồi giáo trong nước còn manh mún và tự phát là chủ yếu, do vậy đây cũng là một thị trường còn dư địa mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước có thể cân nhắc.

Đáp ứng được nhiều quy định về độ an toàn và nguồn gốc xuất xứ: Để đảm bảo các sản phẩm được coi là Halal, các nhà sản xuất cần phải minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ, quy trình sản xuất và cần trải qua quá trình kiểm nghiệm, đánh giá sản phẩm nghiêm ngặt. Việc thực hiện nghiêm túc quá trình này của các doanh nghiệp được thể hiện qua chứng nhận Halal - một chương trình đánh giá giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện được các sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn của người theo đạo Hồi, đồng thời là sự khẳng định về chất lượng của sản phẩm đó.

Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng: Nhờ vào quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, từ đó đảm bảo an toàn về vệ sinh và sức khỏe người tiêu dùng, thị trường Halal không chỉ đáp ứng được nhu cầu của những người theo đạo mà còn thu hút được sự chú ý của một bộ phận không nhỏ những người không theo đạo Hồi.

Những thành phần nào bị coi là “bất hợp pháp” (Haram)?

Đối lập với những sản phẩm Halal là Haram, được hiểu là những sản phẩm có chứa các thành phần không được phép hoặc quy trình sản xuất không tuân thủ theo quy định của đạo Hồi. Để xác định được sản phẩm nào được coi là Halal, các nhà sản xuất cần lưu ý kiểm tra các thành phần cấu tạo nên sản phẩm của mình có bao gồm những thành phần bị coi là Haram hay không.

Một số thành phần thường gặp bị coi là Haram gồm:

- Thịt lợn/lợn rừng, chó, khỉ và tất cả các sản phẩm phụ/chiết xuất từ chúng;

- Các loài động vật trên cạn (bò, gà, cừu…) không được giết mổ theo đúng nghi thức của người Hồi giáo;

- Các loài động vật lưỡng cư (ếch, rắn…)

- Động vật có răng nanh, móng vuốt (gấu, hổ, báo, mèo…) và các loài chim săn mồi bằng chân (đại bàng, diều hâu…);

- Động vật có nọc độc;

- Sản phẩm, phụ phẩm từ các sinh vật biến đổi gen;

- Rượu, bia và các chế phẩm, phụ gia có chứa cồn;

- Gelatin (thường được chiết xuất từ xương và da lợn), trừ khi chứng minh được nguồn gốc gelatin đến từ các loài động vật thuộc nhóm Zabiha (những loài động vật người Hồi giáo ăn được và được chế biến theo đúng cách thức đạo Hồi yêu cầu);

- Casein (đạm sữa);

- Carmine (một loại thuốc nhuộm màu đỏ được làm từ côn trùng nghiền nát);

- Các loại vitamin (trừ trường hợp chứng minh được những vitamin này có nguồn gốc từ thực vật hoặc tự tổng hợp được);

- L-cysteine/Cystein (một loại axit amin giúp làm đẹp da và thải độc gan, thường được chiết xuất từ tóc người hoặc lông vịt)…

Do mỗi quốc gia Hồi giáo có một số quan điểm khác biệt về những thành phần bị xem là Haram, các doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm các quy định pháp luật tại những quốc gia đó trước khi cân nhắc đưa sản phẩm vào thị trường, tránh những rủi ro không đáng có.

Halal, thực phẩm, an toàn, thị trường,sản phẩm 2
Các nhà sản xuất cần nắm rõ được những thành phần có trong sản phẩm của mình để đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn Halal - Ảnh minh họa.

Chứng nhận Halal và những mặt hàng/dịch vụ có thể cấp chứng nhận Halal

Chứng nhận Halal là một chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, doanh nghiệp nhằm xác nhận sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp đó đáp ứng các tiêu chuẩn Halal của đạo Hồi và được phép tiêu thụ ở thị trường Hồi giáo. Chứng nhận Halal có thể được chia ra thành một số loại như sau:

- Chứng nhận Halal dành cho chuỗi thực phẩm:

Chứng nhận Halal cho chuỗi thực phẩm là chứng nhận nhằm xác nhận sản phẩm của tổ chức, doanh nghiệp đã đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal từ giai đoạn trồng trọt, chăn nuôi cho đến lúc thu hoạch, chế biến, bảo quản và vận chuyển.

Phạm vi áp dụng chứng nhận này bao gồm: Thực phẩm; Phụ gia thực phẩm/hương liệu; Bao bì đóng gói, dụng cụ chứa đựng thực phẩm; Sản phẩm chăn nuôi và cơ sở giết mổ; Sản phẩm trồng trọt; Sản phẩm thủy sản; thức ăn chăn nuôi/thủy sản.

- Chứng nhận Halal dành cho sản phẩm tiêu dùng:

Chứng nhận Halal cho sản phẩm tiêu dùng là chứng nhận được cấp để xác nhận sản phẩm của tổ chức/doanh nghiệp không chứa các thành phần bị cấm theo Tiêu chuẩn Halal với quy trình sản xuất hợp quy bởi người có chuyên môn và am hiểu về Halal. Chứng nhận này áp dụng cho các mặt hàng bao gồm dược phẩm và thuốc; Mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp; Sản phẩm dệt may, sợi, da giày; Các sản phẩm tiêu dùng dành cho người đạo Hồi; Hạt nhựa và vật liệu sản xuất hàng tiêu dùng, bao bì và dụng cụ, thiết bị, máy móc; Các chế phẩm sinh học, hóa chất, chất xử lý nước…

- Chứng nhận Halal dành cho dịch vụ:

Chứng nhận Halal cho dịch vụ là xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nhằm khẳng định dịch vụ của tổ chức/doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn Halal và đủ điều kiện để người Hồi giáo sử dụng. Cụ thể, phải đảm bảo loại hình dịch vụ hợp pháp theo đạo Hồi với nhân viên được đào tạo bài bản về văn hóa Hồi giáo. Chứng nhận Halal cho dịch vụ ở thời điểm hiện tại được cấp cho các dịch vụ sau: Nhà hàng, khách sạn, bếp ăn; Cơ sở bán buôn, bán lẻ, vận chuyển; Khu du lịch, dịch vụ du lịch thân thiện với người theo đạo Hồi.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Halal

Với dư địa lớn, nhiều nhóm ngành hàng/dịch vụ chưa được khai thác và nhu cầu ngày một mở rộng, doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội để thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần trong thị trường này. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

- Tìm hiểu kỹ về nhu cầu của thị trường trước khi sản phẩm/dịch vụ được đưa vào: Bên cạnh việc tìm hiểu về các quy định của nước sở tại và nghiên cứu về nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin từ các cơ quan cấp chứng nhận Halal tại Việt Nam về các loại chứng nhận Halal phù hợp với sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp, cũng như những yêu cầu cần thiết để sản phẩm/dịch vụ có thể đạt chứng nhận.

- Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và kiểm soát thành phần sản phẩm: Việc tuân thủ các quy định này không chỉ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đạt được chứng nhận Halal mà còn giúp cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu từ nhiều thị trường khắt khe khác, từ đó mở rộng thị phần của sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp.

Tin bài khác
Chứng khoán Mỹ thăng hoa, thị trường tiếp tục “tìm đỉnh”

Chứng khoán Mỹ thăng hoa, thị trường tiếp tục “tìm đỉnh”

Thị trường tài chính và chứng khoán Mỹ ghi nhận mức đóng cửa kỷ lục mới sau phiên giao dịch ngày 10/7/2025, bất chấp căng thẳng thương mại leo thang do thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Các quỹ ETF vàng hút dòng vốn kỷ lục trong nửa đầu năm 2025

Các quỹ ETF vàng hút dòng vốn kỷ lục trong nửa đầu năm 2025

Giữa bối cảnh bất ổn do chiến tranh thương mại toàn cầu, các quỹ ETF vàng đã thu hút dòng vốn lớn kỷ lục kể từ năm 2020, theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới.
Giá đồng tại Mỹ tăng kỷ lục sau quyết định áp thuế của ông Trump

Giá đồng tại Mỹ tăng kỷ lục sau quyết định áp thuế của ông Trump

Tuyên bố áp thuế 50% đối với đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tại Mỹ tăng kỷ lục lên mức cao nhất lịch sử, báo hiệu căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang.
Thép cuộn chống ăn mòn Việt Nam “thoát” thuế tự vệ tại Nam Phi

Thép cuộn chống ăn mòn Việt Nam “thoát” thuế tự vệ tại Nam Phi

Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng, việc thép cuộn chống ăn mòn của Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ tạm thời của Nam Phi là một điểm sáng cho ngành xuất khẩu và bài học về năng lực điều phối chính sách ngoại giao kinh tế.
Trung Quốc tiếp tục gom vàng tháng thứ tám liên tiếp tại “giá đỉnh”

Trung Quốc tiếp tục gom vàng tháng thứ tám liên tiếp tại “giá đỉnh”

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã gia tăng dự trữ vàng trong tháng 6/2025, nối dài chuỗi mua ròng sang tháng thứ tám, giữa lúc giá vàng giao dịch gần mức đỉnh lịch sử.
Cá ngừ Việt Nam khai phá thị trường Litva: Tín hiệu tích cực từ cửa ngõ Trung – Đông Âu

Cá ngừ Việt Nam khai phá thị trường Litva: Tín hiệu tích cực từ cửa ngõ Trung – Đông Âu

Ngành thủy sản Việt Nam đang tìm kiếm thị trường ngách và Litva – quốc gia nhỏ ở Trung và Đông Âu đang thành điểm đến đầy triển vọng đối với cá ngừ Việt Nam.
Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Thị trường IPO Hồng Kông bùng nổ với hơn 14 tỷ USD huy động trong nửa đầu năm 2025, dẫn đầu toàn cầu nhờ chính sách hỗ trợ và dòng vốn nội địa từ Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Kết phiên giao dịch ngày 3/7/2025, thị trường chứng khoán Mỹ thăng hoa sau báo cáo việc làm tích cực, cổ phiếu Nvidia tăng mạnh giúp vốn hóa tiến sát ngôi vị cao nhất thế giới.
6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 năm 2025 ước đạt 5,93 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Bất chấp loạt rủi ro như chiến tranh thương mại, xung đột Trung Đông và cạnh tranh AI, thị trường chứng khoán Mỹ đang chạm đỉnh lịch sử nhờ dòng tiền dồi dào và kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2025 giảm mạnh tới 30% so với cùng kỳ, hé lộ những rủi ro về kiểm soát chất lượng nông sản, nhưng đồng thời cũng cho thấy nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu và quản trị cửa khẩu ngày càng chuyên nghiệp.
Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Dù căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt và ông Trump thông báo ngừng bắn, thị trường toàn cầu vẫn phản ứng thận trọng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã “nhờn” với biến động địa chính trị.
Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đồng loạt giảm điểm khi lo ngại về nguy cơ Mỹ tham chiến tại Trung Đông gia tăng, trong lúc Fed cảnh báo lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến.
Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Chiến sự Trung Đông leo thang và áp lực từ dữ liệu kinh tế Mỹ khiến giới đầu tư lo ngại, dòng vốn có xu hướng chảy về các tài sản trú ẩn, trong khi Fed chuẩn bị công bố triển vọng kinh tế Mỹ.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Thị trường chứng khoán toàn cầu mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba (17/6) trong trạng thái căng thẳng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ kêu gọi sơ tán khẩn cấp khỏi thủ đô Tehran của Iran.