Chủ nhật 13/07/2025 00:28
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

ACV và những "sân sau" khó ngờ

12/10/2020 00:00
Bộ Giao thông vận tải vừa có kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt vi phạm, thiếu sót của ACV tại các dự án do Tổng công ty này đầu tư, trong đó có những "sân sau" khó ngờ tới.

Bộ GTVT yêu cầu ACV thực hiện xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý tổng số tiền về kinh tế là hơn 117 tỷ đồng

Theo báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV), giai đoạn từ tháng 3/2012 đến tháng 12/2016, tổng công ty này đã đầu tư xây dựng 85 dự án (có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng) với tổng mức đầu tư các dự án là hơn 42.140 tỷ đồng. Trong đó, giá trị đầu tư bằng vốn NSNN là 1.420,9 tỷ đồng; vốn TPCP là 4.221,7 tỷ đồng; vốn ODA là 12.443,13 tỷ đồng; vốn ACV là 24.074,7 tỷ đồng.

Quản lý đầu tư xây dựng có nhiều vấn đề

Tuy nhiên, kết luận thanh tra của Bộ GTVT cho thấy, bất cập ở tất cả các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án và cả giai đoạn kết thúc đầu tư. Việc huy động, quản lý sử dụng các nguồn đầu tư do ACV quản lý cũng còn nhiều bất cập, tồn tại.

Cụ thể, theo số liệu đơn vị báo cáo giai đoạn 2011 – 2016, kế hoạch vốn chưa sát với thực tế nên có dự án giá trị giải ngân lớn hơn kế hoạch vốn; cũng có dự án giá trị giải ngân thấp hơn kế hoạch. Riêng dự án mở rộng Nhà ga quốc tế T2 – cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bố trí vốn đầu tư dự án không đúng theo quyết định đã được phê duyệt.

Ngoài ra, công tác khảo sát, lập, thẩm định và phê duyệt dự án còn nhiều bất cập. Cụ thể, chất lượng công tác khảo sát, lập, thẩm định và phê duyệt một số dự còn hạn chế, nên trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, thay đổi so với hồ sơ thiết kế cơ sở, bổ sung một số hạng mục dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh thời gian thực hiện… như tại dự án đường vào cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 – cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

Về công tác quản lý chất lượng công trình, mặc dù ACV đã thuê đơn vị tư vấn giám sát nhưng chất lượng công tác giám sát về chất lượng, khối lượng chưa cao, một số dự án vừa đầu tư xong đã phải nâng cấp mở rộng như dự án kéo dài, nâng cấp đường CHC, đường lăn và sân đậu cảng hàng không Pleiku...

Thậm chí, một số công tác, thiết bị lắp đặt thực hiện không đúng với hồ sơ thiết kế hoặc điều kiện hợp đồng, yêu cầu kỹ thuật của dự án nhưng vẫn được nghiệm thu, thanh toán; nghiệm thu còn trùng lắp; không đúng khối lượng; nhật ký giám sát chưa ghi chép đầy đủ theo quy định.

Yêu cầu ACV xử lý hơn 117 tỷ đồng

Một số dự án ACV phê duyệt đầu tư khi chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành về hồ sơ về báo cáo đánh giá tác động môi trường, ý kiến thoả thuận của các cơ quan như PCCC, cấp điện, cấp thoát nước, cảng vụ… như dự án mở rộng nhà ga Phú Quốc, dự án nhà ga hành khách cảng hàng không Vinh…

Liên quan đến công tác GPMB, Bộ GTVT chỉ rõ, các tài liệu, báo cáo do ACV cung cấp còn chưa làm rõ nguyên nhân hộ dân không chấp thuận nhận tiền đền bù, nguyên nhân chậm thu hồi tiền của một số hộ dân theo quyết định thu hồi...Đặc biệt, việc quản lý vật liệu đầu vào còn nhiều tồn tại, một số dự án chậm tiến độ thi công, có đến 49 dự án quyết toán chậm tiến độ.

Theo kết luận của Bộ GTVT, ACV là doanh nghiệp cổ phần, vốn nhà nước chiếm 95,4% vốn điều lệ, vốn đầu tư của ACV chủ yếu là vốn nhà nước. Vì vậy, với các dự án ACV vừa là cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư thực hiện dự án, vừa là đơn vị tiếp nhận dự án trong giai đoạn khai thác có thể dẫn đến thiếu khách quan trong quản lý đầu tư xây dựng công trình.

Trên cơ sở đánh giá nguyên nhân chủ quan, khách quan ACV tiến hành rà soát, đánh giá những tồn tại để khắc phục khi thực hiện các dự án tiếp theo. Vụ Kế hoạch đầu tư, Cục hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm trong công tác quy hoạch; ACV chịu trách toàn diện trong công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án. Về xử lý kinh tế, Bộ GTVT yêu cầu ACV thực hiện xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý tổng số tiền về kinh tế là hơn 117 tỷ đồng.

Điểm mặt “sân sau”

Cùng nằm trong “hệ sinh thái” ACV – Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam, nhưng đằng sau những Công ty “con” là một hệ thống chằng chịt những công ty “cháu”, công ty “chắt” do các cá nhân sở hữu cổ phần chi phối…

Năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quyết định thành lập Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), trên cơ sở sáp nhập ba cụm cảng hàng không, với hơn 20 sân bay và các dự án hạ tầng hàng không cả nước.

5 năm sau quyết định ấy, ACV giờ là “siêu” Tổng Công ty Cổ phần, độc quyền khai thác các sân bay nhà nước, với hàng nghìn tỷ đồng sai phạm vừa “được” Thanh tra Chính phủ kết luận. Nhưng vẫn còn hàng nghìn tỷ đồng doanh thu khác được đẩy vào “sân sau” của doanh nghiệp kinh doanh sân bay này, thì chưa được cơ quan nào “sờ” tới.

Dẫn chứng, trong cơ cấu tổ chức của mình, ACV có 3 công ty con, công ty liên kết hoạt động tại khu vực sân bay Nội Bài. Đó là Công ty Cổ phần dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài (NAFSC) – chuyên cung cấp nhiên liệu máy bay, Công ty Cổ phần phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) – chuyên cung cấp các dịch vụ mặt đất, hành khách tại sân bay, và Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không (ACSV) – chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới hàng hóa hàng không.

Đằng sau những doanh nghiệp này lại là một hệ thống các công ty con nữa, sở hữu chằng chịt. Cụ thể, Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài cùng Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế góp vốn thành lập Công ty Cổ phần logistics hàng không (ALS). Đây là công ty chuyên lo các phần việc thủ tục, vận chuyển hàng hóa hàng không của ACV...

Công ty ALS lại tiếp tục góp vốn cùng Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế… thành lập Công ty Cổ phần dịch vụ sân bay (ASG), chuyên lo thủ tục các hàng hóa, dịch vụ giá trị cao cho các khách hàng của ACV và sân bay Nội Bài.

Việc góp vốn, liên doanh để mở rộng sản xuất kinh doanh là chuyện bình thường. Song, điều đáng lưu ý, đến “cấp” doanh nghiệp thứ 2, 3 này, phần vốn của các công ty con thuộc ACV đã giảm hẳn, mà phần lớn vốn góp thuộc về các công ty TNHH hoặc cá nhân.

Tại ALS, hiện vốn của Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài chỉ còn 10,063% vốn điều lệ. “Nối dài” tới Công ty ASG, tỷ lệ nắm giữ điều lệ của ALS chỉ còn chưa tới 5%, trong khi một công ty TNHH và một cá nhân còn lại nắm gần 78%.

Cách đầu tư và bố trí công việc này đưa tới kết quả là những phần việc lợi nhuận tốt nhất trong chuỗi dịch vụ hàng không mà ACV khai thác độc quyền đã tự nhiên rơi vào những doanh nghiệp về danh nghĩa thuộc Tổng Công ty, nhưng thực tế lại là của một số cổ đông cá nhân, hoặc doanh nghiệp ngoài ACV.

Những doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với ACV, hoặc công ty con của ACV mặc nhiên được thuê trụ sở, thuê kho ngay trong khu vực sân bay Nội Bài – một điều mà ngay các doanh nghiệp khác không thể “mơ” tới.

Đương nhiên, theo quy định về công ty cổ phần: ai nắm giữ nhiều cổ phiếu người đó sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận hơn. Nói cách khác, độc quyền kinh doanh ACV đã chuyển hóa thành một dạng biệt đãi với các công ty sân sau mà các cơ quan chức năng khó có thể lần tới.

Nguyễn Việt

Tin bài khác
DRH Holdings bị phạt gần 800 triệu đồng: Cảnh báo đỏ về minh bạch tài chính

DRH Holdings bị phạt gần 800 triệu đồng: Cảnh báo đỏ về minh bạch tài chính

Ngày 11/7/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 387/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần DRH Holdings (mã chứng khoán: DRH), do hàng loạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực công bố thông tin, sử dụng vốn huy động và giao dịch với bên liên quan.
Mua bán dữ liệu cá nhân có thể bị phạt tới 10 lần khoản thu, tối đa 3 tỷ đồng

Mua bán dữ liệu cá nhân có thể bị phạt tới 10 lần khoản thu, tối đa 3 tỷ đồng

Chiều 11/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Trong số này có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
Thuế thu nhập doanh nghiệp 2025: Thêm đối tượng, siết giám sát

Thuế thu nhập doanh nghiệp 2025: Thêm đối tượng, siết giám sát

Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2025 mở rộng diện người nộp thuế và phạm vi thu nhập chịu thuế, nhằm phản ánh đúng thực tế phát sinh thu nhập trong nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ, và hoạt động đầu tư xuyên biên giới.
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025: Thêm đối tượng, điều chỉnh mạnh thuế suất

Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025: Thêm đối tượng, điều chỉnh mạnh thuế suất

Một trong những điểm nhấn quan trọng của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025 là mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bổ sung mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml theo tiêu chuẩn quốc gia.
Luật mới về quản lý vốn Nhà nước: Trao quyền, dẫn nguồn lực cho doanh nghiệp Nhà nước

Luật mới về quản lý vốn Nhà nước: Trao quyền, dẫn nguồn lực cho doanh nghiệp Nhà nước

Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/8/2025 trao nhiều quyền tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước, từ chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư đến tiền lương, tiền thưởng.
Triệt phá đường dây xe máy điện giả nhãn hiệu NIJIA, bắt giam 3 đối tượng

Triệt phá đường dây xe máy điện giả nhãn hiệu NIJIA, bắt giam 3 đối tượng

Cơ quan chức năng Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất, kinh doanh xe máy điện giả mạo nhãn hiệu NIJIA, khởi tố và bắt giam 3 đối tượng, phanh phui thủ đoạn tinh vi đe dọa người tiêu dùng và thị trường.
Từ 1/1/2026, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 7,2%

Từ 1/1/2026, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 7,2%

Lương tối thiểu dự kiến tăng với mức 7,2%, tương ứng tăng từ 250.000 – 350.000 đồng, thực hiện từ ngày 1/1/2026, theo phương án được Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất khuyến nghị với Chính phủ.
Nghiên cứu cơ chế cho người Việt tiếp tục chơi casino tại Phú Quốc

Nghiên cứu cơ chế cho người Việt tiếp tục chơi casino tại Phú Quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, xử lý kiến nghị liên quan đến việc cho phép người Việt Nam tiếp tục vào chơi casino tại Phú Quốc sau giai đoạn thí điểm.
Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ giữ nguyên đến hết năm 2026?

Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ giữ nguyên đến hết năm 2026?

Bộ Tài chính vừa chính thức đề xuất kéo dài chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026. Nếu được thông qua, đây sẽ là năm thứ năm liên tiếp chính sách này được duy trì.
Phát hiện vụ vận chuyển lợn nhiễm dịch tả Châu Phi từ Phú Thọ về Hải Phòng

Phát hiện vụ vận chuyển lợn nhiễm dịch tả Châu Phi từ Phú Thọ về Hải Phòng

Công an xã Tam Dương Bắc (tỉnh Phú Thọ) đã kịp thời ngăn chặn xe tải chở 23 con lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi đang trên đường về Hải Phòng tiêu thụ.
Làm rõ chính sách thuế giá trị gia tăng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam

Làm rõ chính sách thuế giá trị gia tăng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 69/2025/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 181/2025/NĐ-CP.
Lào Cai: Triệt phá đường dây vận chuyển hơn 235 kg bạc tinh khiết qua biên giới

Lào Cai: Triệt phá đường dây vận chuyển hơn 235 kg bạc tinh khiết qua biên giới

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lào Cai vừa triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép kim loại quý hiếm xuyên biên giới, thu giữ 235 kg bạc tinh khiết và bắt giữ nhiều đối tượng người Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến chuyên án LC725.
Công an TP. Hà Nội đột kích bắt khẩn cấp"nữ hoàng livestream", lộ doanh thu 834 tỷ đồng, trốn thuế 12,5 tỷ

Công an TP. Hà Nội đột kích bắt khẩn cấp"nữ hoàng livestream", lộ doanh thu 834 tỷ đồng, trốn thuế 12,5 tỷ

Ngày 10/7/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội tạm giữ đối tượng Nguyễn Thị Thu Hường vì trốn thuế. Vụ việc hé lộ doanh thu khủng hơn 834 tỷ đồng và số tiền trốn thuế lên đến 12,5 tỷ đồng, gây chấn động dư luận.
Nghị định 199/2025/NĐ-CP: Tháo gỡ rào cản thuế, mở đường cho ô tô thân thiện môi trường

Nghị định 199/2025/NĐ-CP: Tháo gỡ rào cản thuế, mở đường cho ô tô thân thiện môi trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 199/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 26/2023 về biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, trong đó nổi bật là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ô tô thân thiện với môi trường thông qua việc điều chỉnh điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi.
Sắp có khung pháp lý đầu tư và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sắp có khung pháp lý đầu tư và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Luật số 68/2025/QH15) được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2025 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.