Thứ ba 19/11/2024 22:32
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Gỡ “điểm nghẽn” thể chế, doanh nghiệp không bị mắc kẹt trong rừng thủ tục

19/11/2024 15:53
Gỡ “điểm nghẽ” thể chế giúp doanh nghiệp không bị mắc kẹt trong “rừng” thủ tục và cũng là “đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp” mà Tổng Bí thư Tô Lâm nêu...

“Điểm nghẽn” thể chế

Theo khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy: “Quá trình hoạt động, các doanh nghiệp đã "mắc kẹt" trong rừng thủ tục khi có tới 61% doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép kinh doanh có điều kiện; 61,36% doanh nghiệp còn phải trả chi phí không chính thức cao trong hoạt động cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện”…

Điểm nghẽn thể chế

Ảnh minh hoạ về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Theo các chuyên gia phân tích: Những phiền hà về cấp phép kinh doanh cũng là nguyên nhân khiến 21,7% doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh. Sự việc này mới đây cũng được các đại biểu đưa ra tại diễn đàn Quốc hội. Cụ thể, việc giải quyết các thủ tục hành chính ở một số cơ quan vẫn còn tình trạng kéo dài.

Có nơi, UBND tỉnh đã ban hành hàng chục văn bản xin ý kiến, báo cáo giải trình gửi các bộ, ngành về “thủ tục đất đai; thủ tục đấu nối giao thông; thủ tục về sắp xếp lại; xử lý tài sản công và nhiều thủ tục khác liên quan đến dự án”. Thế nhưng, việc trao đổi giữa các bộ, ngành vẫn còn diễn ra rất chậm.

Trong khi đó, theo quy định của Luật Đầu tư có nêu rõ: “Tổng thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư không quá 3 tháng, riêng việc lấy ý kiến các cơ quan nhà nước liên quan đến nội dung thẩm định không quá 15 ngày”. Tuy nhiên, có những hồ sơ dự án ở một số nơi vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, nhà đầu tư vẫn mòn mỏi chờ đợi dẫn đến mất cơ hội đầu tư.

Nguyên nhân là do “đường đi” của một bộ hồ sơ là phải qua rất nhiều cơ quan, mà một cơ quan thì qua rất nhiều bộ phận. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cho rằng, “cần phải rút gọn bộ máy để giải quyết thủ tục hành chính”. Ở một góc nhìn khác, các chuyên gia cũng cho rằng, với doanh nghiệp tư nhân, tiền có thể không cần, nhưng họ cần cơ chế và vướng mắc chính ở đây là “thủ tục”…

“Điểm nghẽn” của “điểm nghẽn” là gì?

Liên quan đến thể chế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra “hệ thống pháp luật còn có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, chậm được bổ sung, sửa đổi, thay thế”. Theo Tổng Bí thư cho biết: 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là “thể chế; hạ tầng và nhân lực”. Trong đó, thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”, đặt ra yêu cầu cấp thiết phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Điểm nghẽn thể chế

Tổng Bí thư Tô Lâm (Ảnh: TTXVN).

Để đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đúc kết 6 giải pháp cơ bản. Trong đó, nổi bất là việc “chủ động phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những ‘điểm nghẽn’ có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật”…

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, gỡ các điểm nghẽn phải bắt đầu từ thực tiễn, phải xuất phát từ yêu cầu hợp lý của người dân, doanh nghiệp. Người làm chính sách phải quan tâm người dân, doanh nghiệp cần gỡ gì? Vì, gỡ “điểm nghẽn” thể chế chính là bắt đầu từ những việc cụ thể, cần được giải quyết ngay…

Tại kỳ họp Quốc hội thứ 8, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết: Chính phủ đang trình Quốc hội rất nhiều luật sửa đổi liên quan đến đầu tư kinh doanh nhằm giải quyết ngay các vướng mắc, cản trở về thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền. Khi “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn” thì tháo gỡ được nó sẽ tạo ra được “đột phá của đột phá”, giải phóng được sức sản xuất, khơi thông được các nguồn lực của đất nước…

Tin bài khác
Gặp gỡ những người  treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao Nhà thờ Đức Bà ở Paris

Gặp gỡ những người treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao Nhà thờ Đức Bà ở Paris

Gặp gỡ “Nhóm treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao Nhà thờ Đức Bà ở Paris (1969)” với báo chí, là dịp để những người làm báo trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe chia sẻ của nhóm người Thụy Sĩ dũng cảm tìm cách phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa bình cho nhân dân Việt Nam cách đây 55 năm.
3 bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong chống đói nghèo

3 bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong chống đói nghèo

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ các bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong chống đói nghèo, đồng thời đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc này trên toàn cầu.
Đề xuất chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công

Đề xuất chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho 1,66 triệu người có công, dự kiến chi tổng giá trị hơn 506 tỷ đồng tiền quà.
Không gian văn hóa Việt trong “Ngày Việt Nam tại Brazil” gây ấn tượng với quy mô lớn chưa từng có

Không gian văn hóa Việt trong “Ngày Việt Nam tại Brazil” gây ấn tượng với quy mô lớn chưa từng có

Không gian văn hóa Việt trong chương trình “Ngày Việt Nam tại Brazil 2024” chào đón lượng lớn khách quốc tế trong ngày 16/11, gây ấn tượng với nhiều hoạt động nghệ thuật, trải nghiệm văn hóa đặc sắc.
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm

Chiều 17/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 18/11 theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Thanh Hoá: Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Thanh Hoá: Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cầu truyền hình 70 năm Tập kết ra Bắc “Tình sâu, nghĩa nặng” tái hiện khoảnh khắc lịch sử cách đây 70 năm, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương, xa gia đình, gác lại nỗi nhớ nhà để lên đường với khát vọng về ngày hoàn toàn thống nhất.
70 năm tập kết ra Bắc: Dấu ấn lịch sử và tình yêu quê hương Cà Mau

70 năm tập kết ra Bắc: Dấu ấn lịch sử và tình yêu quê hương Cà Mau

Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Phân công 4 phó thủ tướng trực tiếp theo dõi và chỉ đạo nhiều kiến nghị của tỉnh ủy Quảng Trị

Phân công 4 phó thủ tướng trực tiếp theo dõi và chỉ đạo nhiều kiến nghị của tỉnh ủy Quảng Trị

Ngày 15/11, Văn phòng Chính phủ đã thông báo về việc xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam -  Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên phát triển bứt phá, tăng tốc dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quảng Ngãi bổ nhiệm Trưởng, Phó ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất

Quảng Ngãi bổ nhiệm Trưởng, Phó ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất

UBND tỉnh tổ chức lễ trao Quyết định điều động, bổ nhiệm Trưởng ban và Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi.
Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội về việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân, coi đây là giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp điện ổn định.
Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính tại 12 tỉnh, thành, trong đó Hà Nam và Sơn La thành lập thị xã mới.
Quốc hội thông qua chi ngân sách trung ương năm 2025 là 1.523.264 tỷ đồng

Quốc hội thông qua chi ngân sách trung ương năm 2025 là 1.523.264 tỷ đồng

Quốc hội thông qua tổng chi ngân sách trung ương 2025 là 1.523.264 tỷ đồng, yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm và cá thể hóa trách nhiệm đối với chậm giải ngân.
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67 tỷ USD

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67 tỷ USD

Sáng 13/11/2024, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tổng vốn đầu tư 67,34 tỷ USD, thúc đẩy phát triển hạ tầng và kinh tế.
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Bội chi 3,8%, chưa tăng lương công chức

Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Bội chi 3,8%, chưa tăng lương công chức

Sáng 13/11/2024, Quốc hội thông qua dự toán ngân sách 2025 với tổng thu 2 triệu tỷ đồng, bội chi 3,8% GDP và quyết định chưa tăng lương công chức trong năm tới.