Thứ ba 19/11/2024 22:16
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

3 bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong chống đói nghèo

19/11/2024 10:01
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ các bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong chống đói nghèo, đồng thời đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc này trên toàn cầu.

Phát biểu trong phiên thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi cộng đồng quốc tế nâng cao quyết tâm chính trị, tăng cường nguồn lực và hành động quyết liệt hơn để triển khai các chương trình, dự án cụ thể, thiết thực và hiệu quả.

3 bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong chống đói nghèo
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị - Ảnh: ĐOÀN BẮC

Thủ tướng nhấn mạnh rằng xóa đói giảm nghèo không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mà còn là nền tảng quan trọng góp phần đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định toàn cầu.

Nhân dịp này, ông chia sẻ những thành tựu đáng tự hào của Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, coi đây là minh chứng sống động. Từ một quốc gia nghèo đói, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá và chịu lệnh cấm vận kéo dài, Việt Nam đã vươn lên nhờ đường lối đổi mới, đạt được các mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, gắn liền với cải thiện y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và môi trường sống.

Nhờ những nỗ lực này, Việt Nam đã hoàn thành sớm 10 năm các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ hơn 58% vào đầu thập niên 1990 xuống còn khoảng 1,9% vào năm 2024. Đồng thời, Việt Nam cũng khẳng định vị thế là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, đặc biệt là lúa gạo.

Thủ tướng cam kết Việt Nam sẽ hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước vào năm 2025, sớm hơn 5 năm so với mục tiêu đặt ra.

Trước các đại diện quốc tế, Thủ tướng chia sẻ ba bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm nghèo:

Không đánh đổi an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Đặc biệt coi trọng an ninh lương thực, xem nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế.
Lấy con người làm trung tâm, chủ thể, ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Thứ nhất là bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển là điều kiện tiên quyết để xóa đói nghèo và phát triển bao trùm. Theo Thủ tướng, G20 cần phát huy vai trò đi đầu trong bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển, không chính trị hóa khoa học - công nghệ, các vấn đề phát triển, nhất là thương mại, nông nghiệp và an ninh lương thực.

Thứ hai là bảo đảm hệ thống nông - lương toàn cầu hiệu quả, ổn định, thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu là nền tảng lâu dài. Thủ tướng kêu gọi G20 cần tăng cường chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính ưu đãi, quản trị thông minh cho các nước chậm và đang phát triển trong chuyển đổi nông nghiệp xanh, bền vững và hỗ trợ bảo đảm các chuỗi cung ứng lương thực cho các nước thu nhập thấp.

Thứ ba là bảo đảm đầu tư cho con người, lấy giáo dục đào tạo, an sinh xã hội là nhiệm vụ then chốt cho xây dựng xã hội hài hòa bao trùm, bền vững. Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và là nguồn lực cho phát triển bền vững; ưu tiên nguồn lực, xây dựng các chính sách thiết thực, khả thi, hiệu quả cho xóa đói, giảm nghèo, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Kết thúc phát biểu, Thủ tướng trích dẫn đúc kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết là sức mạnh vô địch". Trên tinh thần đó, ông khẳng định Việt Nam cam kết đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế chặt chẽ, đóng góp tích cực, hiệu quả vào nỗ lực chung xây dựng một thế giới không còn đói nghèo lâu dài, một thế giới bền vững.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp với các nước G20 và các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình Nam - Nam và ba bên về bảo đảm an ninh lương thực, chống đói nghèo toàn cầu.

3 bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong chống đói nghèo
Quang cảnh hội nghị - Ảnh: VGP/BTC

Bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã được nhiều nước hoan nghênh và bày tỏ đồng tình, đánh giá cao.

Tin bài khác
Gỡ “điểm nghẽn” thể chế, doanh nghiệp không bị mắc kẹt trong rừng thủ tục

Gỡ “điểm nghẽn” thể chế, doanh nghiệp không bị mắc kẹt trong rừng thủ tục

Gỡ “điểm nghẽ” thể chế giúp doanh nghiệp không bị mắc kẹt trong “rừng” thủ tục và cũng là “đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp” mà Tổng Bí thư Tô Lâm nêu...
Gặp gỡ những người  treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao Nhà thờ Đức Bà ở Paris

Gặp gỡ những người treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao Nhà thờ Đức Bà ở Paris

Gặp gỡ “Nhóm treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao Nhà thờ Đức Bà ở Paris (1969)” với báo chí, là dịp để những người làm báo trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe chia sẻ của nhóm người Thụy Sĩ dũng cảm tìm cách phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa bình cho nhân dân Việt Nam cách đây 55 năm.
Đề xuất chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công

Đề xuất chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho 1,66 triệu người có công, dự kiến chi tổng giá trị hơn 506 tỷ đồng tiền quà.
Không gian văn hóa Việt trong “Ngày Việt Nam tại Brazil” gây ấn tượng với quy mô lớn chưa từng có

Không gian văn hóa Việt trong “Ngày Việt Nam tại Brazil” gây ấn tượng với quy mô lớn chưa từng có

Không gian văn hóa Việt trong chương trình “Ngày Việt Nam tại Brazil 2024” chào đón lượng lớn khách quốc tế trong ngày 16/11, gây ấn tượng với nhiều hoạt động nghệ thuật, trải nghiệm văn hóa đặc sắc.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đối với ngành giáo dục và đào tạo trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đối với ngành giáo dục và đào tạo trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm

Chiều 17/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 18/11 theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Thanh Hoá: Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Thanh Hoá: Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cầu truyền hình 70 năm Tập kết ra Bắc “Tình sâu, nghĩa nặng” tái hiện khoảnh khắc lịch sử cách đây 70 năm, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương, xa gia đình, gác lại nỗi nhớ nhà để lên đường với khát vọng về ngày hoàn toàn thống nhất.
70 năm tập kết ra Bắc: Dấu ấn lịch sử và tình yêu quê hương Cà Mau

70 năm tập kết ra Bắc: Dấu ấn lịch sử và tình yêu quê hương Cà Mau

Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Phân công 4 phó thủ tướng trực tiếp theo dõi và chỉ đạo nhiều kiến nghị của tỉnh ủy Quảng Trị

Phân công 4 phó thủ tướng trực tiếp theo dõi và chỉ đạo nhiều kiến nghị của tỉnh ủy Quảng Trị

Ngày 15/11, Văn phòng Chính phủ đã thông báo về việc xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam -  Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên phát triển bứt phá, tăng tốc dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quảng Ngãi bổ nhiệm Trưởng, Phó ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất

Quảng Ngãi bổ nhiệm Trưởng, Phó ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất

UBND tỉnh tổ chức lễ trao Quyết định điều động, bổ nhiệm Trưởng ban và Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi.
Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội về việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân, coi đây là giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp điện ổn định.
Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính tại 12 tỉnh, thành, trong đó Hà Nam và Sơn La thành lập thị xã mới.
Quốc hội thông qua chi ngân sách trung ương năm 2025 là 1.523.264 tỷ đồng

Quốc hội thông qua chi ngân sách trung ương năm 2025 là 1.523.264 tỷ đồng

Quốc hội thông qua tổng chi ngân sách trung ương 2025 là 1.523.264 tỷ đồng, yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm và cá thể hóa trách nhiệm đối với chậm giải ngân.
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67 tỷ USD

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67 tỷ USD

Sáng 13/11/2024, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tổng vốn đầu tư 67,34 tỷ USD, thúc đẩy phát triển hạ tầng và kinh tế.